Gia Tăng Chất Thải Rắn A, Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Đô Thị

TCVN đối với chất lượng không khí xung quanh. Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí của thành phố phân bố không đều theo các khu vực, sự ô nhiễm mang tính chất cục bộ. Hàm lượng bụi cực đại đo được ở khu vực cảng Cống Câu là 1,37 mg/m3, vượt TCCP 4,5 lần.

+ Nồng độ SO2, CO và NO2 chưa vượt quá TCCP (TCVN 5937 -1995).

+ Tiếng ồn trong khu dân cư nội và ngoại thành Hải Dương vẫn nằm trong TCCP. Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu ở các tuyến đường giao thông; tại các nơi này, vào thời điểm trước và sau giờ làm việc độ ồn lớn hơn TCVN từ 1,3 đến 1,7 lần.

Nhìn chung về chất lượng môi trường không khí của Hải Dương chưa có hiện tượng ô nhiễm bởi khí CO và khí NO2 do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân gây nên. Tuy nhiên đã có ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực như khu vực Trại Xanh (Nhị Chiểu), một số tuyến đường giao thông chính.

2.3.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Xu hướng thoái hóa đất ở nước ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng có thể nói là phổ biến từ đồng bằng đến miền núi. Nguyên nhân là do xói mòn, khô hạn và ô nhiễm… Đất ở khu vực nông thôn đang bị ô nhiễm, tình trạng sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu quá nhiều lại không đúng quy trình kỹ thuật đã gây ô nhiễm cho đất trồng, làm chai cứng đất, diệt các vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Khu vực thành phố, thị trấn và xung quanh các KCN, nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để thải ra môi trường đã có tác động trực tiếp đến chất lượng của đất làm cho đất biến dạng về cấu trúc và thành phần trong đất bị thay đổi, hệ sinh vật trong đất cũng bị nghèo kiệt.

Khu đồi rừng Chí Linh và Kinh Môn do việc chặt phá rừng bừa bãi từ nhiều năm trước đây đã làm cho đất bị xói mòn, bạc màu, nhiều vùng đất đã không thể trồng cây để phủ xanh đất trống được.

2.3.2.4. Gia tăng chất thải rắn a, Chất thải rắn sinh hoạt đô thị

- Tình hình phát sinh chất thải rắn đô thị:

Chỉ tính riêng ở khu vực đô thị, hàng năm có khoảng trên 100 nghìn tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, gần 80% là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh; 18 - 19% là chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, trong đó có khoảng 1% được coi là chất thải nguy hại nếu không được quản lý tốt sẽ tác động rất lớn và có thể coi

là một hiểm họa đối với sức khỏe người dân và môi trường sống. Đặc biệt là, hiện nay toàn bộ lượng nước thải khoảng 35 nghìn m3/ngày của thành phố Hải Dương hoàn toàn không qua xử lý và xả thẳng vào môi trường. Do đó, nhiều hồ, hào của thành phố Hải Dương đã và đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

+ Khối lượng phát sinh hàng năm đều tăng:

Năm 2004 tổng lượng rác thải rắn khu vực đô thị phát sinh là: 155.318 kg/ngày đêm, trong đó riêng khu vực thành phố Hải Dương là 84.286 kg/ngày đêm. Còn lại ở khu vực các thị trấn của 11 huyện.

Năm 2005 tổng lượng rác thải rắn khu vực đô thị phát sinh là: 378.811 kg/ngày đêm (tương đương 134.572 tấn/năm), trong đó thành phố Hải Dương là

159.125 kg/ngày đêm, tương đương khoảng 310-320m3/ngày đêm.

Năm 2006 lượng CTR đô thị trong toàn tỉnh là 412.566 kg/ngày đêm (tương đương 148.524 tấn/ năm) trong đó thành phố Hải Dương là 170.000kg/ ngày đêm, tương đương khoảng 340m3 rác/ngày đêm.

+ Nguồn phát sinh chủ yếu của CTR đô thị bao gồm:

Từ các hoạt động sinh hoạt: CTR từ các hộ gia đình, đường, chợ...

Từ các hoạt động dịch vụ, thương mại: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sửa chữa xe máy, du lịch...

Từ hoạt động công nghiệp, y tế: Chủ yếu là lượng rác thải sinh hoạt thuộc khu vực này được thu gom và chuyển về nơi tập kết của rác thải đôthị.

- Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt đô thị:

Bảng 2.2. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt đô thị


TT

Thành phần

Tỷ lệ (%)

1

Chất hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ quả

49,2

2

Plastic: Chai lọ, hộp, túi nilon, mẩu nhựa

5,7

3

Giấy: Giấy vụn, cácton

7

4

Kim loại: Vỏ hộp, sợi kim loại

3,6

5

Thuỷ tinh: Chai lọ, mảnh vỡ

2,8

6

Chất trơ: Đất đá, cát gạch vụn

20,4

7

Cao su, da vụn, gia dả

3,2

8

Cành cây, gỗ, tóc, lông gia súc, vải vun

6,7

9

Chất thải nguy hại: vỏ hộp sơn, ác quy, pin...

1,4

Độ ẩm

46,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

11,2

Tỷ trọng (tấn/m3)

0,45-0,50

Độ tro

Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của CEETIA và Sở năm 2003.

- Dự báo lượng phát thải chất thải rắn đô thị đến năm 2010 - 2015 và 2020.

Bảng 2.3. Dự báo lượng phát thải chất thải rắn đô thị đến năm 2010 - 2015 và 2020

(Dựa vào quy mô phát triển dân số đô thị và lượng CTR sinh ra/ người/ngày theo tài liệu chiến lược quản lý CTR đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020)

Đơn vị hành

chính

Năm

Dân số thành thị

(người)

Lượng CTR

(kg/ngày đêm)

Toàn tỉnh

2010

457.368

369.890

(khu vực đô thị)

2015

561.000

476.850


2020

793.319

674.320

Riêng thành phố

2010

213.000

127.800

Hải Dương

2015

278.000

233.520


2020

345.000

310.500

Nguồn: [47]

Biểu đồ 2.7. Dự báo chất thải rắn đô thị giai đoạn 2010 - 2020


Nguồn 47 Từ sau 2010 trở đi số lượng cũng như thành phần các chất thải sinh 1

Nguồn:[47]

Từ sau 2010 trở đi số lượng cũng như thành phần các chất thải sinh ra sẽ có quan hệ mật thiết đến các điều kiện kinh tế trong tỉnh. Mức độ phát sinh CTR trên đầu người sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức sống. Số lượng giấy loại, các chất dẻo thải và các chất không đốt cháy được (như kim loại và thuỷ tinh) sẽ đặc biệt tăng lên, đồng thời lượng tương đương lá cây, gỗ, đất, tro sẽ giảm, dẫn đến việc giảm độ ẩm và tỷ trọng của rác thải.

b, Hiện trạng chất thải rắn ở nông thôn và chất thải y tế

- CTR ở nông thôn

Tỉnh Hải Dương hiện có trên 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá, dân số nông thôn sẽ giảm để đi vào làm việc ở các khu đô thị và công nghiệp. Do vậy lượng CTR ở khu vực nông thôn cũng sẽ giảm dần theo tốc độ đô thị hoá. Nguồn phát sinh chất thải ở khu vực nông thôn chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt gia đình, hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra về lượng phát thải CTR và thành phần rác thải của nhóm chuyên gia thuộc Sở Khoa học, công nghệ và Tài nguyên môi trường năm 2006 tại một số xã thuần nông cho thấy: Tỷ lệ phát sinh rác thải được tính trên đầu người khoảng 0,3-0,35kg/người/ngày, thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ. Dự báo đến năm 2020 lượng phát sinh chất thải sẽ ở khoảng 0,5-0,6 kg/người/ngày. Hiện nay hầu hết lượng rác này đều do dân tự xử lý.

Bảng 2.4. Dự báo lượng phát sinh rác thải ở nông thôn

Năm

Dân số ở nông thôn

(người)

Lượng phát sinh rác thải (kg/ngđ)


2004

1.435.988

430.796


2005

1.447.900

434.370

Toàn tỉnh

2010

1.323.000

463.050


2015

1.270.000

444.500


2020

1.071.000

374.850

Đơn vị

Nguồn: [47]

Biểu đồ 2.8. Dự báo lượng phát sinh rác thải ở nông thôn


Nguồn 47 Chất thải rắn y tế Hiện nay Hải Dương có 19 bệnh viện tuyến 2

Nguồn: [47]

- Chất thải rắn y tế:

Hiện nay Hải Dương có 19 bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trạm điều dưỡng, 263 trạm y tế xã, phường và khoảng trên 500 phòng khám chữa bệnh tư nhân đang hoạt động.

Mức phát sinh CTR của mỗi giường bệnh ở Hải Dương tính trung bình năm 2006 khoảng 1,5kg/ngày, năm 2010 là 2kg/ngày/giường và đến năm 2020 sẽ là 2,2kg/ngày/giường. Tuy nhiên, đối với trạm y tế xã, phường và cơ quan thì lượng phát thải ít hơn. Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại chiếm từ 20-25% trong tổng lượng chất thải của bệnh viện.

Bảng 2.5. Mức phát sinh chất thải rắn y tế

Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2006

Năm 2010

Năm 2020

T 2004

Số giường

Lượng CTR

Kg/ngđ

T 2006

Số giường

Lượng CTR

kg/ngđ

T 2010

Số giường

Lượng CTR

Kg/ngđ

T 2020

Số giường

Lượng CTR

Kg/ngđ

Tổng số giường bệnh


1,5


3727


5867


1,6


3757


6011


2


3805


7610


2,2


3805


8371

Tổng lượng CTR

nguy hại




1134




1382




1826




2092


Nguồn: [47]

(T: Tỷ lệ phát sinh CTR tính cho giường bệnh, đơn vị kg/giường)

2.3.3. Những nguyên nhân chính tác động xấu tới môi trường sinh thái do phát triển kinh tế ở Hải Dương

2.3.3.1. Nguyên nhân từ vấn đề kinh tế

Đây là nguyên nhân mang tính khách quan, không chỉ ở Hải Dương. Từ nền kinh tế thấp kém đi lên, trong PTKT ít quan tâm đến vấn đề môi trường, ngay từ khi tiếp nhận dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, các đơn vị cũng ít quan tâm

- điển hình là hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng theo công nghệ của Trung Quốc đã vào tỉnh cách đây hàng chục năm và nay đang hàng ngày hàng giờ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí. Trong thời gian gần đây, khi tiếp nhận các dự án đầu tư, các cấp chính quyền cũng ít quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường trong các dự án.

Công nghệ sản xuất lạc hậu, trang thiết bị không đồng bộ, chậm đổi mới công nghệ do nguồn tài chính không đủ mạnh, mặt bằng sản xuất chật hẹp, hệ thống giao thông yếu kém, quá trình khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu, cũng là nguyên nhân làm tăng mức độ ô nhiễm do khói, bụi gây nên, rò nhất là khu vực sản xuất xi măng ở Kinh Môn.

2.3.3.2. Nhận thức chưa đầy đủ về môi trường

Nguyên nhân về kinh tế đã dẫn đến nhận thức về môi trường, ảnh hưởng của ONMT đối với cuộc sống của mọi người dân và ngay cả trong đội ngũ cán bộ các cấp còn hạn chế. Vì thế, ngay trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền cũng không chủ trọng đúng mức đến hoạt động BVMT.

Việc đổ chất thải bừa bãi còn diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi, biện pháp

thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt chưa được quan tâm, xả nước thải ở khu vực nông thôn còn diễn ra tùy tiện. Các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngò xóm, nơi công cộng và các hoạt động tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư chưa được quan tâm, chú trọng.

2.3.3.3. Quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập, yếu kém

Mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan, đơn vị chưa thực sự vào cuộc, ít quan tâm hoặc có tư tưởng phó mặc cho cơ quan môi trường. Chính quyền các cấp thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành; tâm lý e ngại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của tỉnh nên đã dễ dãi trong việc tiếp nhận đầu tư, thể hiện ở những mặt sau:

- Khâu thẩm định để tiếp nhận dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng góp phần ngăn ngừa nguy cơ gây ONMT ngay từ đầu nhưng không được chú trọng đúng mức, đã quá dễ dãi khi tiếp nhận dự án đầu tư, nhất là các dự án quy mô nhỏ. Khi thẩm định, ít quan tâm đến hạng mục xử lý môi trường trong các dự án, nhiều dự án khi thẩm định đã không có ý kiến hoặc ý kiến của các cơ quan chuyên môn về môi trường không được tiếp thu.

- Quản lý sau khi cấp phép đầu tư bị buông lỏng, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về hoạt động này. Vì vậy, hầu hết các dự án đầu tư khi triển khai xây dựng không có sự giám sát của các cơ quan chức năng. Nhiều dự án không có báo cáo ĐTM, các hạng mục xử lý môi trường chưa xây dựng, không có giải pháp xử lý ONMT nhưng đã được cấp có thẩm quyền cấp phép cho triển khai sản xuất.

Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các ngành chức năng còn hạn chế, công tác phối hợp của các ngành chưa chặt chẽ. Các dự án đã đi vào sản xuất 2 - 3 năm, nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý môi trường, thậm chí không có cả báo cáo ĐTM, hoặc cam kết về môi trường mà vẫn không bị cơ quan nào xử lý. Hoạt động thanh tra của cơ quan chuyên môn cũng không được thực hiện thường xuyên. Thanh tra Sở tài nguyên môi trường mấy năm gần đây mới tổ chức thanh tra, kiểm tra. Từ năm 2006 đến tháng 8/2010, Sở tiến hành thanh tra, kiểm tra 296 cơ sở đều có tồn tại, vi phạm. Còn ở phòng Tài nguyên - Môi trường các huyện thì hầu như không hoặc rất ít thực hiện kiểm tra, thanh tra về thực hiện BVMT đối với các đơn vị trên địa bàn.

2.3.3.4. Nguyên nhân từ việc chấp hành pháp luật không nghiêm

Từ nhận thức chưa đầy đủ về môi trường, từ quản lý Nhà nước buông lỏng, thiếu kiên quyết đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các chủ dự án, các đơn vị sản xuất kinh doanh không nghiêm. Biểu hiện: trong số trên 1500 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mới có trên 200 đơn vị thực hiện ĐTM và trên 400 cơ sở thực hiện đăng ký BVMT (mới đạt 40%). Theo quy định, các đơn vị phải thực hiện quan trắc, phân tích môi trường trong đơn vị mình ít nhất 2 lần trong một năm, nhưng nhiều đơn vị không thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một lần/năm.

Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến sản xuất kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận mà chưa quan tâm đứng mức đến công tác BVMT, chậm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Lợi dụng ưu đãi đầu tư của tỉnh, các nhà đầu tư đã trì hoãn, hoặc chậm trễ việc đầu tư xử lý môi trường.

2.3.3.5. Cán bộ chuyên môn về môi trường vừa yếu, vừa thiếu

Công tác tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn về môi trường chưa được chú trọng, số cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường hiện nay quá mỏng, trình độ cán bộ một số nơi còn non yếu, số cán bộ có chuyên môn sâu, trình độ cao ít. Tại Sở Tài nguyên - Môi trường chỉ có 5 cán bộ có trình độ đại học công tác tại phòng quản lý môi trường; Sở y tế có 4 cán bộ chuyên môn, trong đó chỉ có một người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này; còn tại các huyện hầu như chưa có cán bộ có chuyên môn về môi trường; ở cấp xã hầu hết không có cán bộ chuyên môn về môi trường, chỉ có một cán bộ theo dòi chung công tác địa chính và môi trường. Do thiếu cán bộ chuyên môn, nên việc tham mưu cho các cấp chính quyền về hoạt động BVMT rất yếu, nhất là cấp huyện, xã; đồng thời hoạt động thanh tra, kiểm tra không thực hiện được thường xuyên.

2.3.3.6. Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa được bố trí đầy đủ

Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động BVMT của tỉnh mỗi năm chỉ khoảng trên 10 tỷ đồng nhưng chủ yếu chi cho kiến thiết thị chính, số thực chi cho sự nghiệp môi trường là không đáng kể, các nguồn khác hầu như không huy động được. Riêng năm 2008, Bộ Tài chính giao trực tiếp cho ngân sách tỉnh 32.730 triệu đồng để chi cho sự nghiệp BVMT của tỉnh nhưng tỉnh cũng chỉ giao 4.330 triệu đồng, đây là một thực tế khó khăn cho việc trền khai các hoạt động BVMT.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí