3
K98 = 798kg/m ) và độ bền khi nén dọc cũng như độ bện uốn tĩnh đều cao nhất trong số 9 dòng Keo tai tượng đã phân tích các tính chất cơ lý gỗ.
3.1.3.4. So sánh tính đồng nhất về các tính chất cơ lý gỗ
Nhằm xác định độ đồng nhất về các tính chất cơ lý gỗ của 9 dòng Keo tai tượng, đề tài đã tiến hành so sánh, đánh giá từng tính chất và theo từng cặp
đôi so sánh. Kết quả được tổng hợp đầy đủ trong phụ lục 11.
Nếu chọn cặp so sánh nào có > 50% số tính chất có trị số trung bình giống nhau thì có thể coi là hai dòng đó tương tự nhau về chất lượng gỗ thì chỉ có 2 cặp K4 - K5 và K8 - K9 thoả mãn điều kiện trên. Với điều kiện có từ hai tính chất trở lên, trong đó phải có khối lượng thể tích và nén dọc giống nhau ta có 3 dòng Keo tai tượng K4, K5 và K7 có tính chất gỗ tương tự như nhau.
3.1.3.5. Nhận xét đánh giá về gỗ
Bảng 3.6: Đánh giá gỗ theo các tính chất cơ lý
Dòng
K2 | K4 | K5 | K6 | K7 | K8 | K9 | K98 | K102 | |
KLTT | NhÑ | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình |
Độ hút ẩm | RÊt thÊp | RÊt thÊp | RÊt thÊp | RÊt thÊp | RÊt thÊp | RÊt thÊp | RÊt thÊp | RÊt thÊp | RÊt thÊp |
Độ co rút | Nứt ít | Nứt vừa | Nứt vừa | Nứt vừa | Nứt ít | Nứt ít | Nứt ít | Nứt vừa | Nứt vừa |
Nén dọc | ThÊp | ThÊp | ThÊp | ThÊp | ThÊp | ThÊp | ThÊp | ThÊp | ThÊp |
Uốn tĩnh | ThÊp | ThÊp | ThÊp | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình | ThÊp |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu, Nội Dung, Vật Liệu, Hiện Trường Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Phương Pháp Phân Tích Một Số Tính Chất Cơ Lý Gỗ
- Độ Co Rút, Độ Hút Nước & Dãn Dài, Độ Hút Ẩm, Độ Bền Nén Dọc Và Độ Bền Uốn Tĩnh
- Chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng Acacia mangium Wild và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống - 7
- Chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng Acacia mangium Wild và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống - 8
Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.
Qua bảng 3.6 ta thấy các dòng Keo tai tượng chủ yếu thuộc nhóm gỗ có khối lượng thể tích trung bình, độ hút ẩm rất thấp, có khả năng co rút ít, gỗ có thể bị nứt với mức độ ít đến vừa, các ứng lực chủ yếu thấp. Nhìn chung gỗ có thể xếp vào nhóm IV đến V trong 6 nhóm xếp theo tính chất cơ lý của tiêu chuẩn TCVN 1072 - 71.
Để đánh giá khả năng sử dụng gỗ cho đồ mộc, đề tài sử dụng cách phân nhóm theo Nguyễn Đình Hưng (1995). Lấy dòng K2 có khối lượng thể tích thấp nhất (580kg/m3) tương đương với khối lượng thể trung bình của Keo tai
98
tượng nói chung (586kg/m3) [1] và K có khối lượng thể tích cao nhất (798kg/m3) để so sánh với bảng phân loại gỗ ở phụ lục 12. Kết quả được tổng hợp trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Đánh giá khả năng sử dụng gỗ của dòng K2 và K98
Tính chất, đặc điểm
Xếp loại | ||
K2 | K98 | |
Độ bền tự nhiên | B | B |
Vân gỗ | A | A |
Mặt gỗ | B | B |
Khối lượng thể tích | A | A |
Khả năng chế biến | A | A |
HƯ sè co rĩt thĨ tÝch | A | A |
Khả năng gia công bề mặt | A | A |
Uốn tĩnh | A | A |
Màu sắc | A | A |
Khả năng sử dụng gỗ để làm đồ mộc | Nhãm I | Nhãm I |
Qua bảng 3.7 cho thấy gỗ của 9 dòng Keo tai tượng đều rất thích hợp để sản xuất đồ mộc.
3.1.4. Cắt tạo chồi, dẫn dòng và giâm hom
3.1.4.1. Kết quả cắt tạo chồi
Sau khi chọn cây trội, đề tài đã tiến hành thí nghiệm cắt tạo chồi ở các vị trí như hình 2.1, cụ thể như sau:
Vị trí số 1 - Cắt thân ở độ cao 1,2m (61 cây) Vị trí số 2 - Cắt thân ở độ cao 2,5m (10 cây) Vị trí số 3 - Cắt cành phía dưới (23 cây) Vị trí số 4 - Cắt cụt ngọn (22 cây)
Số liệu cắt tạo chồi cụ thể của từng cây trội được tổng hợp trong phụ lục
13. Bảng 3.8 chỉ tổng hợp các cây đã thu được chồi, kết quả như sau:
Trong số 61 cây cắt ở vị trí số 1 chỉ có 11 cây ra chồi, chiếm 18%; 10 cây cắt ở vị trí 2 đều không ra chồi (phụ lục 13). Kết quả này phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Chiến khi nghiên cứu về các loài keo [2]. Ngoài ra lượng chồi của các cây cắt ở vị trí này cũng rất ít và chỉ lấy được hom của cây K4 với lượng hom rất ít (hình 3.7) còn các cây khác đều bị người và gia súc phá gãy chồi.
K4
K8
Hình 3.7: Chồi gốc của các cây trội
Bảng 3.8: Kết quả cắt tạo chồi cho các cây trội Keo tai tượng
TT
Cây trội | Vị trí cắt tạo chồi | Sè hom thu được | Tỷ lệ cây ra chồi (%) | Ghi chó | |
1 | K4 | 1 | 11 | 18,0 | 11/61 cây ra chồi |
2 | K102 | 3 | 241 | 82,6 | 19/23 cây ra chồi |
3 | K84 | 3 | 185 | ||
4 | K88 | 3 | 179 | ||
5 | K111 | 3 | 161 | ||
6 | K100 | 3 | 156 | ||
7 | K97 | 3 | 155 | ||
8 | K112 | 3 | 142 | ||
9 | K116 | 3 | 133 | ||
10 | K75 | 3 | 119 | ||
11 | K93 | 3 | 107 | ||
12 | K101 | 3 | 104 | ||
13 | K73 | 3 | 72 | ||
14 | K77 | 3 | 69 | ||
15 | K113 | 3 | 57 | ||
16 | K87 | 3 | 48 | ||
17 | K99 | 3 | 34 | ||
18 | K107 | 3 | 27 | ||
19 | K115 | 3 | 15 | ||
20 | K103 | 3 | 12 | ||
Céng | 2.016 | ||||
21 | K83 | 4 | 290 | 90,9 | 20/22 cây ra chồi |
22 | K90 | 4 | 238 | ||
23 | K81 | 4 | 225 | ||
24 | K72 | 4 | 214 | ||
25 | K109 | 4 | 188 | ||
26 | K80 | 4 | 187 | ||
27 | K92 | 4 | 181 | ||
28 | K91 | 4 | 123 | ||
29 | K104 | 4 | 119 | ||
30 | K96 | 4 | 118 | ||
31 | K94 | 4 | 111 | ||
32 | K110 | 4 | 103 | ||
33 | K86 | 4 | 102 | ||
34 | K78 | 4 | 100 | ||
35 | K98 | 4 | 92 | ||
36 | K82 | 4 | 75 | ||
37 | K79 | 4 | 59 | ||
38 | K85 | 4 | 58 | ||
39 | K89 | 4 | 20 | ||
40 | K108 | 4 | 18 | ||
Céng | 2.621 |
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.8 cho thấy phương pháp cắt cụt ngọn (vị trí 4) cho chồi nhiều hơn (2.621 hom) ở vị trí dưới tán (vị trí 3) và đạt 90,9% tỉ lệ cây ra chồi. Phương pháp cắt cành phía dưới tán (vị trí 3) cho hiệu quả thấp hơn với 82,6% số cây ra chồi và thu được 2.016 hom.
Qua đó có thể tạm kết luận: Khi cắt tạo chồi cho các cây trội Keo tai tượng có tuổi tương tự nên cắt cụt ngọn (vị trí 4) sẽ cho tỷ lệ cây ra chồi cũng như số lượng hom thu được đều cao. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể cắt cành (vị trí 3) nhưng không nên cắt thân ở vị trí 1 và 2 do tỷ lệ cây ra chồi rất thấp cũng như lượng hom rất ít để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.1.4.2. Kết quả dẫn dòng
Đối với đa số các loài cây trồng rừng nói chung và Keo tai tượng nói riêng, khả năng ra rễ phụ thuộc đặc điểm di truyền của từng cây và tuổi của cây mẹ lấy hom.
Xuất phát từ đặc điểm nêu trên và do các cây trội đều ở độ tuổi thành thục, đề tài đã tiến hành thí nghiệm dẫn dòng cho 40 cây trội Keo tai tượng.
Hình 3.8: Giâm hom KTT
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.9 tuy không có sự khác biệt rõ rệt nhưng phần nào đã biểu hiện đúng quy luật về tuổi sinh lý, tỉ lệ ra rễ của hom ở gốc là 63%, cành là 56,9% và ngọn là 45,4%. Trong số
40 cây trội, hom của các cây K75, K77, K88 và K99 có tỷ lệ ra rễ trên 80%. Ngược lại một số cây không ra rễ (K103, K108, K115) hoỈc khã ra rƠ (K92, K94, K104…).
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả dẫn dòng 40 cây trội Keo tai tượng
STT
Cây trội | Sè hom giâm | Sè hom ra rÔ | Tỷ lệ ra rễ trung bình (%) | V% | Vị trí cắt | |
1 | K4 | 11 | 7 | 63,6 | - | 1 (1,2m) |
2 | K99 | 34 | 31 | 91,2 | - | 3 (Cắt cành dưới tán) |
3 | K77 | 69 | 61 | 88,1 | 6,4 | |
4 | K75 | 119 | 100 | 84,1 | 2,2 | |
5 | K88 | 179 | 145 | 80,6 | 3,4 | |
6 | K84 | 185 | 134 | 73,3 | 4,0 | |
7 | K107 | 27 | 19 | 70,4 | - | |
8 | K112 | 142 | 88 | 62,2 | 3,3 | |
9 | K93 | 107 | 66 | 62,0 | 6,7 | |
10 | K116 | 133 | 78 | 58,7 | 3,8 | |
11 | K101 | 104 | 55 | 53,3 | 6,2 | |
12 | K97 | 155 | 79 | 51,1 | 6,5 | |
13 | K100 | 156 | 71 | 45,8 | 2,1 | |
14 | K113 | 57 | 26 | 45,7 | 2,6 | |
15 | K102 | 241 | 103 | 43,1 | 5,1 | |
16 | K73 | 72 | 26 | 36,0 | 2,5 | |
17 | K87 | 48 | 17 | 35,5 | 5,9 | |
18 | K111 | 161 | 49 | 30,6 | 2,5 | |
19 | K103 | 12 | 0 | 0,0 | - | |
20 | K115 | 15 | 0 | 0,0 | - | |
Céng | 2.016 | 1.148 | ||||
21 | K98 | 92 | 69 | 75,0 | 2,2 | 4 (Cắt cụt ngọn) |
22 | K86 | 102 | 75 | 73,6 | 1,9 | |
23 | K82 | 75 | 49 | 65,3 | 2,4 | |
24 | K91 | 123 | 80 | 64,8 | 3,1 | |
25 | K78 | 100 | 61 | 60,9 | 4,1 | |
26 | K80 | 187 | 114 | 60,8 | 3,5 | |
27 | K89 | 20 | 11 | 55,0 | - | |
28 | K79 | 59 | 32 | 54,6 | 4,0 | |
29 | K110 | 103 | 55 | 53,4 | 4,2 | |
30 | K81 | 225 | 114 | 51,2 | 2,8 | |
31 | K85 | 58 | 27 | 46,5 | 6,6 | |
32 | K83 | 290 | 130 | 44,8 | 3,0 | |
33 | K90 | 238 | 95 | 39,0 | 7,9 | |
34 | K72 | 214 | 79 | 36,6 | 4,9 | |
35 | K109 | 188 | 66 | 34,8 | 4,4 | |
36 | K96 | 118 | 35 | 29,7 | 1,6 | |
37 | K92 | 181 | 49 | 27,2 | 2,9 | |
38 | K104 | 119 | 29 | 24,4 | 2,1 | |
39 | K94 | 111 | 20 | 18,2 | 5,5 | |
40 | K108 | 18 | 0 | 0,0 | - | |
Céng | 2.621 | 1.190 |
So sánh kết quả dẫn dòng giữa các vị trí cắt tạo chồi ở vị trí 3 và 4 cho thấy hầu hết hom chồi thu từ vị trí 3 của các cây trội đều có tỷ lệ ra rễ từ 30,6% - 91,2% với 11 cây có tỷ lệ ra rễ trên 50% chiếm 58%, cao hơn so với hom thu ở vị trí 4 (cắt cụt ngọn), tỷ lệ ra rễ cao nhất chỉ đạt 75%. Kết quả này phù hợp với quy luật tuổi sinh lý tăng dần từ gốc lên ngọn cây.
Do số lượng hom ít và không đều trong các lần thí nghiệm nên đề tài không thể bố trí thí nghiệm đầy đủ theo lặp cho tất cả các cây trội và chỉ sử dụng một loại thuốc kích thích ra rễ IBA 1%. Tuy vậy, đề tài đã tính được độ biến động về tỷ lệ ra rễ của 34 cây trội. Theo kết quả ở bảng 3.9, mức độ biến
động giữa các lần thí nghiệm đều rất thấp (<10%). Điều đó cho thấy hom cắt tại các thời điểm khác nhau hầu như đều có khả năng ra rễ tương đương. Vì vậy việc tận thu chồi nhiều lần (3 lần) vẫn hiệu quả.
Ngoài ra, hom của cây trội K4 có tỷ lệ ra rễ đạt khá cao (63,6%), Tuy nhiên, do dung lượng mẫu quá ít nên chưa đảm bảo đủ độ tin cậy.
Nhìn chung với 37/40 cây trội đã dẫn dòng thành công có thể thấy Keo tai tượng 10 - 13 tuổi vẫn có thể dẫn dòng được. Tuy tỷ lệ ra chồi của cây trội cũng như tỷ lệ ra rễ của hom không cao như các dòng Keo lá tràm và keo lai nhưng cũng có thể nói rằng có thể tạo hom ở tuổi 10 -13.
Từ lượng hom đã dẫn dòng thành công, đề tài đã trồng vườn vật liệu nhằm trẻ hóa nguồn giống và cung cấp vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.1.4.3. Kết quả giâm hom
Sau khi trẻ hóa, đề tài đã tiến hành thí nghiệm giâm hom cho 37 cây trội. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần với dung lượng mẫu đủ lớn (số hom giâm ≥ 30 hom/1 lần) và chỉ sử dụng một loại thuốc IBA 1% để kích thích ra rễ. Kết quả giâm hom chi tiết của các lần lặp được tổng hợp trong phụ lục 15.
Qua bảng 3.10 xác định được 2 dòng có khả năng nhân giống cao là K101 và K102 tỷ lệ hom ra rễ trên 80%, lượng cây hom thu được rất nhiều.
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy các hom có nguồn gốc từ các cành phía dưới (vị trí 3) có tỷ lệ ra rễ cao hơn với 7 dòng có tỷ lệ ra rễ trên 60% trong khi hom của các dòng cắt ngọn (vị trí 4) đều có tỷ lệ ra rễ dưới 60%. Kết quả này một lần nữa đã phản ánh đúng quy luật tự nhiên, hom có tuổi sinh lý càng trẻ thì càng dễ ra rễ và ngược lại.
Tuy nhiên, khi so sánh với kết quả dẫn dòng, một số dòng có tỷ lệ ra rễ cao, trên 80% như K75, K77, K88 và K99 nhưng trong thí nghiệm giâm hom tỷ lệ ra rễ chỉ đạt từ 48,1 đến 66,4%. Ngược lại, tỷ lệ ra rễ khi dẫn dòng của dòng K101, K102 chỉ đạt 53,3% và 43,1% nhưng trong thí nghiệm giâm hom lại rất cao, tỷ lệ ra rễ tương ứng đạt 84,2% và 81,1%.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, do khả năng ra chồi của các cây trội
không cao nên đề tài đã tiến hành thử nghiệm giâm hom lá. Kết quả ban đầu rất khả quan với tỷ lệ lá ra rễ của các dòng đều đạt khá cao (> 60%), rễ rất nhiều và phát triển rất mạnh (hình 3.9), thời gian ra rễ từ 22 - 25 ngày. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan, chúng tôi chưa thực hiện được các thí nghiệm tiếp theo. Vấn đề này đề tài xin phép
được tiếp tục nghiên cứu và hy vọng sẽ được trình bày tiếp trong những báo cáo sau này.
Hình 3.9: Hom lá KTT đã ra rễ