Phương Pháp Điều Tra Bằng Bảng Câu Hỏi Và Phân Tích Dữ Liệu


cấu trúc (phỏng vấn sâu). Mỗi loại đều có chức năng và ưu nhược điểm khác nhau trong nghiên cứu. Trần Thị Kim Thu và cộng sự [64] cho rằng, sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc sẽ tận dụng được những ưu điểm và khắc phục nhiều hạn chế của phương pháp phỏng vấn cấu trúc và phi câu trúc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập dữ liệu từ đại diện cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và du lịch (Phụ lục 1), người dân thương hồ (Phụ lục 2) nhằm trả lời một số nội dung của câu hỏi nghiên cứu 1, 2 và 3. Theo đó, 8 đại diện cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và du lịch tỉnh Tiền Giang, thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Sóc Trăng (Phụ lục 3) được phỏng vấn từ ngày 27 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2017; 80 người dân mua bán trên các chợ nổi (Phụ lục 4) được phỏng vấn từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 29 tháng 4 năm 2017.

5.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu

Điều tra bằng bảng câu hỏi là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách yêu cầu các đối tượng được điều tra trả lời một tập các câu hỏi theo trình tự định trước [17]. Sử dụng bảng câu hỏi có thể giúp nhà nghiên cứu thu thập câu trả lời từ một mẫu lớn hiệu quả cho phân tích định lượng [47]. Vì vậy, bảng câu hỏi là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong thu thập dữ liệu sơ cấp [24], [47]. Tác giả sử dụng phương pháp này để trả lời một số nội dung trong câu hỏi nghiên cứu thứ 2, cụ thể là phần nghiên cứu điển hình về khai thác du lịch ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng (vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 11 chợ nổi nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 2 trường hợp điển hình về khai thác du lịch ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng bởi một số nguyên do: (1) có nhiều du khách đến tham quan, (2) cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã được đầu tư tương đối, (3) có đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch đáng kể, (4) hoạt động du lịch diễn ra khá sôi động, (5) điển hình cho hoạt động khai thác du lịch chợ nổi ở vùng, (6) phản ánh được nhiều phương diện về thực trạng khai thác du lịch chợ nổi).

Để xây dựng bảng câu hỏi (Phụ lục 5 và 6), tác giả thực hiện theo trình tự các bước: (1) xác định thông tin cần tìm và cách thức sử dụng, (2) nghiên cứu tài liệu và thu thập dữ liệu sơ cấp, (3) xây dựng cấu trúc và nội dung bảng câu hỏi, (4) lựa chọn thang đo, (5) viết nháp, (6) kiểm tra thử nghiệm, (7) chỉnh sửa và hoàn thiện.


Nội dung chính của bảng câu hỏi được phát triển trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu, dữ liệu sơ cấp và kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả. Bên cạnh đó, tổng quan các nghiên cứu và sử dụng các câu hỏi đo lường liên quan (Phụ lục 7) cũng có ý nghĩa quan trọng vì đây là cách hiệu quả để phát triển phiếu điều tra [17].

Để đo lường các câu hỏi trong bảng câu hỏi phù hợp với loại hình nghiên cứu mô tả và khám phá, tác giả sử dụng thang đo định danh, khoảng và tỷ lệ. Đối với thang đo khoảng dạng Likert, tác giả sử dụng 7 mức đánh giá cho mỗi biến (theo Saunders và cộng sự [47], thang 7 điểm sẽ ghi nhận được nhiều sắc thái ý kiến tinh tế hơn). Chẳng hạn, 1: hoàn toàn không hấp dẫn/hoàn toàn không hài lòng/hoàn toàn không đồng ý,… 2: không hấp dẫn/không hài lòng/không đồng ý,… 3: tương đối không hấp dẫn/tương đối không hài lòng/tương đối không đồng ý,… 4: bình thường/trung lập/chưa biết,… 5: tương đối hấp dẫn/tương đối hài lòng/tương đối đồng ý,… 6: hấp dẫn/hài lòng/đồng ý,… 7: rất hấp dẫn/rất hài lòng/rất đồng ý,…

Có nhiều công thức có thể sử dụng để xác định kích cỡ mẫu cho nghiên cứu.

Tuy nhiên, tác giả sử dụng công thức của Slovin (1984, dẫn theo [29]):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

n N

(1 N2 )

Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 3


Trong đó, n: cỡ mẫu thực tế, N: số quan sát tổng thể, : sai số cho phép. Tiện lợi trong tính toán và độ tin cậy cao là hai ưu điểm nổi bật của công thức trên. Độ tin cậy của công thức được thể hiện ở số mẫu được chọn phù hợp với công thức xác định cỡ mẫu của Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh [46] cũng như ước lượng mẫu của Krejcie và Morgan (1970, dẫn theo [4]), Saunders và cộng sự [47]. Nghiên cứu sử dụng mức chắc chắn 95%, biên sai số 5%. Theo một số học giả, biên sai số 5%, mức tin cậy 95% được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu [12], [30], [47]. Do công tác thống kê số lượt khách đến chợ nổi Cái Bè và Cái Răng không phân ra khách du lịch nội địa và quốc tế nên việc chọn mẫu theo thành phần khách gặp khó khăn. Hơn nữa, nếu dựa vào lượt khách đến tỉnh/thành phố có chợ nổi sẽ cho ra số mẫu như nhau nhưng thuận lợi hơn cho việc chọn khách theo thành phần. Năm 2016, tỉnh Tiền Giang đón 1.630.000 khách du lịch, trong đó, khách quốc tế là

580.000 (chiếm 35,6%), khách nội địa là 1.050.000 (chiếm 64,4%) (Phòng Nghiệp


vụ du lịch tỉnh Tiền Giang, 2017). Trong cùng năm, thành phố Cần Thơ đón

1.726.531 lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 258.400 (chiếm 15%), khách nội địa là 1.468.131 (chiếm 85%) (Phòng Nghiệp vụ du lịch thành phố Cần Thơ, 2017). Theo công thức của Slovin, ta có:

n 3.356.531

1 3.356.531x0.0025

400

Vậy số mẫu cần lấy cho nghiên cứu trường hợp ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng là 400 du khách. Về nguyên tắc, địa phương nào đón nhiều khách, loại khách nào chiếm tỷ lệ cao thì số mẫu được lấy nhiều hơn. Do số lượt khách đến tỉnh Tiền Giang chiếm 48,6% và số lượt khách đến thành phố Cần Thơ chiếm 51,4% tổng lượt khách đến hai đơn vị hành chính nên số mẫu cần lấy ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng lần lượt là 194 (400 x 48,6%) và 206 (400 x 51,4%). Dựa vào tỷ lệ khách du lịch đến Tiền Giang và Cần Thơ, số mẫu cần lấy đối với khách quốc tế ở Cái Bè và Cái Răng lần lượt là 69 (194 x 35,6%) và 31 (206 x 15%), trong khi đó, khách nội

địa lần lượt là 125 (194 x 64,4%) và 175 (206 x 85%).

Số lượng và cơ cấu mẫu như trên được tác giả sử dụng trong việc chọn mẫu ở hai địa bàn nghiên cứu. Địa điểm phỏng vấn du khách tham quan chợ nổi Cái Bè và Cái Răng tương ứng là bến tàu du lịch Cái Bè, cù lao Tân Phong, khu du lịch Vinh Sang; bến Ninh Kiều, thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, khu du lịch Mỹ Khánh. Thời gian phỏng vấn từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến những du khách đang thực hiện chuyến du lịch ở địa bàn nghiên cứu và đồng ý trả lời.

Đối tượng phỏng vấn là những du khách có độ tuổi từ 18 trở lên. Với mức tuổi này, du khách có hiểu biết, kinh nghiệm về du lịch nên kết quả thu được từ bảng câu hỏi sẽ có giá trị hơn. Theo Sirakaya-Turk và cộng sự [118], hầu hết các nghiên cứu đều giới hạn phạm vi khách du lịch ở độ tuổi bằng hoặc lớn hơn 18.

Dữ liệu từ bảng câu hỏi được mã hóa và nhập trên phần mềm SPSS for Windows 18.0. Các phương pháp phân tích dữ liệu từ phần mềm bao gồm thống kê mô tả, phân tích bảng chéo, kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể,


phân tích tương quan hai biến, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Phụ lục 8).

5.2.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành, lĩnh vực để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Phương pháp này rất cần thiết cho người nghiên cứu trong việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu, đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu, thu thập thông tin, củng cố các luận cứ, đánh giá kết quả nghiên cứu,… Phương pháp chuyên gia gồm nhiều loại như phỏng vấn, phương pháp hội đồng, điều tra bằng bảng câu hỏi. Đối với luận án này, người nghiên cứu tham gia thực hiện theo phương pháp hội đồng. Nội dung của phương pháp hội đồng là đưa ra vấn đề để chuyên gia thảo luận, tranh luận, phân tích hoặc mời chuyên gia báo cáo tham luận, nêu ý kiến. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tham gia hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triển” được tổ chức vào ngày 28/11/2017 bởi Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ. Bên cạnh đó, tác giả còn tham gia hội thảo “Phục hồi chợ nổi Ngã Bảy gắn với việc liên kết các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp” do Ủy ban Nhân dân thị xã Ngã Bảy tổ chức ngày 10 tháng 10 năm 2018 và buổi tọa đàm “Bảo tồn và phát huy chợ nổi Cái Bè” do Ủy ban Nhân dân huyện Cái Bè tổ chức ngày 20 tháng 11 năm 2018. Trong buổi hội thảo và tọa đàm, tác giả ghi nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia và báo cáo tham luận về sự hình thành và phát triển chợ nổi, giải pháp bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp này góp phần hỗ trợ cho tác giả trong việc trả lời một số nội dung của câu hỏi nghiên cứu số 3.

5.2.6. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Bản đồ là một trong những công cụ cơ bản để nhận thức trong địa lí, khoa học về hành tinh, nhiều ngành khoa học khác về Trái đất và xã hội [3]. Đối với địa lí, bản đồ là một bộ phận không thể tách rời nên mọi sự nghiên cứu địa lí không thể không có bản đồ [10]. Việc thành lập và sử dụng bản đồ để nhận thức các đối


tượng, hiện tượng trong thực tế khách quan được gọi là phương pháp bản đồ [3], [10]. Phương pháp này ra đời từ khi khoa học bản đồ được hình thành (khoảng thế kỉ thứ VI trước Công nguyên) [10] và có vai trò ghi nhận, thể hiện và phổ biến thông tin không gian (Jolliffe, dẫn theo [10]). 4 quá trình cơ bản của phương pháp bản đồ bao gồm: (1) nhận thức thông tin từ thực tế khách quan và chọn lọc thông tin, (2) biến đổi thông tin thành dạng bản đồ, (3) truyền thông tin ở dạng bản đồ đến người dùng, (4) tái tạo trong nhận thức người dùng thông tin về thực tế khách quan (Rataixki, dẫn theo [10]).

Hệ thống thông tin địa lí (GIS) là một hệ thống thông tin có chức năng xử lý các dữ liệu liên quan đến địa lí. Hệ thống thông tin địa lí ra đời vào thập niên 60 của thế kỉ XX và phát triển mạnh mẽ vào những thập niên gần đây. Trong khoa học địa lí, với sự hỗ trợ của các phần mềm ArcGIS, ArcMap, MapInfo, QGIS,… Hệ thống thông tin địa lí được sử dụng để biên tập bản đồ, phân tích thống kê và không gian.

Để thể hiện khái quát, trực quan sự phân bố của đối tượng nghiên cứu theo không gian, đồng thời minh họa và trả lời một số nội dung của câu hỏi nghiên cứu 1 và 2, bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng phân bố chợ nổi, bản đồ hiện trạng khai thác du lịch chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lược đồ hiện trạng khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng được thành lập (bằng phần mềm MapInfo).

5.2.7. Phương pháp thang điểm tổng hợp

Là phương pháp có thể giúp các nhà quản lý, các bên liên quan khác ra quyết định dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp từ những tiêu chí [91]. Phương pháp này được phát triển bởi Saaty (1980; dẫn theo [98]). Từ khi được giới thiệu đến nay, phương pháp này đã được áp dụng trong nghiên cứu du lịch với nhiều ngữ cảnh khác nhau [91]. Theo Mardani và cộng sự (2016; dẫn theo [91]), phương pháp thang điểm tổng hợp là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong du lịch với mục đích đánh giá sự hơn kém của nhiều địa điểm, tuyến, dịch vụ,... trên cùng bộ tiêu chí. Vì vậy, đây được xem là công cụ đầy tiềm năng để các nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề và giúp các nhà quản lý, các bên liên quan khác ra quyết định trong lĩnh vực du lịch [91]. Phương pháp này được sử dụng để trả lời một phần câu hỏi nghiên cứu số 2. Quy trình đánh giá khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch


ở Đồng bằng sông Cửu Long được tiến hành như sau: (1) xác định các chợ nổi để đánh giá, (2) xác định các tiêu chí, cấp bậc và thang điểm đánh giá, (3) xác định hệ số và điểm cho các tiêu chí đánh giá, (4) đánh giá tổng hợp (Phụ lục 9).

5.2.8. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Phương pháp này ra đời từ những năm 60 của thế kỉ XX trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, sau đó được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục, xã hội học, địa lí,… Phân tích SWOT là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với một vấn đề, hiện tượng, điểm đến, tổ chức, sản phẩm, ngành hàng, công ty,… để có những chiến lược hành động cho sự phát triển [29], [101]. Phương pháp này được hình thành trên cơ sở phân tích 2 cặp nội yếu tố (điểm mạnh, điểm yếu) và 2 cặp ngoại yếu tố (cơ hội, thách thức). Các giải pháp chiến lược được tạo ra từ sự kết hợp của từng cặp đôi điểm mạnh - cơ hội (SO), điểm mạnh - thách thức (ST), điểm yếu - cơ hội (WO), điểm yếu - thách thức (WT). Phương pháp này được áp dụng trong phân tích hiện trạng bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó, đề ra các chiến lược bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở địa bàn nghiên cứu (một phần nội dung trong câu hỏi nghiên cứu số 3).

5.3. Quy trình nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo quy trình gồm 6 bước (Hình 1) như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Bước 2: Tổng quan tài liệu, xác định các vấn đề cần tập trung nghiên cứu Bước 3: Tiến hành thu thập dữ liệu

Bước 4: Xử lý và phân tích dữ liệu

Bước 5: Đúc kết cơ sở lí luận về chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch; thực tiễn về chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Thái Lan. Lí luận về chợ nổi được áp dụng vào phân tích sự hình thành và phát triển chợ nổi; lí luận về khai thác chợ nổi phục vụ du lịch được áp dụng vào phân tích, đánh giá khả năng và hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3. Thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu sơ cấp

4. Xử lý và phân tích dữ liệu

5. Cơ sở lí luận về chợ nổi

6. Cơ sở lí luận về khai thác chợ nổi phục vụ du lịch

8. Sự hình thành và phát triển chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu

Long

11. Giải pháp bảo tồn chợ nổi vùng Đồng bằng sông

Cửu Long

12. Giải pháp khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở vùng Đồng

bằng sông Cửu Long

2. Tổng quan tài liệu, xác định vấn đề cần nghiên cứu

7. Thực tiễn về chợ nổi và khai thác chợ nổi phục

vụ du lịch ở Thái Lan

Bước 6: Đề xuất giải pháp bảo tồn chợ nổi trên cơ sở kết quả nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của chợ nổi, khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thực tiễn về chợ nổi ở Thái Lan; giải pháp khai thác chợ nổi phục vụ du lịch được đưa ra trên cơ sở phân tích, đánh giá khả năng, hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long và thực tiễn khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Thái Lan.

Bước 1


Bước 2


Bước 3


Bước 4


Bước 5


9. Khả năng khai thác chợ nổi

phục vụ du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long

10. Hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Đồng bằng sông

Cửu Long


Bước 6


Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Thiết kế của tác giả, 2015


6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

6.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án làm sáng tỏ cơ sở lí luận về chợ nổi, du lịch và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch; cơ sở thực tiễn về chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Thái Lan để vận dụng vào nghiên cứu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận án đã xác định được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành chợ nổi, 5 phương diện ảnh hưởng đến khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch và 8 nhóm tiêu chí đánh giá hoạt động khai thác du lịch chợ nổi để ứng dụng vào phân tích, đánh giá ở địa bàn nghiên cứu.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trên phương diện thực tiễn, luận án có những ý nghĩa như sau:

- Phân tích được quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đánh giá được khả năng và hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Xác định được thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chợ nổi và khai thác chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mục đích du lịch.

- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và khai thác chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mục đích du lịch.

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch.

Chương 2: Sự hình thành, phát triển chợ nổi và khai thác chợ nổi vào mục đích du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương 3: Giải pháp bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí