Bài Thực Hành 1.4.1. Thực Hiện Thu Gom Và Vận Chuyển 500 Kg Phân Bò Tươi Về Nơi Dự Trữ Để Làm Thức Ăn Nuôi Trùn Quế.


- Bước 7. Thực hiện lại bước 4, 5 và 6 cho đến khi đống ủ đạt độ cao khoảng 1-1,5 mét hoặc đến khi hết nguyên liệu (Hình 1.4.53).


- Bước 8. Đậy đống ủ (Hình 1.4.54). Đống ủ được đậy kín bằng tấm che phủ và dùng cây hoặc đá chèn kín xung quanh để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.


Hình 1 4 53 Rải lục bình lần 2 Hình 1 4 54 Đậy đống ủ Bước 9 Theo dõi nhiệt 1

Hình 1.4.53. Rải lục bình lần 2



Hình 1 4 54 Đậy đống ủ Bước 9 Theo dõi nhiệt độ ẩm độ Trong thời gian ủ 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Hình 1.4.54. Đậy đống ủ


- Bước 9. Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ

Trong thời gian ủ, theo dõi nhiệt độ và ẩm độ của đống ủ để đảm bảo nhiệt độ của đống ủ khoảng 50-600C và ẩm độ đạt 60-70%. Phương pháp kiểm tra nhiệt độ và ẩm độ của đống ủ tương tự như bài 2 (Tạo chất nền nuôi trùn).

- Bước 10. Đảo đống ủ , sau khi ủ khoảng 7-10 ngày thì mở tấm che phủ ra và tiến hành đảo đống ủ và tấp thành đống ủ tiếp, có thể tưới thêm nước nếu đống ủ khô.

Nếu có bổ sung thêm chế phẩm vi sinh thì sau khi ủ được khoảng 3 tuần là có thể sử dụng cho trùn ăn, nhưng trước khi cho ăn phải pha loãng với nước và khuấy đều.

Lưu ý: Dùng cào, xẻng phá vỡ đống ủ, làm tơi và trộn đều (cho ăn đến đâu thì mở rộng đống ủ đến đó, không nên phá tung đống ủ ngay từ lúc đầu, sau khi lấy thức ăn xong phải đậy lại để tránh mưa gió tác động trực tiếp vào nguyên


liệu ủ). Trước khi cho ăn 1-2 ngày, lấy thức ăn để ở nơi thoáng mát, có mái che, cho nguội, bay khí độc nếu có, xua đuổi kiến và côn trùng có hại.

3.3.2. Xử lý phân gia cầm

Nguồn phân gia cầm chúng ta sử dụng để nuôi trùn quế là phân gà và phân vịt. Phân gà, phân vịt sau khi thu gom về chúng ta cần tiến hành xử lý trước khi cho trùn ăn do trong phân gia cầm hàm lượng amoniac và lân cao nên trùn ít ăn. Cần ủ chúng với các loại thực liệu khác rồi mới cho trùn ăn. Phương pháp ủ cũng tương tự như ủ phân gia súc. Chúng ta có thể ủ phân theo công thức sau:

- Công thức 1: + Phân gà: 70%

+ Phụ phẩm: 30%

- Công thức 2: + Phân gà: 50%

+ Phụ phẩm: 30%

+ Rác hữu cơ: 20%

- Công thức 3: + Phân vịt: 70%

+ Phụ phẩm: 30%

- Công thức 4: + Phân vịt: 50%

+ Phụ phẩm: 30%

+ Rác hữu cơ: 20%

3.4. Xử lý thức ăn từ chất thải nông nghiệp

Thông thường người ta không sử dụng riêng lẻ chất thải nông nghiệp hay phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho trùn vì loại này không đủ dưỡng chất (chủ yếu là đạm) để trùn sinh trưởng và phát triển. Loại chất thải/phụ phẩm này thường được ủ với phân gia súc gia cầm cho hoai mục rồi mới cho trùn ăn.

Các loại phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu gom về cần được xử lý sơ bộ 3

Các loại phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu gom về cần được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào đống ủ.


3.4.1. Cây thanh long

Thân cây thanh long sau khi thu gom về, chúng ta có thể để ngoài nắng vài ngày cho cây hơi héo. Mục đích là giảm hàm lượng nước trong cây (Hình 1.4.55).


Hình 1.4.55. Phơi nắng thân cây thanh long


Sau đó cắt ngắn khoảng 2 3 cm cho vào đống ủ xen kẽ với phân gia súc gia cầm 4

Sau đó, cắt ngắn khoảng 2-3 cm cho vào đống ủ xen kẽ với phân gia súc, gia cầm (Hình 1.4.56).


Hình 1.4.56. Thân cây thanh long đã được cắt ngắn


3 4 2 Rơm rạ Rơm rạ thu về cắt ngắn khoảng 5 10 cm đối với rơm rạ chưa mục 5

3.4.2. Rơm rạ

Rơm rạ thu về, cắt ngắn khoảng 5-10 cm đối với rơm rạ chưa mục (rơm rạ tươi và khô), rơm rạ đã mục như rơm sau khi làm nấm rơm thì không cần phải cắt (Hình 1.4.57). Sau đó, cho rơm rạ vào đống ủ để ủ nóng cùng với phân theo công thức và phương pháp đã nêu trên.


Hình 1 4 57 Rơm mục 3 4 3 Thân lá cây ngô thân lá cây họ đậu Thân lá cây ngô 6

Hình 1.4.57. Rơm mục


3.4.3. Thân lá cây ngô, thân lá cây họ đậu

Thân lá cây ngô, thân lá cây thuộc họ đậu sau khi thu gom từ ruộng về, sẽ được cắt ngắn khoảng 2-3 cm, tiếp theo phơi cho héo rồi cho vào đống ủ (Hình 1.4.58).


Hình 1.4.58. Thân cây ngô đã được cắt


3.4.4. Thân lá cây lục bình

Lục bình sau khi được vớt về để ráo nước, cắt đoạn khoảng 5-7 cm, sau đó cho vào đống ủ chung với phân gia súc – gia cầm (như hình 1.4.46).


Hoặc chúng ta có thể xử lý như sau phương pháp này chưa được sử dụng nhiều 7

Hoặc chúng ta có thể xử lý như sau (phương pháp này chưa được sử dụng nhiều):


- Lục bình sau khi thu về để ráo nước, sau đó cho vào bao (Hình 1.4.59).


Hình 1 4 59 Cho lục bình vào bao Ém thật chặt đến khi đầy bao Hình 1 4 60 Hình 1 8

Hình 1.4.59. Cho lục bình vào bao


- Ém thật chặt đến khi đầy bao (Hình 1.4.60).


Hình 1 4 60 Ém chặt lục bình vào bao Cột miệng bao lại cho chắc và đem phơi 9

Hình 1.4.60. Ém chặt lục bình vào bao


- Cột miệng bao lại cho chắc và đem phơi nắng khoảng 1 tuần rồi rải vào cho trùn ăn (Hình 1.4.61).


Hình 1.4.61. Cột miệng bao


Sử dụng lục bình cho trùn ăn mang lại hiệu quả rất cao, vì lục bình có tính giữ ẩm tốt, cọng lục bình có hình ống là nơi trú ẩn cho trùn. Đồng thời, lục bình là nguồn thức ăn dồi dào và nhiều dinh dưỡng cho trùn, theo kinh nghiệm cho


thấy năng suất trùn quế sẽ tăng khi sử dụng kết hợp ủ lục bình và phân 10

thấy năng suất trùn quế sẽ tăng khi sử dụng kết hợp ủ lục bình và phân bò hoặc ủ lục bình và phân các loài vật nuôi khác làm thức ăn cho trùn. Bên cạnh đó, lục bình lại là một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, không mất chi phí, giúp giảm giá thành cũng như chi phí mua phân bò, ngoài ra cần khai thác lục bình thường xuyên để làm giảm ô nhiễm môi trường.


3.4.5. Bã mía

Bã mía sau khi được thu gom về nên băm nhuyễn (Hình 1.4.62). Sau đó, tưới nước để đạt độ ẩm khoảng 70-80%. Cho bã mía vào ủ chung với phân chuồng.


Hình 1.4.62. Băm bã mía


3.4.6. Bã khoai mì

Cho bã khoai mì vào xô rồi thêm nước cho sệt. Sau đó, cho trùn ăn trực tiếp (Hình 1.4.63) hoặc rải lên một lớp cỏ rồi cho bã khoai mì lên trên (Hình 1.4.64).

Lưu ý: Nên rải một lớp rơm rạ hoặc cỏ lên rồi mới cho bã khoai mì lên trên thành từng khóm. Mục đích của việc rải rơm rạ hoặc cỏ khô là để giảm độ ẩm của thức ăn và làm nơi cư trú cho trùn sinh sản.


Hình 1 4 63 Cho bã khoai mì lên trên bề mặt trùn Hình 1 4 64 Cho bã khoai mì lên 11Hình 1 4 63 Cho bã khoai mì lên trên bề mặt trùn Hình 1 4 64 Cho bã khoai mì lên 12


Hình 1.4.63. Cho bã khoai mì lên trên bề mặt trùn

Hình 1.4.64. Cho bã khoai mì lên trên lớp cỏ


3.5. Xử lý thức ăn là rác thải hữu cơ

Rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại thành rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. Chúng ta chỉ sử dụng rác thải hữu cơ (vỏ và trái của các loại quả, thức ăn


thừa rau củ để nuôi trùn quế còn rác thải vô cơ xương động vật vỏ xò 13

thừa, rau, củ,... ) để nuôi trùn quế, còn rác thải vô cơ (xương động vật, vỏ xò, túi ni lông, quần áo, đồ nhựa ...) thì phải loại bỏ.


Trùn quế có thể sử dụng trực tiếp rác thải hữu cơ mà không cần xử lý. Đối với những loại rau lá thì người nuôi không cần phải cắt mà có thể rải trực tiếp lên bề mặt luống trùn (Hình 1.4.65).


Hình 1.4.65. Cho rau lá lên bề mặt luống trùn


Nhưng đối với các loại thức ăn có kích thước lớn thì nên cắt nhỏ khoảng 14

Nhưng đối với các loại thức ăn có kích thước lớn thì nên cắt nhỏ khoảng 3-5 cm (Hình 1.4.66). Sau đó, trải 1 lớp mỏng chất độn (cỏ khô, rơm rạ, giấy vụn ...) để tạo độ thông thoáng và làm nơi trú ẩn cho trùn rồi mới bỏ rác lên cho trùn ăn (Hình 1.4.67 và 1.4.68).


Hình 1.4.66. Cắt nhỏ các loại vỏ dày


Hình 1 4 67 Rải cỏ khô Hình 1 4 68 Cho rác vào Tuy nhiên nếu số lượng rác thải 15Hình 1 4 67 Rải cỏ khô Hình 1 4 68 Cho rác vào Tuy nhiên nếu số lượng rác thải 16

Hình 1.4.67. Rải cỏ khô Hình 1.4.68. Cho rác vào


Tuy nhiên, nếu số lượng rác thải lớn chúng ta không thể cho trùn ăn hết thì phải đem ủ. Thông thường, người ta thường sử dụng phương pháp ủ nóng để ủ rác thải hữu cơ. Do rác thải hữu cơ khi thối rữa sẽ sinh ra nhiều nước làm cho độ ẩm cao nên người ta thường ủ chung với lá cây hoặc rơm rạ để làm cho thức ăn tơi xốp. Với phương pháp ủ này thì sau 4 tuần đã có thể đem cho trùn


ăn, thời gian ủ có thể ngắn lại nếu chúng ta có bổ sung chế phẩm vi sinh vào đống ủ. Tương tự như các loại thức ăn khác, chúng ta phải dỡ đống ủ hoặc miệng bọc ni lông trước 1-2 ngày để bay bớt khí độc rồi mới cho trùn ăn.

3.6. Xử lý bã thải từ công trình khí sinh học

3.6.1. Bã thải lỏng

Bã thải lỏng từ hầm ủ biogas, chúng ta có thể sử dụng để tưới trực tiếp lên luống trùn 1 lần/ngày thay thế nước tưới thường.

Lưu ý: khi tưới phải đảm bảo độ ẩm của sinh khối đạt từ 60-70%.

3.6.2. Bã thải đặc

Bã thải đặc từ hầm ủ biogas, chúng ta có thể sử dụng trực tiếp cho trùn ăn mà không cần phải xử lý vì chất thải đã được xử lý qua hệ thống biogas. Lượng thức ăn cũng tương tự như các nguồn thức ăn khác, nhưng chúng ta không cần phải pha thêm nước vì bã thải đặc đã ở dạng sệt thích hợp với trùn.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi sau đây?

Câu hỏi 1: Những loại thức ăn nào có thể sử dụng trực tiếp cho trùn mà không cần phải ủ?

a. Phân bò tươi

b. Phân dê, thỏ

c. Phân heo

d. Phân gia cầm

Câu hỏi 2: Những loại thức ăn cần phải ủ rồi mới cho trùn ăn?

a. Phân heo

b. Phân bò tươi

c. Bã thải của hầm ủ biogas

d. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 3: Loại phụ phẩm nào có thể làm thức ăn cho trùn?

a. Cây lục bình

b. Bã mía

c. Rơm rạ

d. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 4: Loại phụ phẩm nào không được làm thức ăn cho trùn?

a. Bã khoai mì

b. Bã mía

c. Lá khoai mì (sắn)

d. Rác hữu cơ


Câu hỏi 5: Nơi dữ trữ thức ăn cho trùn phải đạt yêu cầu nào?

a. Phải có mái che

b. Nền cao ráo, không thấm nước

c. Không bị nắng chiếu trực tiếp vào

d. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 6: Nơi dữ trữ và bảo quản thức ăn cho trùn phải đạt yêu cầu nào?

a. Phải có mái che

b. Nền cao ráo, không thấm nước

c. Không bị nắng chiếu trực tiếp vào

d. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 7: Không nên dự trữ các loại thức ăn nào sau đây?

a. Phân bò

b. Rác hữu cơ

Câu hỏi 8: Thức ăn cho trùn được xử lý bằng phương pháp nào?

a. Ủ nóng

b. Ủ nguội

c. Ủ hỗn hợp

d. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 9: Nơi xử lý thức ăn cho trùn là?

a. Xô, chậu

b. Thùng phi

c. Hồ xi măng

d. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 10: Tỷ lệ phối trộn phụ phẩm nông nghiệp vào phân gia súc – gia cầm?

a. Từ 30 đến 50 %

b. Từ 60 đến 80 %

2. Bài thực hành

2.1. Bài thực hành 1.4.1. Thực hiện thu gom và vận chuyển 500 kg phân bò tươi về nơi dự trữ để làm thức ăn nuôi trùn quế.

- Mục tiêu: thu gom và vận chuyển 500 kg phân heo về nơi dự trữ để nuôi trùn quế đúng thời gian quy định.

- Nguồn lực cho mỗi nhóm:

Phân bò tươi 100 kg

Xẻng 1 cây

Bao tải 2 cái

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024