1
2
3
4
Hình 3.2: Các mức độ nứt của gỗ Keo tai tượng
1. Nứt toác 2. Nứt nhiều
3. Hơi nứt 4. Không nứt
Kết quả mục trắc về độ nứt cho thấy các cây trội được chọn bao gồm cả những cây có gỗ nứt toác, nứt nhiều, nứt ít và không nứt (hình 3.2). Tuy nhiên, mức độ nứt của các mẫu gỗ còn phụ thuộc vào vị trí cắt, nếu vết cắt ở điểm cong của thân cây thì gỗ sẽ bị nứt nhiều hơn.
Tương tự như độ nứt, độ xốp mẫu gỗ của các cây trội đều được đánh giá từ xốp đến đanh nhưng không có cây nào rất xốp. Qua quan sát thực tế cho thấy có thể phân biệt dễ dàng hai loại gỗ khi cắt tạo chồi là gỗ xốp và gỗ đanh bằng phương pháp mục trắc thớt gỗ (hình 3.3 và 3.6). Ngoài ra, qua quan sát về độ xốp cho thấy các mẫu gỗ được đánh giá là đanh hoặc xốp đều đồng nhất từ gốc đến ngọn cây (hình 3.3).
3.1: ở vị trí 1m; 3.2: ở vị trí 5m; 3.3: ở vị trí 9m; 3.4: ở vị trí 13m
3.3
3.2
3.4
3.1
6.1: ở vị trí 1m; 6.2: ở vị trí 5m; 6.3: ở vị trí 9m; 6.4: ở vị trí 13m
6.4
6.2
6.3
6.1
Hình 3.3: Mẫu gỗ mục trắc là xốp (ảnh trên), là đanh (ảnh dưới)
Kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.4 cho thấy màu sắc gỗ của các dòng Keo tai tượng trên được đánh giá là đen có sự biến đổi rất rõ theo thời gian. ë thời
điểm ngay sau khi cắt, các mẫu gỗ được đánh giá là đen như dòng K1, K101… (hình 3.4 a) nhưng màu nhạt dần theo thời gian, các mẫu gỗ để sau 1 tháng có màu nâu đến nâu xám (hình 3.4 b, c, d). Tuy không rõ ràng nhưng các mẫu gỗ
được đánh giá là vàng sẫm cũng chuyển dần thành màu hồng (hình 3.4). Có thể thấy màu gỗ ở thời điểm sau 1 tháng gần như đã ổn định và thể hiện tương
đối chính xác màu thật của các mẫu gỗ, gần giống với ảnh chụp các mẫu gỗ sau 1 năm theo dõi.
a
b
c
d
Hình 3.4: Màu sắc của gỗ Keo tai tượng theo thời gian
(a: Ngay sau khi cắt; b: Sau 1 tuần; c: Sau 1 tháng; d: Sau 1 năm)
Từ kết quả phân tích trên, cho thấy màu sắc của các mẫu gỗ chỉ có 2 màu hồng (sáng) và xám (sẫm).
3.1.3. Phân tích một số tính chất cơ lý gỗ
Từ 116 cây trội đề tài tạm phân ra 4 nhóm, mỗi nhóm lấy 1 - 3 cây để phân tích các tính chất cơ lý gỗ, cụ thể là:
Nhóm 1 - Gỗ đanh, không nứt (K4, K6, K98) Nhóm 2 - Gỗ đanh, nứt (K9)
Nhóm 3 - Gỗ xốp, không nứt (K5, K102) Nhóm 4 - Gỗ xốp, nứt (K2, K7, K8)
3.1.3.1. Tỷ lệ gỗ lõi
Bảng 3.3: Kết quả xác định tỷ lệ gỗ lõi của các dòng Keo tai tượng
Dòng | K2 | K4 | K5 | K6 | K7 | K8 | K9 | K98 | K102 | ||
Khóc 1 | Đầu to | ĐK khúc | 20,0 | 20,3 | 21,5 | 23,8 | 25,5 | 22,5 | 19,3 | 25,5 | 28,3 |
ĐK lõi | 17,3 | 16,3 | 17,5 | 20,3 | 21,3 | 18,8 | 15,5 | 22,5 | 24,0 | ||
Tỷ lệ gỗ lõi (%) | 86,3 | 80,2 | 81,4 | 85,3 | 83,3 | 83,3 | 80,5 | 88,2 | 85,0 | ||
Đầu nhỏ | ĐK khúc | 19,3 | 19,5 | 21,5 | 22,8 | 27,0 | 22,5 | 18,8 | 24,5 | 28,0 | |
ĐK lõi | 16,8 | 15,5 | 17,5 | 20,0 | 20,8 | 18,5 | 15,3 | 22,0 | 23,0 | ||
Tỷ lệ gỗ lõi (%) | 87,0 | 79,5 | 81,4 | 87,9 | 76,9 | 82,2 | 81,3 | 89,8 | 82,1 | ||
Khóc 2 | Đầu to | ĐK khúc | 13,0 | 13,3 | 13,5 | 15,3 | 16,5 | 17,3 | 15,8 | 18,5 | 18,5 |
ĐK lõi | 10,8 | 10,3 | 11,0 | 13,3 | 13,5 | 13,0 | 11,8 | 15,3 | 15,0 | ||
Tỷ lệ gỗ lõi (%) | 82,7 | 77,4 | 81,5 | 86,9 | 81,8 | 75,4 | 74,6 | 82,4 | 81,1 | ||
Đầu nhỏ | ĐK khúc | 12,0 | 13,3 | 13,3 | 15,0 | 16,3 | 17,3 | 15,8 | 17,8 | 18,3 | |
ĐK lõi | 10,0 | 10,3 | 10,5 | 12,8 | 13,0 | 13,0 | 11,3 | 15,0 | 14,5 | ||
Tỷ lệ gỗ lõi (%) | 83,3 | 77,4 | 79,2 | 85,0 | 80,0 | 75,4 | 71,4 | 84,5 | 79,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng Acacia mangium Wild và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống - 2
- Mục Tiêu, Nội Dung, Vật Liệu, Hiện Trường Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Phương Pháp Phân Tích Một Số Tính Chất Cơ Lý Gỗ
- So Sánh Tính Đồng Nhất Về Các Tính Chất Cơ Lý Gỗ
- Chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng Acacia mangium Wild và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống - 7
- Chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng Acacia mangium Wild và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống - 8
Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.
Kết quả xác định tỷ lệ gỗ lõi của 9 dòng Keo tai tượng ở bảng 3.3 cho thấy các dòng Keo tai tượng trên đều có phần gỗ giác và gỗ lõi phân biệt. Gỗ lõi có màu xám hoặc hồng, gỗ giác màu trắng sáng. Gỗ giác có thể nhận biết dễ dàng qua hình 3.3 và 3.4.
Hình 3.5: Màu sắc gỗ Keo tai tượng đã qua sơ chế
Tuy nhiên, theo kết quả mục trắc ở bảng 3.2 thì màu sắc gỗ quan sát được khi cắt thớt không khớp với kết quả phân tích ở trên. Điều này có thể do khi cắt thớt, nhựa cây tiết ra làm cho màu gỗ đen sẫm (hình
Gỗ màu xám (Dòng K98)
Gỗ màu hồng (Dòng K8)
3.4 a). Nhưng khi
để khô và xẻ ra có thể phân loại màu sắc thật thành 2 nhóm: Gỗ màu hồng và gỗ màu xám hoặc xám nhạt (hình 3.5).
Kết quả ở bảng 3.3 còn cho thấy 9 mẫu gỗ đưa đi phân tích đều có tỷ lệ gỗ lõi tại đầu nhỏ của khúc 1 (khúc gốc) khá cao, từ 76,9% (dòng K7) đến 89,8% (dòng K98). Điều này rất có ý nghĩa khi xẻ gỗ làm đồ mộc, nếu kết hợp
được với ưu điểm không nứt sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng gỗ lên đáng kể.
3.1.3.2. Khối lượng thể tích
Khối lượng thể tích là một chỉ số được quan tâm nhiều nhất vì nó có liên quan đến hầu hết các tính chất của gỗ. Do việc xác định chỉ số này tương
đối dễ dàng, đồng thời nó cũng là giá trị có tính thuyết phục để dự đoán được nhiều tính chất của gỗ, nên trong đại đa số các trường hợp chỉ tiêu này được coi là chỉ tiêu then chốt để dự đoán và đánh giá giá trị gỗ.
Kết quả xác định khối lượng thể tích của gỗ có độ ẩm 12% của các dòng Keo tai tượng được tổng hợp như ở bảng sau:
Bảng 3.4: Khối lượng thể tích của gỗ có độ ẩm 12% của các dòng KTT
Dòng | Khối lượng thể tích (kg/m3) | Các chỉ tiêu mục trắc | |||
Màu sắc | Độ xốp (điểm) | Độ nứt (điểm) | |||
1 | K98 | 798 | Đen | 4 | 4 |
2 | K6 | 748 | Đen | 4 | 4 |
3 | K4 | 710 | Đen | 4 | 4 |
4 | K9 | 687 | Nâu | 4 | 2 |
5 | K5 | 685 | Đen | 3 | 4 |
6 | K7 | 684 | Vàng sẫm | 3 | 2 |
7 | K8 | 672 | Vàng sẫm | 3 | 2 |
8 | K102 | 653 | Đen | 2 | 4 |
9 | K2 | 580 | Nâu | 2 | 3 |
Bảng 3.4 cho thấy dòng K98 có khối lượng thể tích cao nhất (798kg/m3) và thấp nhất là dòng K2 (580 kg/m3). Ngoại trừ dòng K2 còn các dòng Keo tai tượng trên đều có khối lượng thể tích trên 650kg/m3, cao hơn rất nhiều so với khối lượng thể tích trung bình của Keo tai tượng chỉ đạt 586 kg/m3 (Tiêu chuẩn công nghiệp rừng Việt Nam) [1]. Với ưu điểm về tỷ trọng của các dòng Keo tai tượng kể trên cần có các nghiên cứu sâu hơn về chọn giống, dẫn dòng
và xây dựng các khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính từ đó xây dựng các rừng giống, vườn giống để cung cấp giống cho sản xuất.
Kết quả trên còn cho thấy chỉ tiêu mục trắc về độ xốp có mối liên hệ với tỷ trọng gỗ, gỗ của các dòng K4, K6, K98 được đánh giá là đanh đều có khối lượng thể tích rất cao, từ 710 đến 798kg/m3. Ngược lại gỗ của dòng K2
được đánh giá xốp (hình 3.6) có khối lượng thể tích thấp nhất, chỉ đạt
580kg/m3.
3
K = 748kg/m3
6
Hình 3.6: Mẫu gỗ mục trắc là xốp (K2) và đanh (K6)
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta có thể đánh giá nhanh khối lượng thể tích gỗ Keo tai tượng sơ bộ bằng phương pháp mục trắc thớt gỗ, gỗ xốp thường có khối lượng thể tích thấp hơn gỗ đanh.
3.1.3.3. Độ co rút, độ hút nước & dãn dài, độ hút ẩm, độ bền nén dọc và độ bền uốn tĩnh
Để có thể đánh giá đầy đủ hơn về các tính chất cơ lý gỗ, một số chỉ tiêu khác như độ co rút thể tích, độ hút nước và dãn dài, độ hút ẩm, giới hạn bền khi nén dọc và giới hạn bền khi uốn tĩnh cũng đã được phân tích. Kết quả
được tổng hợp trong bảng 3.5.
Sự giảm kích thước gỗ trong quá trình co rút thường gây ra hiện tượng nứt của gỗ. Gỗ co rút càng mạnh thì nguy cơ bị nứt càng lớn. Như vậy nghiên cứu thí nghiệm về sự co rút của gỗ đặc biệt có ý nghĩa trong công nghệ sấy, xử lý gỗ để giảm tối đa gỗ nứt cho các sản phẩm gỗ cũng như tính toán độ dư gia công trong công nghệ xẻ gỗ.
Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu về độ co rút, độ hút nước và dãn dài, độ hút ẩm, độ bền nén dọc và độ bền uốn tĩnh
Chỉ tiêu | ||||||
Độ co rút (%) | Độ hút nước (%) | Độ dãn dài (%) | Độ hút ẩm (%) | Nén dọc (kgf/cm2) | uốn tĩnh (kgf/cm2) | |
K2 | 9,5 | 143,8 | 6,1 | 18,3 | 270 | 692 |
K4 | 10,3 | 111,4 | 6,5 | 18,1 | 350 | 979 |
K5 | 10,1 | 120,3 | 6,3 | 19,3 | 341 | 995 |
K6 | 10,8 | 99,6 | 6,7 | 16,5 | 387 | 1282 |
K7 | 8,1 | 105,0 | 5,8 | 17,2 | 341 | 1253 |
K8 | 9,1 | 119,8 | 6,0 | 16,9 | 363 | 1201 |
K9 | 8,9 | 114,1 | 6,0 | 15,4 | 376 | 1170 |
K98 | 10,0 | 79,1 | 6,9 | 15,7 | 447 | 1319 |
K102 | 10,1 | 118,2 | 5,5 | 17,5 | 341 | 861 |
Tương tự như vậy, gỗ có độ dãn nở càng cao thì càng làm giảm giá trị sử dụng vào những mục đích nhất định. Tuy nhiên 9 mẫu gỗ trên đều thuộc nhóm gỗ có độ co rút và độ dãn nở ít.
Gỗ hút nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó khối lượng thể tích
ảnh hưởng nhiều nhất. Khối lượng thể tích càng lớn thì khả năng hút nước càng ít, thời gian hút càng lâu. Độ hút nước của dòng K98 thấp nhất (79,1%) phù hợp khi khối lượng thể tích của dòng này cũng cao nhất (798kg/m3).
Hiện tượng gỗ chịu nén theo chiều dọc thớ thường gặp trong thực tế. Khả năng chịu nén dọc thớ của gỗ là tính chất ít biến động và là một chỉ tiêu cơ học rất quan trọng để đánh giá độ bền cơ học của gỗ.
Giới hạn bền khi uốn tĩnh của gỗ là một ứng lực phức tạp, là chỉ tiêu quan trọng thứ hai sau giới hạn bền khi nén dọc thớ. Trong thực tế, hình thức này thường gặp ở trong các kết cấu gỗ (xây dựng, đồ mộc…).
Từ những phân tích trên có thể chọn được dòng K6 và K98 với rất nhiều
ưu điểm, tỷ lệ gỗ lõi hơn 87%, khối lượng thể tích cao nhất (K6 = 748kg/m3 và