Kết Quả Đánh Giá Giá Trị Me N Và Tỉ Lệ Tiêu Hóa Các Chất Dinh Dưỡng Trong Một Số Loại Thức Ăn Cho Gia Cầm Ở Việt Nam

nhược điểm lớn là (1) không cực đại hóa hoàn toàn khái niệm về tỉ lệ tiêu hóa amino acid, và (2) có thể đánh giá thấp hơn giá trị thực của các chất bổ sung amino acid, chẳng hạn như tỉ lệ tiêu hóa đối ở lysine tinh thể là 111% so với trong khô dầu đậu tương [168].

1.5. Kết quả đánh giá giá trị MEN và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một số loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam

Không như ở các quốc gia khác trên thế giới, cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam được xây dựng dựa trên việc phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và giá trị MEN ước tính từ các công thức của nước ngoài [11]. Tuy nhiên, với các đặc điểm khác nhau về thức ăn, động vật, … nhiều kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị MEN thu được từ thí nghiệm trên động vật và giá trị tương ứng trong cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam [5], [8]. Khi tiến hành đánh giá giá trị ME của ngô, Vũ Duy Giảng và cs. (2000) đã thông báo rằng khoảng chênh lệch giữa kết quả thu được bằng thí nghiệm in vivo và kết quả ước tính dao động từ 0,6% đến 2,9% [5]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Sơn và Nguyễn Thị Mai (2007) cũng cho thấy sự khác nhau giữa giá trị ME của các giống đỗ tương khi xác định bằng phương pháp in vivo và giá trị ước tính ở cả hai phía cao và thấp hơn từ -9,4 đến +4,8% [8]. Một số nguyên liệu thức ăn như ngô, tấm gạo, cám gạo, bột sắn, bột cá, khô dầu đậu tương, khô dầu mè, khô dầu lạc và gluten ngô cũng đã được Lã Văn Kính và Huỳnh Thanh Hoài (2005) sử dụng để đánh giá giá trị AME, TME và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng protein trên gà trống được cắt bỏ manh tràng [7]. Nhìn chung, các nghiên cứu về đánh giá giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn cho gia cầm bằng thí nghiệm in vivo ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Để có thể cập nhật các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam đến gần thực tiễn sản xuất, việc tiến hành các thí nghiệm in vivo đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gà Lương Phượng: Tổng cộng 3.029 con gà Lương Phượng 1 ngày tuổi đã được mua từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi quốc gia từ năm 2008 - 2013. Sau đó, toàn bộ gà con 1 ngày tuổi được chuyển về nuôi chuẩn bị ở Trại chăn nuôi thuộc Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng 2.330 con gà khỏe mạnh đã được lựa chọn để tiến hành các nội dung nghiên cứu.

- 18 loại thức ăn thí nghiệm: ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm.

Các loại thức ăn thí nghiệm được lấy ngẫu nhiên ở các đại lý thức ăn gia súc, chợ, cơ sở xay xát gạo, công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam, công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Trị và trên ruộng của nông dân ở các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Thông tin về nguồn gốc của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được người bán cung cấp và được trình bày ở bảng 2.3.

Ngô hạt chất lượng tốt được mua ở Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Sau đó được vận chuyển về Huế và xay thành bột trước khi sử dụng làm thức ăn thí nghiệm. Tấm gạo và cám gạo được mua trực tiếp tại các cơ sở xay xát gạo ở Thừa Thiên Huế. Cám gạo được sử dụng cho nghiên cứu có mùi thơm, màu vàng nhạt. Đối với gạo lứt, lúa được mua ngay sau khi nông dân thu hoạch và xát bỏ vỏ trấu. Sắn củ tươi mua từ ruộng của nông dân ở huyện Hương Trà và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được lột bỏ vỏ ngoài, xắt lát, sấy khô ở 45oC trước khi đem đi xay

thành bột để sử dụng làm thức ăn thí nghiệm.

Hạt đậu tương được mua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi được trộn

đều, hạt đậu tương được xử lý các chất kháng dinh dưỡng theo 2 phương pháp khác

nhau (rang và luộc). Một nửa được đem rang thủ công bằng than cho đến khi hạt đậu chuyển sang màu vàng, giòn và có mùi thơm. Phần còn lại được luộc ở 100oC trong 40 phút [58] và đem sấy khô ở 45oC. Sau khi xử lý các chất kháng dinh dưỡng, hạt đậu tương được nghiền thành bột để sử dụng làm thức ăn thí nghiệm.

Cá tươi được mua tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Sau đó, cá được phơi dưới nắng tự nhiên trong 2 ngày đề giảm bớt độ ẩm trước khi đem sấy ở 45oC. Cá sau khi sấy khô được xay nhỏ để sử dụng làm thức ăn thí nghiệm. Đầu và vỏ tôm tươi được mua từ Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Trị, sau đó được sấy khô ở 45oC và xay nhỏ trước khi sử dụng làm thức ăn thí nghiệm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các nghiên cứu tiền đề

Trước khi tiến hành các thí nghiệm chính (xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số và tỉ lệ tiêu hóa amino acid trong các loại thức ăn phổ biến cho gà), chúng tôi tiến hành thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp nghiên cứu khác nhau (trực tiếp và gián tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm. Ngoài ra, thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi gà thí nghiệm đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm cũng đã được thực hiện.

2.2.1.1 Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố : (i) phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp), (ii) độ tuổi (21-28 và 35-42 ngày tuổi) với tổng số 4 nghiệm thức. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 80 con gà Lương Phượng bao gồm 40 con gà giai đoạn 21 ngày tuổi (trung bình 335 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) và 40 con gà giai đoạn 35 ngày tuổi (trung bình 539 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) đã được sử dụng. Mỗi 2 con gà ở cùng giai đoạn tuổi được bố trí vào từng cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 10 cũi trao đổi chất với 20 con gà cùng độ tuổi. Nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm dao động từ

24,5oC - 25,5oC. Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm thuộc Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Gà thí nghiệm được cho ăn cùng 1 khẩu phần. Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi theo khuyến cáo của NRC (1994) [160]. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Các loại thức ăn nguyên liệu đều được tính toán và mua một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm, sau đó trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu, lấy mẫu đại diện để phân tích thành phần dinh dưỡng. Sau khi có thành phần dinh dưỡng, khẩu phần dự kiến được điều chỉnh dựa trên kết quả phân tích để có khẩu phần thí nghiệm chính thức. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần


TT

Thành phần nguyên liệu

Tỉ lệ

(%)

TT

Thành phần nguyên liệu

Tỉ lệ

(%)

1

Cám gạo

10,00

4

Bột sắn

6,55

2

Bột ngô

53,00

5

Premix vitamin*

0,20

3

Bột cá

30,00

6

Premix vi khoáng**

0,25

Thành phần dinh dưỡng

1

DM (%)

89,32

5

EE (%)

4,21

2

GE (kcal/kg)

3748

6

CF (%)

2,16

3

MEN (kcal/kg) ***

3023

7

Ash (%)

12,34

4

CP (%)

20,63

8

AIA(%)

4,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ men, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt - 8

* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamin A, 1.100.000 UI vitamin D3, 300 UI vitamin E, 320 mg vitamin B1, 140 mg vitamin B2, 1.000 mg niacinamide, 600 mg vitamin B6, 1.200 mcg vitamin B12, 1.000 mg vitamin C, 130 mg acid folic; ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg Choline chloride; *** kết quả từ cơ sở dữ liệu thức ăn [11]

Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào khẩu phần

thí nghiệm với nồng độ 1,5% để làm tăng nồng độ của AIA trong thức ăn. Để tránh sự lựa chọn thức ăn, tránh thức ăn rơi xuống khay thu chất thải làm ảnh hưởng độ

chính xác của kết quả thí nghiệm, thức ăn đã được ép viên (sau khi đã trộn với nước theo tỉ lệ 2:1) bằng máy ép viên với đường kính sàng 3mm và sấy khô ở 60oC. Thức ăn thí nghiệm được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số.

Nuôi gà và thu mẫu đối với phương pháp trực tiếp

Tổng cộng 40 con gà giai đoạn 21 - 28 và 35 - 42 ngày tuổi ở 20 cũi trao đổi chất được sử dụng để xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm bằng phương pháp trực tiếp. Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ nuôi là cho ăn hạn chế (ở mức 90%). Lượng thức ăn cho gà được cố định từ ngày thứ 3 của giai đoạn thích nghi cho đến khi kết thúc thí nghiệm, đảm bảo không có thức ăn thừa để dòng dinh dưỡng được chảy đồng đều trong ống tiêu hóa. Lượng thức ăn được chia đồng đều 02 bữa/ngày tại các thời điểm 7h và 17h hàng ngày. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, lượng ăn vào và lượng thải ra ở mỗi cũi trao đổi chất được xác định. Chất thải được thu 2 lần/ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản

ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô

thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày.

Nuôi gà và thu mẫu đối với phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là AIA

Tổng cộng 40 con gà giai đoạn 21 - 28 và 35 - 42 ngày tuổi ở 20 cũi trao đổi chất được sử dụng để xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm bằng phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là AIA. Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ nuôi được áp dụng là cho ăn tự do. Trong giai đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu gom 2 lần/ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày.

Phân tích hóa học và tính kết quả

Các mẫu chất thải được sấy khô ở 60oC trong 24 giờ [207]. Mẫu chất thải và mẫu thức ăn được nghiền qua sàng kích thước 0,5mm trước khi đem phân tích. Tất cả các phân tích hóa học đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo AOAC (1990) [18]. Mẫu

thức ăn được phân tích vật chất khô (DM), năng lượng tổng số (GE), protein tổng số (CP), lipid tổng số (EE), xơ tổng số (CF), khoáng tổng số (Ash) và khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA). Mẫu chất thải dạng khô được phân tích DM, GE và AIA. Hàm lượng nitơ trong chất thải được phân tích trên mẫu tươi sau khi mẫu đã được trộn đều. Năng lượng tổng số trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300). Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [245].

Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn, giá trị năng lượng trao đổi (ME) và giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của khẩu phần thí nghiệm được tính theo các công thức sau:

Trường hợp sử dụng phương pháp trực tiếp:

MEd = (GEd × Qi – GEe × Qe)/Qi [193]

Nr = (Ni – Nt)/Qi [62]

Trong đó:

MEd: năng lượng trao đổi của khẩu phần (kcal/kg DM) GEd: năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM) GEe: năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM) Qi: lượng thức ăn ăn vào (kg DM)

Qe: lượng chất thải thải ra (kg DM) Nr: lượng Nitơ tích lũy (g/kg DM) Ni: lượng Nitơ ăn vào (g DM)

Nt: lượng Nitơ đào thải (g DM)

Trường hợp sử dụng phương pháp gián tiếp:

MEd = GEd – GEe × AIAd/AIAe [207]

Nr = (Nd – Ne × AIAd/AIAe) × 1000/100 [118]

Trong đó:

MEd: năng lượng trao đổi của khẩu phần (kcal/kg DM) GEd: năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM) GEe: năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM)

AIAd: hàm lượng AIA trong khẩu phần (% DM) AIAe: hàm lượng AIA trong chất thải (% DM) Nr: lượng nitơ tích lũy (g/kg DM)

Nd: hàm lượng nitơ trong khẩu phần (% DM) Ne: hàm lượng nitơ trong chất thải (% DM)

Xác định giá trị MEN từ ME: Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g.

MEN = ME - 8,22 × Nitơ tích lũy [118]

Trong đó:

MEN: năng lượng trao đổi biểu kiến có hiệu chỉnh nitơ (kcal/kg). 8,22: năng lượng của uric acid (kcal/g).

2.2.1.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố với tổng số 5 nghiệm thức và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi (21 - 28, 28 - 35, 35 - 42, 42

- 49 và 49 - 56 ngày tuổi). Tổng cộng 100 con gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi khác nhau đã được sử dụng. Ở mỗi nghiệm thức, 20 con gà cùng độ tuổi có trọng lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 10 cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại (bảng 2.2).

Ở tất cả các nghiệm thức, gà được cho ăn cùng 1 khẩu phần. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng

2.1. Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào khẩu phần thí

nghiệm với nồng độ 1,5% để làm tăng nồng độ của AIA trong thức ăn. Thức ăn được được ép viên và sấy khô ở 60oC, sau đó được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số.

Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm



Thông số

Nghiệm thức

21 – 28

ngày tuổi

28 - 35

ngày tuổi

35 - 42

ngày tuổi

42 - 49

ngày tuổi

49 - 56

ngày tuổi

Khối lượng gà khi bắt đầu thí

334,80

437,15

539,10

856,05

1028,45

nghiệm (g/con)

± 4,43

± 0,28

± 3,72

± 5,25

± 12,81

Số ô thí nghiệm

10

10

10

10

10

Số gà/ô

2

2

2

2

2

Tỉ lệ trống/mái

1/1

1/1

1/1

1/1

1/1

Số lần lặp lại

5

5

5

5

5

Chế độ cho ăn

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng 1 khẩu phần với chế độ cho ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu gom 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp vào cuối đợt thí nghiệm (tương ứng với 25 - 28, 32 - 35, 39 - 42, 46 - 49 và 53 - 56 ngày tuổi ở từng nghiệm thức), sau đó được bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu mẫu, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích.

Phân tích hóa học

Các mẫu chất thải được sấy khô ở 60oC trong 24 giờ [207]. Mẫu chất thải và mẫu thức ăn được nghiền qua sàng kích thước 0,5mm trước khi đem phân tích. Tất cả các phân tích hóa học đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo AOAC (1990) [18]. Mẫu thức ăn được phân tích hàm lượng DM, CP, EE, CF, Ash, GE và AIA. Mẫu chất thải dạng khô được phân tích DM, GE và AIA. Hàm lượng nitơ trong chất thải được phân tích trên mẫu tươi sau khi mẫu đã được trộn đều. Năng lượng tổng số trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300). Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [245].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022