Khắc Họa Hình Tượng Nhân Vật Thông Qua Các Chi Tiết Nghệ Thuật


miêu tả: “Đêm sông Châu, đất trời như giao hoà một màu bàng bạc. Muôn triệu vì sao chi chít, nhấp nháy, rắc đầy xuống bến sông. Làng quê lam lũ chìm vào giấc ngủ mùi hương cỏ mật lẫn vào mùi hương nồng nàn của đất phù sa dậy lên. Sông Châu thao thức. Văng vẳng trong đêm tiếng dì Mây ru thằng cún ngủ. Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn sau xót xa êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga, sâu lắng tận sâu thẳm con tim những người lính. Tiếng ru lẫn vào hơi thở, sông nước trong đêm, hoà vào trong hương thơm của hoa cỏ đất trời”.

Là nhà văn vốn đi nhiều và có khả năng quan sát, Sương Nguyệt Minh còn có nhiều trang viết về không gian của vùng núi rừng với những hình

ảnh rất đặc trưng của từng vùng miền. Trong truyện Chợ tình, vùng núi đá Mèo Vạc (Hà Giang) được khắc hoạ trong không gian thật đặc biệt : “Trời rạng sáng. Sương lập lềnh trôi ngang bờm ngựa, Páo mới nhận ra đâu là

đất, là cây, là núi, là rừng. Những cây sa mộc lá nhỏ xanh thẫm, thân thẳng

đứng kiêu hãnh vươn ngọn tận trời cao…Và đá chồng chất đá. Đá ngờm ngợp đá. Đá chặn đứng trước mặt. Đá chắn sau lưng. Đá bủa vây bốn bể.

Đâu đâu cũng chỉ là đá. Người Mông Quê Páo sống trên đá, chết cũng nằm trên đá. Đá làm cho cuộc sống người Mông cao nguyên đá sống khép kín, tù túng, tối tăm”. Trong mảnh đất nghèo khó ấy có những con người chất phác, nặng nghĩa, nặng tình. Nhân vật Páo trong Chợ tình là một người có phẩm chất tốt đẹp như thế. Páo và Seo Say yêu nhau dù hai người không

đến được với nhau nhưng nỗi nhớ thương vẫn luôn thường trực trong lòng. Hàng năm cứ vào ngày phiên chợ Páo lại háo hức băng rừng đến chợ tình thật sớm để được gặp Seo Say. Đến chợ tình Páo và Seo Say chẳng giấu nhau chuyện gì. Bao nhiêu ẩn ức trong một năm của số phận làm dâu Seo Say chia sớt cùng Páo. Sau mỗi phiên chợ Seo Say và Páo đều vui vẻ chẳng muốn ra về. Thế rồi hai người cứ khấp khởi, mong chờ đến phiên chợ sau còn được gặp lại. Nhưng phiên chợ năm nay lại là phiên chợ cuối cùng của cuộc đời Páo. Khi biết tin Seo Say đã chết trong lần sinh con, Páo đau khổ cảm giác chiều tối như đổ ập xuống: “Páo sợ. Páo thấy cô đơn kinh khủng.


Bóng tối của buổi chiều tan chợ sập xuống cũng là sập luôn niềm hạnh phúc, hi vọng mong manh cả một năm mong gặp bạn tình một lần”. Lúc này không gian cao nguyên đá như câm lặng. Trời đất cũng câm lặng: “Đá chất chồng đá. Tối tăm. Hoang sơ. Páo thấy người Mông quê Páo đang vùng vẫy thoát khỏi vùng vây điệp trùng, vạn vạn năm rồi của đá. Páo muốn hét lên, gào lên một tiếng mà Páo không há miệng được. Cái hăm hở, náo nức, sự chờ đợi, chuẩn bị suốt một năm cho cuộc gặp gmột ngày này của Páo trở thành nỗi thất vọng cô đơn đến khôn cùng trong buổi chiều tan chợ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Không gian trong văn Sương Nguyệt Minh còn được mở rộng ra cả chốn thị thành với nhà cửa, người, xe tấp nập. Song những khoảng không gian ấy thường tạo cho ta cảm giác ngột ngạt, tù túng, bức bí. Đôi khi không gian chốn thị thành còn làm thui chột mọi cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ: “Thời tiết thành phố nóng nực, bức xúc, mặt trời mới nhô lên khỏi khách sạn Deawoo, lòng đường phố đã chảy hắc ín, bánh xe máy lăn rạo rạo vì bắt nhựa. Hâù như hôm nào cũng tắc đường giam hãm nhau có khi hàng tiếng đồng hồ ở Ngã Tư Sở. Mùi mồ hôi đàn ông, đàn bà, mùi xăng dầu, nước hoa các loại và son phấn của các bà các cô bị nắng khuyếch tán trong không khí ngột ngạt, khó chịu vô cùng. Đêm lại càng nóng hơn khi nhiệt lượng tích trữ từ ban ngày ở các nhà cao tầng toả ra. Muốn tìm một vầng trăng trong trẻo làm vợi bớt cái nắng nóng và bức xúc thì trăng lại bị các khối nhà bằng bê tông cốt thép che chắn” (Hoàng hôn màu cỏ biếc). Đó còn là một không gian đẹp với đầy đủ mọi tiện nghi hiện đại: “Căn nhà bốn tầng mặt phố lớn có ga ra ô tô, mảnh vườn nho nhỏ trồng cỏ óc, cây cảnh, non bộ và vòi phun nước” nhưng sống trong không gian đẹp ấy mà con người luôn cảm thấy cô đơn. Hay không gian “Nhà mặt đường, vuông sân để xe, chậu cây cảnh, tầng một cho văn phòng địa ốc thuê”, phòng khách bầy biện cầu kỳ theo lối “tân cổ giao duyên” không thiếu thứ gì lại ẩn chứa đầy sự khập khiễng, dở tây dở ta mất gốc, mất hết thuần phong mĩ tục của những kẻ “nhà quê ra tỉnh” học làm sang (Chiếc nón mê


Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 8

thđng chãp). Bằng cách miêu tả này, nhà văn đã sử dụng thủ pháp đối lập, mang không gian sang trọng, đẹp đẽ đối lập với cảnh sống thực bên trong

để mở ra cho người đọc thấy những trớ trêu trong xã hội thời hiện đại. Từ

điều này ta thấy đôi khi tiện nghi vật chất đủ đầy cũng không đồng nghĩa với hạnh phúc. Nhất là khi người ta phải dùng mọi cách để vươn tới cảnh giàu sang, rồi cũng từ giàu sang mà đánh mất chính mình.

Cùng với sự đa dạng trong không gian phản ánh những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã đưa người đọc cảm nhận nhiều vùng không gian với đủ mọi biến cố, nhiều kiểu người. Sự xuất hiện của những vùng không gian ấy luôn tuân theo dòng chảy, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Chính sự phong phú về không gian nghệ thuật trong khắc hoạ nhân vật mà nhà lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Thái đã từng đánh giá cao về cách khắc hoạ không gian nghệ thuật trong văn chương của Sương Nguyệt Minh: “Quá lâu mới gặp một sự di chuyển không gian nghệ thuật khủng khiếp, vừa bi vừa hài đến thế, lại được nén chặt chỉ trong dung lượng truyện ngắn. Không gian nửa phố nửa quê lướt đi lướt lại như không giữa hai bờ mộng thực”. Đó cũng chính là nét đặc trưng riêng và cũng chính là sự thành công của nhà văn trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật qua không gian nghệ thuật.

2.2.2. Khắc họa hình tượng nhân vật thông qua các chi tiết nghệ thuật

Để góp phần tạo nên đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật của Sương Nguyệt Minh, ta không thể không kể đến nghệ thuật sử dụng chi tiết gây ấn tượng. Tuy chỉ là các chi tiết nhưng lại có sức ám ảnh cho người đọc về nhân vật, mặt khác nó còn cho thấy sự tinh tế, khả năng nắm bắt và thể hiện con người từ chiều sâu tâm lý của nhà văn.

Nhà nghiên cứu văn học Bùi Việt Thắng khẳng định vai trò của chi tiết trong sáng tác truyện ngắn : “Truyện ngắn có thể không có một cốt truyện tiêu biểu nhưng sống được là nhờ vào các chi tiết hay, vì nhờ chúng mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư nhân vật được


bộc lộ đầy đủ. Những chi tiết hay còn có tác dụng nâng tác phẩm lên cấp

độ tượng trưng tạo sức ám ảnh” [27;84].

Với Sương Nguyệt Minh, sự tìm tòi nhằm đổi mới và nâng cao hơn một bước những khả năng cụ thể là điều ấn tượng sâu sắc nhất cho những ai quan tâm đến truyện ngắn của anh. Tuy vậy sự tìm tòi sáng tạo của mỗi nhà văn không phải lúc nào cũng đạt tới sự thành công. Cũng có những trang viết của anh khiến người đọc cảm thấy mệt bởi sự ôm đồm, tham lam nhiều chi tiết hoặc sự cầu kỳ hơi thái quá. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự kiềm chế, kiệm lời vốn là một “đức tính”rất quan trọng của thể loại mà không phải lúc nào người viết truyện ngắn cũng ngộ ra được. Nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận điều rằng: một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công cho truyện ngắn Sương Nguyệt Minh là sự tích tụ các chi tiết độc đáo. Trong Nơi hoang dã đồng vọng, tác giả miêu tả một nhà hàng tiểu hổ chuyên rắn, mèo, ba ba, con vợ lại bị rắn độc cắn đến teo cơ, thối thịt. Cả đàn chuột đang xâu xúm cắn bà chủ: “Trong ánh điện yếu vàng ệch, chị nhìn thấy lũ chuột đang gặm cái chân gỗ đặt bên giường bà chủ. Một con chui vào trong chỉ nhìn thấy cái đuôi lấp ló thò ra. Ba bốn con nữa châu đầu vào cái chân teo của bà. Đít đỏ, trụi lông, chổng lên, đầu chúng chúi xuống gặm gặm” [22;200]. Đối lập với chi tiết thằng chồng đang tàn sát loài vật phạt đầu con mèo trắng trong tiếng cười khả ố của khách (Nơi hoang dã đồng vọng). Chi tiết đó nói lên rằng thằng chồng ăn thịt loài vật phản nhân tính thì con vợ lại bị chính loài vật ăn thịt. Phản ánh điều này Sương Nguyệt Minh đưa ra một triết lý dù đồng loại hay khác loại đừng làm ác với nhau thì mới sống được.

Trong Đồi con gái chi tiết đặc biệt có sức ám ảnh người đọc là hành động của cô gái đòi chồng lót tấm áo vào lưng trong khi ân ái. Chi tiết đó gợi ra nhiều điều: Cái áo là yếu tố trung gian. Nên theo logic cấu trúc tam phần của thần thoại mà C.Lévi-Strauss xây dựng thì truyện ngắn gợi ra ý hướng chối từ đời sống hiện tại trở về với thiên nhiên. Cái áo còn là yếu tố


trung gian giữa các đối lập khác giữa chung tình và ngoại tình, thể xác và tâm hồn, nghĩa là giữa tình yêu cụ thể và tình yêu mộng tưởng. Ở một góc độ khác cái áo còn là trung gian ranh giới giữa sự sống và cái chết. Để được sống thì người con gái phải chấp nhận từ bỏ tình yêu và để được yêu thì không gì khác hơn là chấp nhận cái chết. Sự sống hiện đại không chấp nhận mầm lý tưởng hoá. Bởi sự sống là một đánh đổi, nó không bao giờ trọn vẹn, nó bất toàn. Tác phẩm, vì vậy, là khát vọng vươn tới sư vẹn toàn của con người, cái đẹp đủ đầy của nghệ thuật.

Chi tiết cái yếm thắm trong Dị hương là một chi tiết hay chứa đựng nhiều yếu tố huyền thoại. Ở một khía cạnh nào đó chiếc yếm thắm đồng nghĩa với công chúa Ngọc Bình trong mối tình tay ba: Nguyễn Ánh - Ngọc Bình- Trần Huy Sán. Ngọc Bình xuất hiện với tư cách là hiện thân của cái đẹp, không lấy được Huệ phải lấy được Ánh mới xứng đáng với tài sắc của mình. Nguyễn Ánh xuất hiện trong tác phẩm với tư cách là kẻ đang yêu. Còn Sán đi theo Nguyễn Ánh lại là kẻ chán ghét chiến tranh. Sán theo Ánh phần nhiều là do đã nguyện cả đời đi theo người đẹp, cái đẹp, cái thiện. Vậy trong tương quan này nếu cái đẹp là cái thiện, thì Sán là hiện thân cho khát vọng hoà bình. Gần với bình đao, chết chóc khiến cho con người như Nguyễn Ánh bốc lên mùi tử khí. Còn con người dị dạng như Sán lại lưu giữ được mùi hương. Trong tương quan với “dị hương”, Nguyễn Ánh và “tử khí” tương đồng với mối quan hệ giữa Ngọc Bình với “chiếc yếm”. Ngọc Bình là cái xác, phần hồn nằm ở cái yếm. Nên khi tử khí có được dị hương (Ánh giết Sán và đoạt chiếc yếm) thì nó trở thành tà hương. Ngọc Bình buộc phải chết. Trước đó Sán cũng chết. Nghĩa là mọi khả thể của Dị hương cũng đều đã chết. Điều này còn ám gợi một chiều kích sâu xa hơn đó là sự đối diện của con người với ham muốn và trách nhiệm.

Như vậy chi tiết chiếc yếm trong Dị hương gợi ra hai vấn đề: thứ nhất một sự thật như nhất trong hoàn cảnh chiến tranh là bất khả, một sư kiện lịch sử tồn tại như một dị hương, có thể là hương lạ với góc nhìn này


nhưng lại là tà hương với một góc nhìn khác. Thứ hai, trong chiến tranh (và hậu chiến tranh ) nếu cái ác vẫn lấn lướt cái thiện và chiếm đoạt cái đẹp thì sự sống sẽ tuyệt diệt. Tác phẩm nên án chiến tranh nhưng không phủ nhận được sự hiện hữa của nó. Chiến tranh là câu chuyện muôn đời, là tồn tại phi lý nhưng bất khả giải của đời sống con người.

Trong truyện ngắn Muời ba bến nước, chi tiết những thuyền buôn trở chã đất nung và liễn sành màu da ơn (vật đựng hài cốt người chết) xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm luôn gợi sự sợ hãi trong suy nghĩ của Sao và ám ảnh người đọc. Chi tiết này có sức phản ánh hiện thực lớn về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh. Có biết bao con người bị nhiễm chất độc màu da cam sinh ra những đứa con quái thai, dị dạng. Hình ảnh ®ã có sức ám gợi sâu sắc: biết bao giờ trên mảnh đất Việt Nam, chất độc màu da cam mới biến mất, đề cho nhiều người mẹ như Sao không còn bị ám ảnh bởi những liễn sành màu da lươn chứa những đứa con dị dạng do mình sinh ra?

Những chi tiết nghệ thuật đó đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm, tạo cho tác phẩm có sức ám gợi sâu sắc, để đến khi người đọc gấp trang sách vẫn còn vấn vương với muôn vàn câu hỏi. Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này. Những chi tiết hay bên cạnh việc phụng vụ tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm mà bản thân nó còn tự nói lên nhiều điều tạo cảm giác đa thanh và đạt tới tầng sâu triết luận cho từng tác phẩm.


Chương III‌

Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn sương nguyệt minh

3.1. Yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

Cách đây hơn tám mươi năm, M.Renard đã từng phát biểu: “Chà! tôi cho rằng việc đầu tiên phải làm đó là giới hạn lĩnh vực của từ ngữ kỳ ảo”. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, văn học kỳ ảo hay văn học sử dụng yếu tố kỳ ảo đã khẳng định cho mình chỗ đứng nhất định trong thế giới văn học nghệ thuật. Trong văn chương của Sương Nguyệt Minh xét ở nhiều góc độ, yếu tố kỳ ảo đã làm nảy nở vẻ đắm say, huyễn hoặc đó cũng chính là điều tạo nên sức hấp dẫn của những thiên truyện.

Văn hào Đức W. Gớt có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con người và con người cũng chỉ hứng thú với con người”. Con người là nội dung quan trọng nhất của Văn học. Vì thế đã có lần M. Gorki khuyên các nhà văn trẻ “Anh hãy bỏ nghề viết đi . Đấy không phải là công việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh không có khả năng miêu tả con người cho thật sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu” (Bàn về văn học). Nhân vật văn học chính là “một điều ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người…Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người [12;198]. Gắn với thực tiễn sáng tác của mỗi thời đại khác nhau việc thể hiện nhân vật cũng đánh dấu những xu hướng tiến hoá riêng của tư duy nghệ thuật. Nhân vật văn học có thể ví như chiếc chìa khoá dẫn dắt người đọc khám phá thế giới nghệ thuật tác phẩm.

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Truyện ngắn kỳ ảo là loại hình truyện ngắn đặc biệt chịu sự chi phối của yếu tố kỳ ảo trên mọi bình diện : Xây dựng tình huống, tổ chức kết cấu, không gian, thời gian nghệ thuật, cách thể hiện nhân vật…Thế giới nhân vật trong truyện ngắn kỳ ảo hết sức phong phú, đa dạng. Đó là thế giới của ma quỷ, thần tiên, con người khác thường….cùng đan xen tạo nên bức


tranh đa diện về cuộc đời. Bên cạnh các kiểu nhân vật truyền thống trong truyện ngắn Việt Nam từ năm 1975 đến nay với sự tham gia của yếu tố kỳ

ảo vào cấu trúc tác phẩm đã tạo nên nhiều kiểu nhân vật mới lạ. Mỗi loại hình nhân vật luôn tồn tại trong nó quan điểm riêng của nhà văn về sự lý giải cắt nghĩa bản chất của con người. Khảo sát qua những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh, một điều ta dễ nhận thấy việc xây dựng thế giới nhân vật kỳ ảo, đa dạng không nằm ngoài mục đích phản ánh sự đa chiều, sinh

động của cuộc sống hiện tại. Mỗi loại nhân vật luôn tồn tại trong nó một quan điểm riêng của nhà văn về sự lý giải cắt nghĩa bản chất của con người. Nhân vật kỳ ảo chính là đơn vị nghệ thuật có tính ước lệ, thẩm mĩ cao. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn kỳ ảo Sương Nguyệt Minh là tương đối phong phú gồm nhiều loại hình nhân vật, có thể kể đến các loại nhân vật chủ yếu như: nhân vật lịch sử được kỳ ảo hoá, loài vật kỳ ảo hoá, nhân vật

ảo mộng…

3.1.1. Nhân vật lịch sử được kỳ ảo hóa

Sau năm 1975, đất nước được hoà bình, thống nhất , văn học đã đi sâu khám phá bức tranh muôn màu của đời sống ,nhiều tác phẩm được lấy cảm hứng và khai thác đề tài từ các nhân vật lịch sử, được viết bằng bút pháp kỳ

ảo hoá nên không phải bất cứ nhà văn nào cũng có thể “động bút” và viết hay được. Trong Giàn Thiêu ,Võ Thị Hảo đã xây dựng thành công nhân vật Từ Đạo Hạnh- Thần Tông với cuộc sống của hai kiếp người. Về hiện tượng văn học “hai lần lạ”- Nguyễn Huy Thiệp, ông đã mang đến cho văn học

đương đại Việt Nam bộ ba truyện lịch sử : Kiếm sắc – Vàng lửa- Phẩm tiết. Nguyễn Huy Thiệp có thể tự hào với một loạt nhân vật lịch sử đã được ông kỳ ảo hoá, huyền thoại hoá mà chưa có một sử sách nào nói đến. Trong tác phẩm của mình, nhà văn đã đem một loạt nhân vật lịch sử nổi tiếng như Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc ¸nh, Nguyễn Trãi, người anh hùng “hùng thiêng Yên Thế” - Đề Thám hay hiện tượng văn học Hồ Xuân Hương … ra khỏi sử sách chính thức của các lịch triều Việt Nam để sáng tạo nên những trang nghệ thuật mang dấu ấn tác giả.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí