Lượng Phân Và Nước Tiểu Thải Ra Hàng Ngày Của Lợn


Hình 1 4 1 Phân bò tươi Hình 1 4 2 Phân bò khô 1 1 2 Phân lợn Phân lợn được 1Hình 1 4 1 Phân bò tươi Hình 1 4 2 Phân bò khô 1 1 2 Phân lợn Phân lợn được 2


Hình 1 4 1 Phân bò tươi Hình 1 4 2 Phân bò khô 1 1 2 Phân lợn Phân lợn được 3

Hình 1.4.1. Phân bò tươi Hình 1.4.2. Phân bò khô


1.1.2. Phân lợn

Phân lợn được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng. Lượng phân heo thải ra mỗi ngày ước tính khoảng 6- 8% trọng lượng của vật nuôi (Hình 1.4.3).


Hình 1.4.3. Phân lợn


Bảng 1.4.2. Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày của lợn


Trọng lượng

Lượng phân (kg/ngày)

Lượng nước tiểu (kg/ngày

Lợn dưới 10 kg

0,5 – 1

0,3 – 0,7

Lợn dưới 15 - 45 kg

1 – 3

0,7 – 2

Lợn dưới 45 - 100 kg

3 – 5

2 – 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nguồn: Phạm Trung Thủy (2002).

Thành phần hóa học của phân lợn được trình bày trong bảng sau:


Bảng 1.4.3. Thành phần hóa học của phân lợn tươi


Nước (%)

Chất hữu cơ (%)

Nitơ (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

CaO (%)

MgO (%)

82

16

0,6

0,41

0,26

0,09

0,01

Nguồn : Đường Hồng Dật (2002).


1 1 3 Phân dê Đặc điểm của phân dê là dạng viên nhỏ khô nên dễ thu gom ít 4

1.1.3. Phân dê


Đặc điểm của phân dê là dạng viên nhỏ khô, nên dễ thu gom, ít mùi so với các loại phân khác. Lượng phân dê thải ra trong 24 giờ khoảng 1,5-2,5 kg (Hình 1.1.4).


Hình 1.4.4. Phân dê


Bảng 1.4.4. Thành phần hóa học của phân dê


Nước (%)

Chất hữu cơ (%)

Nitơ (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

CaO (%)

MgO (%)

68

29

0,6

0,2

0,2

0,02

0,24

Nguồn: Suzuki Talsushiko (1968).


1.1.4. Phân thỏ

Phân thỏ có dạng viên tròn nhỏ, rời rạc và khô. Nước tiểu thỏ thường có mùi khai hơn nước tiểu của các loại gia súc khác nên trong phân thỏ cũng có mùi khai hơn các loại phân khác. Phân thỏ có 2 dạng: dạng phân mềm (Hình 1.4.5), dạng này còn nhiều dưỡng chất và dạng phân cứng (Hình 1.4.6).


Hình 1 4 5 Dạng phân mềm của thỏ Hình 1 4 6 Dạng phân cứng của thỏ Bảng 1 4 5 5Hình 1 4 5 Dạng phân mềm của thỏ Hình 1 4 6 Dạng phân cứng của thỏ Bảng 1 4 5 6


Hình 1.4.5. Dạng phân mềm của thỏ Hình 1.4.6. Dạng phân cứng của thỏ


Bảng 1.4.5. Thành phần hóa học của phân thỏ (%)



Loại phân thỏ

Chất hữu cơ


Đạm


Lân


Kali

Phân ướt

42

28,5

1,12

2,1

Phân khô

83

9,2

0,82

0,6

Nguồn: Đinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2008).


1.2. Xác định nguồn phân gia cầm

1.2.1. Phân gà

Lượng phân gà thải ra trong 1 ngày đêm dao động từ 0,08-0,1 kg. Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác, thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân gà được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.4.6. Thành phần hóa học của phân gà


Nước (%)

Nitơ (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

CaO (%)

MgO (%)

56

1,63

0,54

0,85

2,4

0,74

Nguồn: Đường Hồng Dật, 2002.


1.2.2. Phân vịt

Lượng phân vịt thải ra trong một ngày đêm khoảng 0,08 kg. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân vịt được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.4.7. Thành phần hóa học của phân vịt


Nước (%)

Nitơ (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

CaO (%)

56

1,0

1,4

0,62

1,7

Nguồn: Đường Hồng Dật, 2002.


* Lưu ý: Trong các loại phân trên thì chỉ có phân bò tươi là có thể cho trùn ăn trực tiếp, còn các loại phân còn lại cần phải được ủ chung với phụ phẩm nông nghiệp.

1.3. Xác định nguồn bã thải từ công trình khí sinh học

Công trình khí sinh học hay còn gọi là hầm ủ biogas sử dụng trong chăn nuôi là một hệ thống bao gồm thiết bị khí sinh học được xây dựng hoặc lắp đặt


cùng đường ống. Công trình khí sinh học dùng để xử lý kỵ khí các chất hữu cơ trong chăn nuôi, sản xuất khí sinh học và bã thải. Hiện nay, trong chăn nuôi có hai dạng công trình khí sinh học phổ biến là túi ủ biogas (Hình 1.4.7) và hầm ủ biogas (Hình 1.4.8).


Hình 1 4 7 Túi ủ biogas Hình 1 4 8 Hầm ủ biogas Khí sinh học được tạo ra từ 7Hình 1 4 7 Túi ủ biogas Hình 1 4 8 Hầm ủ biogas Khí sinh học được tạo ra từ 8


Hình 1.4.7. Túi ủ biogas Hình 1.4.8. Hầm ủ biogas


Khí sinh học được tạo ra từ hầm ủ biogas được sử dụng như một nguồn năng lượng sạch phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống của con người: chất đốt, thắp sáng, sưởi ấm, chạy động cơ,…

Bã thải tạo ra sau quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi rất giàu dinh dưỡng, được thu gom sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Bã thải được dùng làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá, làm thức ăn cho lợn và dùng để nuôi trùn. Nước thải ra còn dùng để xử lý hạt giống hoặc tưới lên luống trùn để giữ độ ẩm thay thế cho nước thường.

Bã thải khí sinh học là một loại phân hữu cơ nên nó không những có những đặc tính của loại phân hữu cơ truyền thống mà còn có nhiều ưu điểm khác do kết quả của quá trình phân hủy kỵ khí. Trong quá trình này các chất dinh dưỡng về cơ bản được bảo tồn trong bãi thải ngoại trừ một số các nguyên tố như các bon, hydro và oxy được chuyển hóa thành khí mê tan và dioxyt các bon. Một số chất dinh dưỡng dễ hòa tan vẫn còn lại trong bã thải lỏng, đồng thời một số chất thải rắn hữu cơ và vô cơ trong bã thải đã phân hủy hấp thụ được một lượng lớn các chất dinh dưỡng hữu ích. Vì vậy, các chất dinh dưỡng có trong bã thải khí sinh học cao hơn so với phân chuồng và phân ủ theo phương pháp thông thường, ngoài các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K thì trong bã thải khí sinh học còn chứa nhiều chất hữu cơ và các nguyên liệu cần thiết cho cây trồng như là các axit humic, cellulose, hemicellulose, lignin nên nó có tác dụng cải tạo đất tốt hơn phân ủ.

Tùy theo nguồn phân gia súc (trâu bò, lợn hay gà vịt) hay nguyên liệu đầu vào mà thành phần hóa học của bã thải khí sinh học có sự khác nhau. Lượng đạm trong bã thải của công trình khí sinh học chỉ giảm 10% so với tổng số,


trong lúc đó các phương pháp ủ khác giảm 25-30%, thậm chí đến 50%. Bã thải khí sinh học có hai phần chính:

- Bã thải lỏng: là nước xả chảy ra hàng ngày từ bể điều áp, nước xả này thường chỉ hơi đục, không còn màu đen, hàm lượng chất khô trong bã thải lỏng vào khoảng 6-10% nên có thể sử dụng trực tiếp hoặc tích trữ lại một thời gian. Bã thải lỏng có chứa một lượng đạm hữu cơ cao hơn từ 1,2-1,5 lần so với phân gia súc ủ theo phương pháp khác. Hầu hết vi trùng hiếu khí gây bệnh và trứng giun sán không tìm thấy trong nước xả này.

Bảng 1.4.8. Thành phần hóa học của nước xả từ bể điều áp (nguồn chất thải từ chăn nuôi lợn).


Thành phần hóa học

Đơn vị tính

Hàm lượng

Nitơ

g/l

0,37 - 0,80

P2O5

g/l

0,10 – 0,31

K2O

g/l

0,32 – 0,56

Ca

mg/l

71,20 – 239,60

Mg

mg/l

51,70 – 125,60

Zn

mg/l

0,74 – 5,30

Mn

mg/l

0,25 - 5,70

Nguồn: Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt nam 2007 – 2011” - Tổ chức Phát triển Hà Lan – SNV.

Theo số liệu ở bảng trên thì trong 1 m3 nước xả chứa: 0,37-0,8 kg nitơ, tương đương với 0,8-1,7 kg urê; 0,10-0,31 kg P2O5 tương đương với 0,5-1,5 kg supe lân.

- Bã thải đặc: là phần váng và phần lắng đọng ở đáy thiết bị. Bã thải đặc nằm trong thiết bị và được lấy ra theo định kỳ bảo dưỡng hầm biogas.

Bảng 1.4.9. Thành phần hóa học của bã cặn và váng trong bể phân giải và bể điều áp (nguồn chất thải từ chăn nuôi lợn).


Thành phần hóa học

Đơn vị tính

Hàm lượng

Nitơ

g/l

0,56

P2O5

g/l

0,38

K2O

g/l

0,96



Thành phần hóa học

Đơn vị tính

Hàm lượng

Ca

mg/l

66,00

Mg

mg/l

22,80

Zn

mg/l

0,46

Mn

mg/l

-


Nguồn: Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt nam 2007 – 2011” - Tổ chức Phát triển Hà Lan – SNV.


Theo số liệu bảng trên thì trong 1 m3 bã thải đặc chứa: 0,56 kg nitơ, tương đương với 1,2 kg urê, 0,38 kg P2O5 , tương đương với 1,9 kg supe lân, Như vậy phụ phẩm khí sinh học là một nguồn phân hữu cơ có giá trị.

1.4. Xác định nguồn phụ phẩm nông nghiệp

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những sản phẩm chính còn có những sản phẩm phụ khác. Những sản phẩm phụ đó được gọi là phụ phẩm nông nghiệp. Các phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là vỏ trấu, mùn cưa, bã mía, cùi ngô, bẹ ngô, xơ dừa, rơm, rạ …Đây là nguồn nguyên liệu khổng lồ luôn luôn tồn tại và ngày càng gia tăng.

1.4.1. Rơm rạ

Rơm rạ là một dạng sinh khối có thành phần dinh dưỡng phổ biến nhất cho đồng ruộng trong các phụ phẩm nông nghiệp. Trong 1 tấn rơm rạ chứa 9 kg N tương đương 20 kg urê, 2 kg P và S tương đương 10 kg super lân, 25 kg K tương đương 40 kg Kali, 70 kg Si, 6 kg Ca, 2 kg Mg (Nguồn FAO, Rice Information, 2000).


1 4 2 Thân cây ngô cây chuối a Thân cây ngô thân lá Thân cây ngô chứa 30 40 chất 9

1.4.2. Thân cây ngô, cây chuối

a. Thân cây ngô (thân, lá) Thân cây ngô chứa 30-40%

chất xơ, 7-10% đạm. Như vậy, trong 1 kg thân cây ngô có 600-700 gram chất khô, 70-100g protein, 300-400 gram xơ.


Hình 1.4.9. Thân lá cây ngô


b. Cây chuối

Thân cây chuối sau khi thu hoạch vẫn còn tươi, sinh khối lớn, hàm lượng xơ thô cao có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại hoặc ủ cùng với phân và các loại phụ phẩm khác để nuôi trùn quế (Hình 1.4.10).


Hình 1 4 10 Thân cây chuối Tuy nhiên việc sử dụng thân cây chuối sau thu hoạch 10

Hình 1.4.10. Thân cây chuối


Tuy nhiên, việc sử dụng thân cây chuối sau thu hoạch làm thức ăn cho trùn quế chưa được người chăn nuôi quan tâm, thường hay vứt bỏ, đây là một việc làm rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Thân cây chuối có tỷ lệ nước rất cao trên 90% nên rất dễ hỏng, hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như protein thô, lipid thô ... cũng rất thấp. Vì vậy, nếu sử dụng thân cây chuối để ủ làm thức ăn cho trùn quế thì chúng ta cần kết hợp với các loại nguyên liệu khác để đảm bảo hàm lượng đạm trong thức ăn của trùn quế.

Bảng 1.4.10. Thành phần dinh dưỡng của thân cây chuối lá


TT

Chỉ tiêu

Hàm lượng (%)

1

Vật chất khô

6,6

2

Protein thô

0,65

3

Lipid thô

0,15

4

Xơ thô

1,62

5

Ca

0,06

6

P

0,03

Nguồn: Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tập 2 số 1/2004.


1.4.3. Thân cây thanh long

Lượng rác thải từ cây thanh long rất lớn, có thể đạt mức trung bình từ 1,0 đến 2,0 kg/ngày/cây. Lượng rác thải từ cây thanh long chưa được xử lý để lâu ngày sẽ có mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường và cũng là nguồn lây bệnh cho cây trồng. Để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường thì chúng ta có thể sử dụng thân cây thanh long làm thức ăn nuôi trùn quế.


1.4.4. Cây lục bình

Lục bình chứa hàm lượng nước khá cao từ 90-95% trọng lượng cơ thể (Hình 1.4.11). Hàm lượng vật chất khô thấp là giới hạn chính cho việc thu hoạch, chế biến và sử dụng nguồn sinh khối thực vật. Lục bình chứa 2,9% hàm lượng protein (đạm hữu cơ), 0,9% hydrat carbon (đường bột), 22% cellulose (chất xơ), 1,4% khoáng tổng số. Do hàm lượng đạm trong lục bình thấp nên khi sử dụng lục bình làm thức ăn nuôi trùn quế, chúng ta nên phối trộn với phân chuồng.


Hình 1 4 11 Cây lục bình 1 4 5 Bã mía Bã mía tốt khi nhìn vào chúng ta thấy nó có 11

Hình 1.4.11. Cây lục bình


1 4 5 Bã mía Bã mía tốt khi nhìn vào chúng ta thấy nó có màu trắng sáng Hình 1 4 12

1.4.5. Bã mía

Bã mía tốt khi nhìn vào chúng ta thấy nó có màu trắng sáng (Hình 1.4.12), nếu xuất hiện màu đỏ hoặc đen thì chất lượng đã bị giảm đi.

Thành phần hóa học của bã mía khô có khoảng 45-55% Cellulose, 20-25% Hemicellulose, 18-24% Lignin, 1-4% tro và gần 1% đạm thô. Do hàm lượng đạm thấp nên bã mía được sử dụng như một chất độn để ủ chung với phân chuồng làm

thức ăn nuôi trùn quế. Hình 1.4.12. Bã mía

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí