Mục Tiêu, Nội Dung, Vật Liệu, Hiện Trường Và Phương Pháp Nghiên Cứu


Hawkins Creek, Bronte, Kennedy và Cardwell. Tăng trưởng của các xuất xứ tốt đạt 3,85m/năm về chiều cao và 4,5cm/năm về đường kính là kết quả rất có triển vọng cho rừng trồng. Tiếp đến là khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng ở Sông Mây - Đồng Nai năm 1989 và 1990, Bầu Bàng - Bình Dương năm 1988 - 1989. Qua khảo nghiệm cho thấy hầu hết các xuất xứ sinh trưởng tốt nhất là Tully Region sau đó là Cardwell ở Sông Mây, và các xuất xứ Kennedy, Hawkins Creek, Cardwell, Bronte, Derideri, Pongaki và Pascoe River ở Bầu Bàng [10], [11], [14], [21].

- Vùng Tây Nam Bộ: Khảo nghiệm ở Tà Pạ - Tri Tôn và Núi Cấm - Tịnh Biên - An Giang, một số loài keo vùng thấp và keo chịu hạn đã được trồng thử nghiệm vào năm 1993. Kết quả sau 8 năm trồng cho thấy hai xuất xứ Bamidebun của Keo lá liềm và Derideri của Keo tai tượng có sinh trưởng khá ở An Giang [32]. Kết quả này cũng rất phù hợp với kết quả mà Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thu được trong nhiều khảo nghiệm trên cả nước.

Giai đoạn từ 1996 - 2005: Các nghiên cứu tập trung vào chọn lọc cây trội, xây dựng khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm tăng thu di truyền cũng như xây dựng các rừng giống, vườn giống.

- Chọn lọc cây trội: Năm 2001 đã chọn và dẫn giống được 83 dòng Keo tai tượng tại vườn giống Bình Dương, năm 2002 cũng đã chọn được 110 cây trội từ vườn giống ở Đông Hà - Quảng Trị và Ba Vì - Hà Tây. Chọn lọc cây trội ở giai đoạn này chú ý nhiều về sinh trưởng chứ chưa kết hợp với các chỉ tiêu chất lượng gỗ như tỷ trọng, độ nén xuyên tâm...

- Xây dựng các khảo nghiệm: Khảo nghiệm hậu thế Keo tai tượng ở Cẩm Quỳ Hà - Tây năm 1993. Quần thể gốc để chọn lọc cây trội là 10ha rừng Keo tai tượng 6 tuổi được trồng năm 1986, 10 cây trội đã được chọn lọc đều có sinh trưởng nhanh hơn quần thể gốc, dáng thân đẹp, tròn đều, không sâu bệnh, đã được đưa vào khảo nghiệm. Kết quả ban đầu về khảo nghiệm hậu thế


30 tháng tuổi cho thấy cây mẹ có ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng chiều cao và đường kính của các cây con. Hậu thế của các cây mẹ khác nhau có sinh trưởng khác biệt nhau. Kết quả khảo nghiệm này đã chọn được 5 cây mẹ cho hậu thế sinh trưởng tốt. Trong các năm 1996 - 1998 dự án FORTIP về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng hợp tác với Khoa Lâm nghiệp và sản phẩm rừng của CSIRO đã xây dựng được 2 vườn giống hữu tính thế hệ 1 tại Ba Vì (3ha với 84 gia đình thuộc 7 xuất xứ) và Chơn Thành (3ha với 140 gia đình thuộc 7 xuất xứ) [29]. Cuối năm 1999 vườn giống Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Chơn Thành đã chọn được 50 cây trội từ 50 gia đình tốt nhất để nhân giống bằng hom và xây dựng vườn giống gồm các dòng vô tính ưu trội tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận. Đến năm 2001 xây dựng được 2 ha khảo nghiệm dòng vô tính Keo tai tượng tại Bình Dương, năm 2002 xây dựng tiếp 2 ha gồm 100 dòng tại Quảng Bình và 2 ha gồm 72 gia

đình tại Quảng Trị và Hà Tây để phục vụ nghiên cứu về di truyền phân tử. Một khảo nghiệm tăng thu di truyền cho Keo tai tượng cũng được xây dựng tại Ba Vì vào năm 2002. Năm 2003, đã xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính, các khảo nghiệm tăng thu di truyền, khảo nghiệm phục vụ cho nghiên cứu về di truyền phân tử tại Cầu Hai - Phú Thọ và Đông Hà - Quảng Trị [29]. Tính đến tháng 9 năm 2007, đã có 2ha vườn giống vô tính Keo tai tượng tại Bầu bàng - Bình Dương do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng xây dựng đã được cấp chứng chỉ nguồn giống.

Thời gian gần đây các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho Keo tai tượng đã được thực hiện tương đối đầy đủ như nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đến sinh trưởng của rừng trồng nguyên liệu giấy, nếu loại bỏ khoảng 30% cây giống kém chất lượng thì năng suất tăng khoảng 20 - 30% và chất lượng thân cây tăng khoảng 10% [26]. Theo Nguyễn Hữu Thiện (2005), khai thác trung gian đã làm thay đổi tổng sản lượng rừng, phương thức khai thác trung gian 2 lần (chặt 50% ở tuổi 4 và khai thác ở tuổi 7) cho hiệu


quả cao nhất với năng suất đạt 648,95m3 ở tuổi 7 [27]. Tuy nhiên, hạt giống Keo tai tượng hiện nay chủ yếu do người dân thu hái xô bồ và phân phối trên thị trường tự do [30], đây là nguồn giống kém chất lượng và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng của rừng trồng. Tái sinh tự nhiên rừng Keo tai tượng cũng đã được nghiên cứu ở miền Đông Nam Bộ, kết quả cho thấy nuôi dưỡng cây tái sinh nên tỉa thưa 5 lần với cường độ từ 15

- 20%/lần [33].


Hiện nay ở Việt Nam việc tìm hiểu, nghiên cứu chất lượng gỗ Keo tai tượng chủ yếu tập trung vào đánh giá khuyết tật gỗ, tỷ trọng gỗ và khả năng chế biến gỗ. Theo Nguyễn Trọng Nhân (2003), ba loại gỗ Keo tai tượng, keo lai, Keo lá tràm có khuyết tật chủ yếu là mắt sống, mắt mục, gỗ biến màu, gỗ bị mục do bị nấm, gỗ bị hà do côn trùng. Trong đó gỗ Keo tai tượng có tỷ lệ khuyết tật thấp nhất (30,87%) trong khi Keo lá tràm là 34,19% và keo lai là 42,86% [24]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Đào Xuân Thu (2006) cho thấy gỗ Keo tai tượng là một trong những loại nguyên liệu tốt cho công nghệ biến tính gỗ [31]. Gỗ Keo tai tượng sau khi biến tính có thể làm nguyên liệu cho công nghệ sản xuất đồ mộc cao cấp.

Kết quả thử nghiệm sản xuất ván ghép thanh bằng gỗ Keo tai tượng ở tuổi 7 - 8 với đường kính từ 15 - 20cm cho thấy công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế sản xuất ở Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng gỗ dùng làm khung cửa, cánh cửa và các chi tiết đồ mộc khác [5], [6].

Đến nay, việc dẫn dòng các cây trội Keo tai tượng đã được tiến hành theo nhiều cách khác nhau như chiết, giâm hom cành. Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên chủ yếu áp dụng cho các cây trội trẻ tuổi (từ 4 - 5 tuổi). Theo Nguyễn Văn Chiến (2003), loài Keo tai tượng là đối tượng rất khó ra rễ, tỷ lệ chồi mọc ra từ đoạn gốc từ đoạn gốc (0,5 - 1,3m) là rất thấp và thường bị chết khi đốn thấp [2], tương tự với kết quả điều tra đánh giá thực tế ở 5 lâm trường


cho thấy khả năng bật chồi của các gốc cây cao 0,1 - 1,5m đã khai thác ở rừng trồng là rất ít so với Keo lá tràm và keo lai. Chính vì lý do này đề tài đã nghiên cứu các vị trí cắt tạo chồi và dẫn dòng cho các cây trội Keo tai tượng từ 10 - 13 tuổi ở Tuyên Quang.

Những năm gần đây chỉ thị phân tử được dùng phổ biến trong nghiên cứu nguồn gốc phát sinh loài; phân loại; đánh giá đa dạng di truyền, tỷ lệ thụ phấn chéo trong các rừng giống, vườn giống... Nguyễn Hoàng Nghĩa đã đánh giá đa dạng di truyền của một số nguồn giống cây bản địa như Lim xanh, Sao hình tim bằng chỉ thị RAPD và AND lục lạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất xứ lim xanh ở Cầu Hai ít đa dạng hơn các xuất xứ ở Quảng Ninh và Nghệ An [22]. Các tác giả cũng đã kết luận là 50 mẫu lá Sao hình tim có cùng nguồn gốc vì không có sự đa hình các gen lục lạp đã nghiên cứu [23].

Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng

đã hợp tác với Khoa lâm nghiệp của CSIRO ứng dụng chỉ thị phân tử để xác

định các dòng keo lai và Keo lá tràm tốt nhất đã lựa chọn cũng như bước đầu thí nghiệm đánh giá mức độ đa dạng di truyền của hạt giống thu được từ các rừng giống, vườn giống Keo tai tượng [12], [13], [15]. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền cho thấy rừng giống xuất xứ Pongaki ở Ba Vì và rừng giống FORTIP tại Đông Hà có đa dạng di truyền cao hơn hẳn so với các khu rừng tại Bầu Bàng, Hàm Yên và Phong Châu [29].


Chương 2 - Mục Tiêu, Nội dung, vật liệu, hiện trường và phương pháp nghiên cứu


2.1. Mục tiêu nghiên cứu


1 - Chọn lọc một số dòng Keo tai tượng có sinh trưởng nhanh và tỷ trọng gỗ cao.

2 - Đánh giá đa dạng di truyền của các cây trội Keo tai tượng đã chọn và ứng dụng kết quả này trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống.

2.2. Nội dung nghiên cứu


1. Chọn lọc cây trội và phân tích một số tính chất cơ lý gỗ


- Chọn lọc cây trội Keo tai tượng ở 5 lâm trường thuộc tỉnh Tuyên Quang theo các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, Hvn).

- Đánh giá sơ bộ về màu sắc, độ nứt, độ xốp của thớt gỗ khi cắt tạo chồi.

- Phân tích một số tính chất cơ, lý gỗ của một số cây trội đã chọn lọc.


- Nghiên cứu phương pháp cắt tạo chồi, dẫn dòng và giâm hom các cây trội Keo tai tượng 10 - 13 tuổi.

2. Phân tích đa dạng di truyền của các cây trội đã chọn lọc và ứng dụng chỉ thị phân tử trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống.

2.3. Vật liệu nghiên cứu


Vật liệu nghiên cứu là 116 cây trội chọn lọc tại 5 lâm trường ở Tuyên Quang. Hom của các cây trội sẽ được sử dụng trong nghiên cứu dẫn dòng và giâm hom.


Vật liệu trong thí nghiệm phân tích các tính chất cơ lý gỗ bao gồm 9 dòng cây trội Keo tai tượng là: K2, K4, K5, K6, K7, K8, K9, K98, K102.

Vật liệu trong thí nghiệm phân tích chỉ thị phân tử bao gồm 40 cây trội Keo tai tượng trong đó có 6 cây trội là các xuất xứ: Ingham ký hiệu là A7, Mossman - A31, Carwell - C1, Wipim - W1, Pongaki - P1, Iron Range - I1) và 34 cây trội ký hiệu lần lượt là: K4, K72, K75, K77, K78, K79, K80, K81, K82, K83, K84, K85, K86, K88, K89, K90, K91, K92, K93, K94, K96, K97, K98, K100, K101, K102, K104, K107, K109, K110, K111, K112, K113, K116.

Mồi sử dụng cho nhân PCR là các mồi ngẫu nhiên RAPD của hãng OPERON (Mỹ) gồm: OPC10, OPC18, OPC19, OPC20 và OPB17 (bảng 2.1)

và 1 gen lục lạp trnL.


Bảng 2.1: Trỡnh tự mồi RAPD


STT

Tên mồi

Trình tự

1

OPC10

5’-TGTCTGGGTG-3’

2

OPC18

5’-TGAGTGGGTG-3’

3

OPC19

5’-GTTGCCAGCC-3’

4

OPC20

5’-ACTTCGCCAC-3’

5

OPB17

5’-AGGGAACGAG-3’

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng Acacia mangium Wild và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống - 3


2.4. Hiện trường nghiên cứu


Nghiên cứu chọn lọc cây trội được tiến hành trong các khu rừng Keo tai tượng 10 - 13 tuổi ở 5 lâm trường thuộc tỉnh Tuyên Quang là Tân Thành, Tân Phong, Chiêm Hoá, Nguyễn Văn Trỗi và Sơn Dương.

Các thí nghiệm dẫn dòng được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu sản xuất và chuyển giao công nghệ giống cây lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang.


Thí nghiệm phân tích một số tính chất cơ lý gỗ được thực hiện tại Phòng tài nguyên thực vật - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

Thí nghiệm Phân tích đa dạng di truyền của các dòng Keo tai tượng

được thực hiện tại Viện công nghệ sinh học.


Bảng 2.2: Đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu


(Nguồn: Viện sinh thái rừng và môi trường)

STT

Chỉ tiêu

Trung bình năm

1

Tổng bức xạ (kcl/cm2)

147,0

2

Lượng mây (số phần 10)

8,0

3

Tổng số giờ nắng (giờ)

1589

4

Vận tốc gió trung bình (m/s)

1,3

5

Nhiệt độ trung bình (oC)

22,9

6

Nhiệt độ tối cao (oC)

39,6

7

Nhiệt độ tối cao trung bình (oC)

20,2

8

Nhiệt độ tối thấp trung bình (oC)

23,1

9

Biên độ nhiệt (oC)

7,1

10

Lượng mưa trung bình (mm)

1641,4

11

Số ngày mưa (ngày)

143,5

12

Độ ẩm không khí (%)

84,0

13

Độ ẩm không khí tối thấp (%)

64,0

14

Lượng bốc hơi (mm)

760,3


Số liệu khí hậu bảng 2.2 cho thấy điều kiện khí hậu ở tỉnh Tuyên Quang có lượng mưa khá cao (1641,4mm/năm), thời gian mưa kéo dài, độ ẩm không khí cao. Ngược lại, lượng bốc hơi thấp (760,3mm/năm) nên lượng mưa hữu hiệu cao.

Phân tích tính chất đất tại phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm sinh thái và môi trường rừng.


Bảng 2.3: Tính chất đất ở các địa điểm chọn cây trội


Địa

điểm lấy mẫu


Độ sâu (cm)


pH Kcl


Mùn (%)

Đạm tổng số (%)


C/N

Dễ tiêu (ppm)

Ca,Mg trao đổi

(mđl/100g)

Chua thuỷ phân

me/100g

Chua trao

đổi

(mđl/100g)

Thành phần cơ giới (%)

P2O5

K2O

Ca++

Mg++

H+

Al+++

2-

0,02

0,02-

0,002

<0,002


Lâm

0-20

3,40

4,65

0,20

13,17

15,75

29,95

0,52

0,31

14,79

0,23

4,69

25,69

28,90

45,41

trường

Tân

40-

50

3,54

2,44

0,11

12,66

9,13

29,86

0,41

0,21

11,34

0,10

4,62

21,79

32,93

45,28

Thành

80-

100

3,72

1,92

0,10

11,54

6,07

40,33

0,62

0,21

9,08

0,12

3,40

21,80

26,75

51,45



Lâm

0-20

3,72

3,10

0,15

11,82

22,92

22,77

0,20

0,10

9,79

0,20

2,64

47,01

22,42

30,57

trường

Tân

40-

50

3,80

1,35

0,06

13,07

9,90

5,27

0,20

0,10

6,09

0,16

1,86

42,99

22,40

34,61

Phong

80-

100

3,87

1,13

0,07

9,19

11,19

17,55

0,20

0,10

5,76

0,10

1,82

43,05

20,34

36,61



Lâm

0-20

3,45

2,42

0,08

16,61

5,61

29,42

0,51

0,21

8,07

0,18

2,49

36,45

24,60

38,95

trường

Chiêm

40-

50

3,73

0,51

0,03

10,69

10,39

17,65

0,41

0,41

3,58

0,06

0,76

32,48

24,55

42,97

Hoá

80-

100

3,85

0,28

0,02

7,37

6,05

10,85

0,51

0,21

2,87

0,04

0,37

32,29

24,62

43,09



Lâm

0-20

3,42

3,83

0,14

15,01

27,06

49,76

0,31

0,21

12,05

0,25

4,17

56,82

20,56

22,62

trường

Nguyễn Văn Trỗi

40-

50

80-

100


3,57


3,66


0,65


0,44


0,03


0,03


10,97


9,18


9,87


18,26


14,61


22,25


0,51


0,62


0,20


0,21


5,51


7,53


0,10


0,08


2,84


4,74


63,46


52,85


24,36


30,75


12,18


16,40



Lâm

0-20

3,41

2,79

0,10

16,02

29,22

45,14

0,41

0,31

10,96

0,18

3,93

36,33

26,70

36,97

trường

Sơn

40-

50

3,41

1,37

0,05

16,09

8,21

19,93

0,41

0,31

8,77

0,12

4,07

34,53

28,64

36,83

Dương

80-

100

3,44

1,20

0,04

16,90

9,54

24,20

0,51

0,10

8,96

0,12

4,08

28,25

24,60

47,15

Số liệu phân tích đất ở bảng 2.3 cho thấy mẫu đất ở các lâm trường Tõn Thành, Chiờm Hóa và Sơn Dương có thành phần cơ giới từ sét nặng đến rất nặng (hạt có đường kính bé hơn 0,02mm từ 63,6% đến 78,2%) còn ở lâm trường Tõn Phong và Nguyễn Văn Trỗi có thành phần cơ giới là sét trung bình (hạt có đường kính bé hơn 0,02mm từ 36,5% đến 57%).

Về độ chua thể hiện ở trị số pH Kcl cũng cho thấy đất rất chua (pH từ 3,4

- 3,87). Ngoài ra lượng mùn và đạm tổng số cũng rất thấp, đặc biệt là ở lâm trường Chiờm Hóa và Sơn Dương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023