Du lịch cộng đồng:
Thuật ngữ du lịch cộng đồng hay còn được gọi là du lịch dựa vào cộng đồng ra đời vào thập niên 70 của thế kỉ XX từ hiện tượng du khách thực hiện hoạt động tham quan làng bản, tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội, đời sống của dân tộc miền núi. Theo thời gian, với sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức phi chính phủ, du lịch cộng đồng đã định hình và phát triển vượt ra phạm vi vùng núi và có ý nghĩa to lớn đối với du khách, chính quyền sở tại và cộng đồng [43]. Đến nay, có nhiều khái niệm về du lịch cộng đồng và điểm chung nhất giữa các khái niệm đều xem du lịch cộng đồng là loại hình/hình thái/mô hình du lịch, phương thức phát triển du lịch; cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào quá trình phát triển du lịch, bảo tồn tài nguyên du lịch và được hưởng những lợi ích vật chất và tinh thần [43], [86]. Luật Du lịch Việt Nam [44] cho rằng, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
1.2.2.2. Các loại hình du lịch
Theo một số nhà nghiên cứu, việc phân loại du lịch có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp chúng ta xác định những phương diện quan trọng trong hoạt động của du khách [129], làm cơ sở cho việc lựa chọn khách hàng mục tiêu và quảng bá hình ảnh của điểm đến [35].
Việc phân loại du lịch xuất hiện đầu tiên trong công trình nghiên cứu của Poster năm 1939 [123]. Từ đó đến nay, có nhiều cách phân loại du lịch dựa vào những khía cạnh khác nhau liên quan đến chuyến đi của du khách (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân loại du lịch
Loại hình du lịch | |
Không gian chuyến đi | Nội địa, quốc tế |
Mục đích chuyến đi | Tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thăm viếng người thân/bạn bè, kinh doanh, thể thao, lễ hội, tâm linh/tôn giáo, hội nghị, chữa bệnh, nghiên cứu/giáo dục, công vụ, khám phá,… |
Tài nguyên | Tự nhiên, văn hóa |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Điều Tra Bằng Bảng Câu Hỏi Và Phân Tích Dữ Liệu
- Định Hướng Nghiên Cứu Của Luận Án Từ Việc Tổng Quan
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Chợ Nổi
- Thực Tiễn Về Chợ Nổi Và Khai Thác Chợ Nổi Phục Vụ Mục Đích Du Lịch Ở Thái Lan
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Chợ Nổi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Lịch Sử Hình Thành Chợ Nổi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Biển, núi, đồng bằng | |
Phương tiện sử dụng | Ô tô, tàu hỏa, xe máy, xe đạp, máy bay, tàu thủy, bè mảng, thú lớn,… |
Cơ sở lưu trú | Khách sạn, nhà trọ, khu cắm trại, nhà dân,… |
Hình thức tổ chức | Theo đoàn, cá nhân |
Phương thức ký kết hợp đồng | Trọn gói, từng phần |
Thời gian của chuyến đi | Ngắn ngày, dài ngày |
Trình độ phát triển của nơi đến | Đô thị, đồng quê |
Lứa tuổi du khách | Thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi |
Nguồn: [35], [53], [73]
Như vậy, có nhiều cách phân loại du lịch dựa vào những phương diện khác nhau, tuy nhiên, cách phân loại du lịch dựa vào mục đích chuyến đi của du khách là phổ biến hơn cả bởi lẽ mục đích là động lực quyết định để du khách thực hiện chuyến đi (dù du khách thực hiện chuyến đi ở phạm vi trong nước hay ngoài nước; hoạt động du lịch diễn ra trong môi trường tự nhiên hay văn hóa; đến vùng biển, núi hay đồng bằng; sử dụng các loại phương tiện gì và lưu trú ở đâu; đi du lịch dưới dạng đoàn hoặc cá nhân;… đều nhằm thỏa mãn các mục đích đã đặt ra) còn các phương diện không gian, tài nguyên, địa hình, phương tiện sử dụng, loại cơ sở lưu trú, hình thức tổ chức, phương thức ký kết hợp đồng,… chẳng qua chỉ là những yếu tố hấp dẫn và hỗ trợ để du khách hoàn thành mục đích chuyến đi mà thôi.
1.2.3. Về khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch
1.2.3.1. Khái niệm du lịch chợ nổi
Du lịch chợ nổi là một bộ phận của du lịch văn hóa bởi du khách đến chợ nổi cũng nhằm mục đích thẩm nhận những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể. Mặc dù du lịch chợ nổi đã được hình thành khá lâu nhưng đến nay vẫn chưa có học giả nào đưa ra định nghĩa. Theo chúng tôi, để có cơ sở cho việc hình thành định nghĩa du lịch chợ nổi, việc xem xét một số định nghĩa về du lịch văn hóa trở nên quan trọng.
Theo Richards (1996; dẫn theo [119, tr. 16]), “Du lịch văn hóa là sự di chuyển của con người đến các nơi có biểu hiện về văn hóa xa nơi ở thường xuyên với dự định đạt được thông tin và kinh nghiệm mới để thỏa mãn nhu cầu văn hóa”.
Luật Du lịch Việt Nam [44] cho rằng, du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.
Từ một số định nghĩa trên và tình hình thực tế, theo chúng tôi, du lịch chợ nổi là những hoạt động nảy sinh từ sự tương tác của du khách với hoạt động mua bán tập trung trên sông của người dân, có sự tham gia của cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa chợ nổi.
Một trong những thuộc tính cơ bản của chợ nổi là ghe, vỏ lãi, xuồng neo đậu tập trung với quy mô tương đối lớn và điều này giúp phân biệt sự khác nhau giữa chợ nổi và các hoạt động mua bán thông thường diễn ra trên sông. Vì lẽ đó, những nơi ghe, vỏ lãi, xuồng neo đậu và mua bán tập trung (trên sông) và có du khách đến tham quan thì được gọi là điểm đến du lịch chợ nổi.
Để phát triển du lịch chợ nổi nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng trong nhiều hoạt động khác nhau. Thực tế cho thấy, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch nói chung, du lịch chợ nổi nói riêng mang lại lợi ích trên nhiều mặt cho cả người dân và điểm đến. Vì vậy, trong xu thế hiện nay và tương lai, đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của cộng đồng trong du lịch chợ nổi là rất cần thiết.
Du lịch là một trong những tác nhân quan trọng cổ vũ sự quan tâm, bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa chợ nổi. Trước khi du lịch được hình thành và phát triển, công tác bảo tồn chợ nổi có phần bị xem nhẹ, các giá trị văn hóa chợ nổi cũng ít được biết đến. Du lịch ra đời, một phần góp thêm tiếng nói cho việc giữ gìn chợ nổi, mặt khác, nó đưa văn hóa chợ nổi đến nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới.
1.2.3.2. Các thành phần tham gia vào du lịch chợ nổi
Để tạo động lực cho sự phát triển của du lịch chợ nổi rất cần sự tham gia và hợp tác của nhiều bên liên quan. Nhiệm vụ của mỗi bên tuy khác nhau nhưng tất cả phải cùng chung tay góp sức vì lợi ích chung.
- Nhóm tham gia trực tiếp:
+ Người dân địa phương và thương hồ: cung cấp dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống, mua sắm, giải trí; duy trì hoạt động mua bán trên chợ nổi; có trách nhiệm
bảo vệ môi trường sông nước, cảnh quan chợ nổi; giới thiệu cho du khách về điểm đến du lịch; đảm bảo trật tự và an toàn cho du khách; duy trì giá cả dịch vụ ở mức hợp lí; đóng góp những sáng kiến bảo tồn và khai thác du lịch chợ nổi;…
+ Khách du lịch: tôn trọng văn hóa và những quy định của địa phương; bảo vệ môi trường sông nước; đóng góp tài chính cho kinh tế địa phương nhiều nhất có thể; không phát tán các bệnh truyền nhiễm cho người dân địa phương; cố gắng gặp người dân địa phương, tìm hiểu về lối sống của họ và thiết lập các mối quan hệ;…
+ Công ty du lịch: cung cấp cho du khách các tour du lịch chợ nổi; tham gia xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch chợ nổi; mang lại lợi ích cho người dân mua bán trên chợ nổi; tham gia bảo tồn chợ nổi và phát triển du lịch chợ nổi;…
+ Hướng dẫn viên du lịch: làm cầu nối giữa công ty du lịch và du khách; cung cấp kiến thức về chợ nổi; tham gia quảng bá điểm đến du lịch và nhắc nhở du khách bảo vệ môi trường;…
- Nhóm tham gia quản lý:
+ Chính quyền địa phương và các sở có liên quan: đóng vai trò chính trong việc quản lý hoạt động mua bán ở chợ nổi; cung cấp kinh phí cho việc bảo tồn chợ nổi; ban hành những chính sách khuyến khích phát triển chợ nổi; xây dựng cơ sở hạ tầng chợ nổi; quản lý hoạt động du lịch chợ nổi; điều hòa lợi ích giữa các bên tham gia trong du lịch; xây dựng quy hoạch và quảng bá du lịch; kêu gọi sự đầu tư; thống kê hoạt động của chợ nổi và du lịch chợ nổi; thiết lập bộ quy tắc ứng xử trong du lịch; thu gom và xử lý rác thải;…
- Nhóm tham gia gián tiếp:
+ Hiệp hội du lịch địa phương: tạo sự kết hợp trong phát triển du lịch chợ nổi; quảng bá hình ảnh điểm đến; kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và chính quyền địa phương các chiến lược, chính sách khai thác du lịch chợ nổi; tham gia đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho người dân làm du lịch; thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa ở chợ nổi;…
+ Các trường đại học, viện nghiên cứu: thực hiện những nghiên cứu; đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ; hướng dẫn quy hoạch và quản lý; tổ chức những hội thảo nhằm phục vụ công tác phát triển chợ nổi và du lịch chợ nổi;…
+ Cơ quan báo chí, phát thanh và truyền hình: thu thập và phổ biến thông tin/hình ảnh/phóng sự về chợ nổi và du lịch chợ nổi đến công chúng; tuyên truyền/vận động người dân bảo vệ môi trường và thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong du lịch; cung cấp kinh nghiệm bảo tồn và khai thác du lịch chợ nổi ở Thái Lan; đưa tin về chủ trương, chính sách, định hướng, hành động của địa phương trong bảo tồn chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch.
1.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác du lịch chợ nổi
Du lịch chợ nổi liên quan đến nhiều thành phần, đối tượng khác nhau nên khả năng khai thác nó chịu sự tác động của các nhân tố vị trí và khả năng tiếp cận, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, sự kết hợp với các loại hình du lịch khác, chính sách phát triển du lịch.
- Vị trí và khả năng tiếp cận: Vị trí có ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng khai thác du lịch chợ nổi bởi nó tạo ra khoảng cách giữa điểm đến du lịch chợ nổi và thị trường khách du lịch. Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa điểm đến du lịch và thị trường khách càng xa sẽ làm tăng thời gian và chi phí đi lại, giảm thời gian lưu lại ở nơi đến du lịch và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của du khách. Nếu các nhân tố khác như nhau, khoảng cách từ chợ nổi đến thị trường khách càng tăng, nhu cầu đến chợ nổi của du khách càng giảm và ngược lại. Page và Connell [112] cho rằng, điểm đến du lịch càng xa, cầu của du khách càng ít bởi những trở ngại về chi phí và thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách từ điểm đến du lịch và thị trường khách xa lại có sức hấp dẫn đối với một số loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ [53]. Như vậy, những chợ nổi có khoảng cách càng gần thị trường khách càng có khả năng cho việc khai thác du lịch. Bên cạnh đó, vị trí còn ảnh hưởng đến mức độ thuận lợi của việc tiếp cận điểm đến du lịch. Nhìn chung, khả năng tiếp cận sẽ thuận lợi hơn đối với những chợ nổi nằm ở vị trí tiếp giáp nhiều nhánh sông hoặc nhiều tuyến giao thông đường bộ.
- Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến khả năng khai thác du lịch chợ nổi là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch tự nhiên có khả năng thu hút du khách ở chợ nổi là sông nước, trong khi đó, các thành tố tài nguyên du lịch văn hóa đóng vai trò hấp dẫn du khách ở chợ nổi lại là hàng hóa, hoạt động mua bán, cách thức bẹo hàng, đời sống của người dân thương hồ. Các loại tài nguyên này không phải do ngành du lịch tạo ra nhưng có sức hấp dẫn, được ngành du lịch khai thác nhằm phục vụ nhu cầu của du khách và thu lợi ích. Hai dạng biểu hiện cơ bản của tài nguyên du lịch ở chợ nổi là tính đa dạng và độc đáo. Nhờ tính đa dạng của tài nguyên, nhiều loại hình du lịch được tạo ra để phục vụ nhu cầu khác nhau của du khách. Chợ nổi không thể thu hút du khách đến tham quan nếu tài nguyên của nó không có tính độc đáo. Vì lẽ đó, những chợ nổi có sự đa dạng và độc đáo về tài nguyên du lịch sẽ có nhiều khả năng cho hoạt động khai thác du lịch.
- Cơ sở hạ tầng. Những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà của toàn xã hội đều được coi là cơ sở hạ tầng [13]. Theo định nghĩa trên, cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều thành tố. Tuy nhiên, các thành tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác du lịch chợ nổi bao gồm hệ thống đường sá, bến tàu/cảng du lịch/bến đò, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước, mạng lưới điện. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong khai thác du lịch chợ nổi bởi nó đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, ăn uống, mua sắm, liên lạc và sinh hoạt của du khách. Do đó, chợ nổi nào có hệ thống cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì khả năng khai thác nó phục vụ du lịch càng có tính khả thi.
- Sự kết hợp với các loại hình du lịch khác. Việc khai thác du lịch chợ nổi không thể tách rời sự kết hợp với các loại hình du lịch khác bởi chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hơn nữa, du khách có nhu cầu trải nghiệm nhiều loại hình du lịch trong một chuyến đi. Những loại hình du lịch có mối quan hệ mật thiết với du lịch chợ nổi là tham quan vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề, thưởng thức đờn ca tài tử, đi xuồng trên sông rạch, tham quan nhà cổ, viếng thăm làng dân tộc, tham quan nhà thờ/đình/chùa/thiền viện/khu lưu niệm/thánh đường, tham quan vườn cò,
xem xiết khỉ/đua heo/đua chó,… Các loại hình du lịch này phân bố ở phụ cận chợ nổi, thường xuất hiện trong các chương trình tham quan chợ nổi hoặc có khả năng kết hợp trong khai thác du lịch chợ nổi. Nếu không có sự kết hợp giữa du lịch chợ nổi với các loại hình du lịch khác sẽ làm giảm sút giá trị của chuyến tham quan chợ nổi. Vì thế, chợ nổi nào tồn tại trong một không gian thuận lợi cho việc kết hợp với những loại hình du lịch khác thì càng có khả năng cho hoạt động khai thác du lịch.
- Chính sách phát triển du lịch. Một tập hợp những chủ trương và hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện để tác động lên các thành phần/đối tượng liên quan đến ngành du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch được xem là chính sách phát triển du lịch. Chính sách phát triển du lịch gồm chính sách tạo nguồn lực, chính sách đất đai và vốn, chính sách bố trí ngân sách, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận điểm đến, chính sách xã hội hóa du lịch, chính sách về quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong du lịch, chính sách về hiệp hội du lịch, chính sách quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch, chính sách về bảo vệ môi trường du lịch,… Các chính sách này có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và khai thác du lịch chợ nổi nói riêng bởi chúng tạo ra định hướng và khuôn khổ cho hoạt động, điều tiết sự mất cân đối và những hành vi không phù hợp, tạo tiền đề và khuyến khích sự phát triển của ngành du lịch. Vì vậy, những chợ nổi có chính sách phát triển du lịch thì khả năng khai thác du lịch sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
1.2.3.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động khai thác du lịch chợ nổi
Nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để đánh giá hoạt động khai thác du lịch chợ nổi như khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nhân viên phục vụ du lịch, sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch, trật tự và an toàn trong du lịch, môi trường sông nước và cảnh quan ở điểm du lịch, giá cả dịch vụ du lịch, công tác quản lý và đầu tư của nhà nước đối với du lịch.
- Khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch:
+ Khách du lịch là một phân hệ quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch chợ nổi bởi nhờ du khách các hoạt động du lịch ở điểm đến mới có thể diễn ra. Hơn nữa,
khách du lịch còn là yếu tố phản ánh mức độ thu hút của điểm đến du lịch trong từng thời kỳ. Thời gian và các hoạt động trải nghiệm của du khách ở điểm đến không chỉ thể hiện quy mô, sức hấp dẫn của điểm đến mà còn cho thấy mức độ đầu tư của địa phương trong việc phát triển các sản phẩm du lịch. Mục đích của việc kinh doanh du lịch ở điểm đến là có được những khoản thu. Tổng thu lớn và không ngừng gia tăng thể hiện sự tăng trưởng về số lượt và mức chi tiêu của du khách, sự đa dạng dịch vụ và tính hiệu quả của hoạt động khai thác du lịch. Sự phân bố nguồn thu phản ánh nhu cầu du lịch của du khách và mức độ đầu tư khai thác du lịch của địa phương theo không gian, đối tượng đầu tư phát triển du lịch và thụ hưởng những lợi ích.
+ Tiêu chí đánh giá: thị trường và số lượt khách, hoạt động du lịch của du khách; tổng thu từ du lịch, sự phân bố nguồn thu.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật là một bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động khai thác chợ nổi phục vụ du lịch. Một mặt, chúng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, mặt khác, sức hấp dẫn của điểm đến du lịch một phần phụ thuộc vào sự hiện diện của cơ sở vật chất kỹ thuật. Ở mỗi điểm đến du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm chủ yếu dưới dạng chủng loại, số lượng và chất lượng. Các phương diện này của cơ sở vật chất kỹ thuật không chỉ phản ánh nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách, sự đầu tư của địa phương mà còn thể hiện đẳng cấp của điểm đến du lịch.
+ Tiêu chí đánh giá: loại hình, số lượng và chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật, mức độ đáp ứng nhu cầu du khách của cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Nhân viên phục vụ du lịch:
+ Để khai thác chợ nổi phục vụ du lịch hiệu quả nhất thiết phải nhờ vào khả năng lao động của đội ngũ nhân viên. Đối tượng này không chỉ đóng vai trò phục vụ nhu cầu của du khách mà còn tạo ra sức hấp dẫn của điểm đến du lịch. Thông thường, nhân viên phục vụ du lịch được xem xét trên các phương diện việc làm, số lượng và chất lượng. Yếu tố việc làm và số lượng của nhân viên phản ánh mức độ đa dạng của dịch vụ, cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách ở điểm đến.