1.4.6. Bã khoai mì
Hiện nay, nguồn bã khoai mì được thải ra từ quy trình chế biến bột khoai mì rất dồi dào, lượng bã thải này chiếm khoảng một nửa lượng nguyên liệu (Hình 1.4.13).
Trong bã khoai mì có hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
Hình 1.4.13. Bã khoai mì
Bảng 1.4.11. Thành phần hóa học của bã khoai mì
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng (%) | |
1 | Carbohydrates (tinh bột) | 40-75 |
2 | Chất xơ | 10-22 |
3 | Protein | 2-4 |
4 | Chất béo | 1-2 |
5 | Khoáng (Ca, Mg, K, Na, P) | < 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuẩn Bị Dụng Cụ: Thực Hiện Tương Tự Như Ủ Nóng
- Các Câu Hỏi: Hãy Khoanh Tròn Vào Phương Án Trả Lời Đúng Của Các Câu Hỏi Sau Đây?
- Lượng Phân Và Nước Tiểu Thải Ra Hàng Ngày Của Lợn
- Chuẩn Bị Dụng Cụ, Trang Thiết Bị Và Nơi Xử Lý Thức Ăn
- Bài Thực Hành 1.4.1. Thực Hiện Thu Gom Và Vận Chuyển 500 Kg Phân Bò Tươi Về Nơi Dự Trữ Để Làm Thức Ăn Nuôi Trùn Quế.
- Chuẩn bị nuôi trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn: Phan Thị Anh đào, 2009.
Phần lớn người dân sử dụng cho gia súc ăn nhưng ít ai biết nguồn phụ phẩm này cũng có thể sử dụng để nuôi trùn quế và đem lại năng xuất gấp 2 lần so với việc nuôi trùn bằng phân bò tươi (Nguồn: Nguyễn Văn Sang, Trại trùn quế Củ Chi). Tuy nhiên, do trong thành phần dinh dưỡng của bã khoai mì có hàm lượng tinh bột cao, chúng rất dễ lên men sinh acid nên khi sử dụng làm thức ăn cho trùn chúng ta phải chú ý là chỉ bổ sung thêm với số lượng vừa đủ để tăng tính ngon miệng cho trùn chứ không thay thế hoàn toàn nguồn thức ăn của trùn.
1.5. Rác thải hữu cơ
Rác thải hữu cơ bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ động vật và thực vật, là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng (rau, cá chết ...), vỏ trái cây, các chất thải tách ra từ làm bếp ... Rác hữu cơ chiếm 41,98% trong tổng số rác thải. Thành phần hóa học chính của rác hữu cơ là C, H, O, ngoài ra còn có thêm S, N, P,... Thành phần protein chiếm 45,5%, cellulose 39,32%, tinh bột 15,18%.
Khi sử dụng rác thải hữu cơ để nuôi trùn thì chúng ta nên ưu tiên chọn các loại rác thải có nguồn gốc từ thực vật như các loại rau, củ, quả hư hỏng vì nó dễ phân hủy lại có thành phần dinh dưỡng phù hợp làm thức ăn cho trùn (Hình 1.4.14).
2. Thu gom thức ăn cho trùn
Hình 1.4.14. Rác hữu cơ
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện và địa điểm dự trữ thức ăn
2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ dùng để thu gom phân gia súc gia cầm, chất thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ ... để làm thức ăn cho trùn bao gồm các dụng cụ đơn giản sau:
+ Đồ bảo hộ lao động: Nón, khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay, ủng bảo hộ (Hình 1.4.15).
Hình 1.4.15. Đồ bảo hộ lao động
+ Dụng cụ thu gom phân và chất thải nông nghiệp: Cây cào (Hình 1.4.16), xẻng, cuốc, cây móc (Hình 1.4.17).
Hình 1.4.16. Cây cào Hình 1.4.17. Cây móc
+ Dụng cụ chứa phân và chất thải nông nghiệp có thể là: cần xé (Hình 1.4.18), xô nhựa, bao tải ...
Các dụng cụ này có thể tận dụng đồ cũ hoặc dụng cụ chăn nuôi có sẵn trong gia đình. Tất cả các dụng cụ này đều phải chuẩn bị trước khi thu gom thức ăn cho trùn.
Hình 1.4.18. Cần xé
Lưu ý: Tùy theo từng loại thức ăn mà người nuôi cần chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp.
2.1.2. Phương tiện vận chuyển
Tùy theo điều kiện, qui mô, số lượng thức ăn mà lựa chọn phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp.
▪ Vận chuyển thủ công bằng sức lao động của con người như: khiêng, vác, xách, gánh…(Hình 1.4.19).
Hình 1.4.19. Vác rơm rạ
▪ Vận chuyển bằng sức kéo của vật nuôi (Hình 1.4.20).
Hình 1.4.20. Xe bò chở rơm rạ
▪ Vận chuyển bằng xe đạp (Hình 1.4.21), xe 3 bánh (Hình 1.4.22), xe kéo, xe tải (Hình 1.4.23).
Hình 1.4.21. Vận chuyển bằng xe đạp
Hình 1.4.22. Vận chuyển bằng xe 3 bánh Hình 1.4.23. Vận chuyển bằng xe tải
▪ Vận chuyển bằng xuồng, ghe (Hình 1.4.24).
Hình 1.4.24. Vận chuyển bằng ghe
2.1.3. Chuẩn bị địa điểm dự trữ thức ăn
Chuẩn bị địa điểm dự trữ thức ăn cho trùn để đảm bảo rằng người nuôi luôn chủ động nguồn thức ăn cho trùn. Tùy theo diện tích nuôi trùn để có thể chuẩn bị nơi dữ trữ khác nhau:
- Nếu nuôi với qui mô nhỏ thì người nuôi có thể gom phân lại một chỗ gần nơi nuôi trùn hoặc cho phân vào xô chậu.
- Nếu nuôi với qui mô trang trại thì chúng ta cũng có thể xây hồ chứa thức ăn cho trùn. Diện tích của hồ chứa phụ thuộc vào lượng thức ăn thu được (Hình 1.4.25).
Nơi dự trữ thức ăn thường gần nơi xử lý thức ăn hoặc gần nơi nuôi trùn để thuận tiện cho việc xử lý và vận chuyển. Thức ăn nên trữ ở những nơi được che chắn, hạn chế nắng chiếu vào và mưa hoặc nước bên ngoài ngấm vào. Có thể tận dụng chuồng nuôi bò, heo bỏ trống để dự trữ thức ăn (Hình 1.4.26).
Hình 1.4.25. Hồ chứa thức ăn
Hình 1.4.26. Tận dụng chuồng heo làm nơi dự trữ thức ăn nuôi trùn quế
2.2. Thu gom và vận chuyển thức ăn vào nơi dự trữ
Công việc thu gom phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp là công việc nhẹ nhàng nên tất cả mọi người dù là nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể làm được một cách dễ dàng chỉ cần người đó có đủ sức khỏe và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động.
Thu gom phân ở hộ gia đình, với số lượng ít và vận chuyển trong khu vực chăn nuôi thì chỉ cần 1 lao động là đủ (Hình 1.4.27).
Tuy nhiên, nếu thu gom với khối lượng lớn và phải vận chuyển từ nơi thu gom (trang trại) đến nơi dự trữ thì đòi hỏi phải có từ 2 lao động trở lên và phải vận chuyển bằng xe (Hình 1.4.28).
Hình 1.4.27. Thu gom phân ở gia đình
Hình 1.4.28. Thu gom phân ở trang trại
Ngoài ra, chúng ta còn có thể thu gom một số phụ phẩm khác để làm thức ăn cho trùn như:
- Thu gom rơm rạ tươi, khô hay rơm rạ mục (Hình 1.4.29).
- Thu gom lục bình (Hình 1.4.30).
Hình 1.4.29. Thu gom rơm rạ
Hình 1.4.30. Thu gom lục bình
- Thu gom thân cây thanh long (Hình 1.4.31).
- Thu gom thân lá cây ngô (Hình 1.4.32).
- Thu gom bã khoai mì, bã mía (Hình 1.4.33).
- Thu gom rác thải hữu cơ (Hình 1.4.34).
Hình 1.4.31. Thu gom cây thanh long
Hình 1.4.32. Thu gom thân lá cây ngô
Hình 1.4.33. Thu gom bã khoai mì