Năm 1832, Bến Tre là phủ Hoằng An thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định ký ngày 20/12/1899, gọi sở tham biện là tỉnh, Bến Tre gọi là tỉnh. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Bến Tre có tên là tỉnh Đồ Chiểu. Từ năm 1956 - 1975, Bến Tre có tên là Kiến Hòa [89; tr.25-31]. Sau ngày giải phóng 01/5/1975, tỉnh Kiến Hòa được gọi là Bến Tre cho đến nay. Bến Tre có 8 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và Tp. Bến Tre với 157 xã, phường và thị trấn.
Bến Tre là “vùng đất mới”, vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII những dòng lưu dân người Việt, người Hoa chủ yếu từ vùng Ngũ Quảng chuyển cư vào Bến Tre đa số bằng đường biển, không ồ ạt nhưng tương đối đều đặn và liên tục. Khi đặt chân đến Bến Tre, lưu dân người Việt chọn những giồng đất cao ráo sinh sống nên ngày càng đông đúc lập nên làng, xã. Từ kinh nghiệm sản xuất ở quê nhà, đến vùng đất mới, chỉ trong hai thế kỉ, vùng đất hoang vu đầy dã thú ở cuối 4 nhánh sông MeKong đã được lưu dân biến thành nơi sản xuất dừa, trái cây, gạo nổi tiếng. Tiếp nối truyền thống tiền nhân mở đất, trải qua chiến tranh khốc liệt, người Bến Tre dù tập trung nhiều hơn cho đánh giặc, giữ đất nhưng vẫn luôn cần cù lao động sáng tạo, tìm kế sinh nhai… Với hệ sinh thái có biển, sông nước, ruộng, vườn cùng hệ thống động thực vật phong phú, Bến Tre có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và PTDL. Tuy nhiên, ngày nay trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Bến Tre là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; kinh tế Bến Tre còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,12%, thu nhập bình quân đầu người 36,38 triệu đồng. Nhiều năm qua Bến Tre xác định mục tiêu thoát khỏi tụt hậu, mức sống người dân bằng với khu vực, nhưng đến nay Bến Tre vẫn phải nhận ngân sách từ Trung ương.
Dân số Bến Tre hiện có 1.289.098 người [14] tỉnh có 24 dân tộc thiểu số với tổng số 5.350 người (nhiều nhất là dân tộc Hoa 4.625 người, dân tộc Khmer 537 người). Qua các đợt di dân từ thế kỷ XVII, Bến Tre ngày càng có đông người đến ở và có tập quán sống quần tụ theo quan hệ gia đình, dòng họ hoặc cùng quê quán, tôn giáo. Người Bến Tre giỏi làm nông, trội về tư duy chính trị, chinh chiến, bản lĩnh, giàu tư duy văn học, nhưng tư duy kinh tế lại không sắc bén bằng.
2.1.2. Những nét tiêu biểu về văn hóa
Do giới hạn khảo cứu, diễn trình văn hóa Bến Tre trước đây lấy mốc cách nay 300 năm nhưng đã cho thấy người Bến Tre tạo dựng diện mạo cho riêng mình, văn hóa Bến Tre theo mạch chảy văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc với các hình thức tín ngưỡng, diễn xướng dân gian, tôn giáo nội sinh phong phú, là môi trường lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống với các làn điệu ca dao, dân ca Bến Tre.
Bến Tre, từ lâu được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, đất “địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ và tiếp biến sáng tạo văn hóa đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Dưới triều Nguyễn, Bến Tre có 31 nhà khoa bảng có học vị cử nhân trở lên, đứng thứ hai ở Nam Bộ sau Gia Định, trong đó có vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ - Phan Thanh Giản, bác học Trương Vĩnh Ký, Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, Phan Văn Trị, Sương Nguyệt Anh, Đức giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, Đức giáo tông Nguyễn Bửu Tài, Nhà giáo Nguyễn Văn Vinh, nhà giáo Nguyễn Khắc Huề, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nhà giáo Ca Văn Thỉnh, nữ tướng Nguyễn Thị Định, nhà thơ Lê Anh Xuân, họa sĩ Lê Văn Đệ, nghệ sĩ Ba Vân, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu... Bên cạnh đó, Bến Tre là nơi ấp ủ hài cốt nhà giáo Võ Trường Toản, nơi “tị địa” 26 năm cuối đời và an nghỉ vĩnh hằng của nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Đình Chiểu – người từng được quan tỉnh trưởng người Pháp từ năm 1883 đến thăm tận nhà vì ngưỡng mộ tài năng văn chương. Người là tâm điểm của 547 công trình nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước (được nghiên cứu sinh tập hợp từ năm 1865 đến 1982); nơi hoạt động của nhà tình báo huyền thoại Phạm Ngọc Thảo; quê hương của Kỹ sư, Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Nhựt, của nhân vật ít được chính sử đề cập nhưng có ảnh hưởng lớn như Kỹ sư Nguyễn Thành Nam (“Đạo Dừa”), Kỹ sư Bùi Quang Chiêu, Cư sĩ Mai Thọ Truyền….
Về tín ngưỡng dân gian, ngoài các lệ cúng ở đình làng mà xã nào ở Bến Tre cúng có, tục thờ cúng cá voi của cư dân ven biển; cũng như những nơi khác ở Nam bộ, Bến Tre còn có tục tết trâu ở vùng trồng lúa nước, tết vườn, tết ông chuồng bà chuồng với người dân làm nghề vườn, tục thờ mẫu và đặc biệt là tín ngưỡng về dừa cho đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển ở Bến Tre.
Di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre độc đáo và phong phú, Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gắn với Nguyễn Đình Chiểu, khi bài “Bùi Kiệm thi rớt” là bản “tứ đại oán” mở đầu cho lối ca Ra bộ (hình thức ca có diễn xuất) đầu tiên năm 1915-1916, mãi 2 năm sau Cải lương Nam bộ mới ra đời. Lễ hội Nghinh Ông xã Bình Thắng, Hát sắc bùa Phú Lễ; nghề truyền thống bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc là 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nghệ thuật Múa bóng - Rỗi Bà, Nói thơ Vân Tiên… Các làng nghề truyền thống: làng nghề cây kiểng Cái Mơn, làng nghề cá khô An Thủy, làng nghề dệt chiếu An Hiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ, làng nghề đan đát Phước Tuy… Về lễ hội, ngoài lễ hội Kỳ Yên, lệ cúng Bà ở các miếu, còn có lễ hội mới: Lễ hội trái cây Bến Tre dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm; Lễ hội Dừa đã được nâng qui mô lên cấp quốc gia; Ngày hội Truyền thống Văn hóa (1/7 hàng năm); Ngày hội Truyền thống Cách mạng (17/1 hàng năm) gắn với 2 Di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre.
Đất Bến Tre được bồi tụ bởi phù sa của hơn 6.000 km sông rạch, Mật độ sông ngòi trung bình 2,7km/1km2, là tỉnh có mật độ sông ngòi lớn nhất Việt Nam [41; tr.9] nên phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp các loại cây ăn trái, nhất là cây dừa với
72.537 ha, chiếm 1/4 diện tích dừa cả nước, sản lượng hàng năm 600 triệu trái. Các thành phần của cây dừa sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng, độc đáo từ thực phẩm, đồ uống đến hàng mỹ nghệ... được du khách ưa chuộng. Cây dừa có đời sống sinh thái tự nhiên, nhân văn và tâm linh đặc biệt, là điểm nhấn của du lịch Bến Tre.
2.1.3. Du lịch Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có hoạt động du lịch khá sớm, ngay trong chiến tranh ác liệt, từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, du lịch Bến Tre manh nha với các đoàn khách hiếu kỳ đến viếng cồn Phụng - Đạo Dừa [Phụ lục 7F; tr.199] hiện nay là khu du lịch cồn Phụng. Đến năm 1980 tỉnh có Công ty du lịch Bến Tre, nhưng hoạt động chủ yếu ở cồn Phụng và chỉ phục vụ các đoàn cán bộ từ Trung ương hoặc các tỉnh đến Bến Tre làm việc. Năm 1990 cồn Phụng trở thành điểm đầu tiên trong tuyến du lịch của tỉnh [110; tr.30], năm 1997 các công ty du lịch Tiền Giang đã đưa khách sang Cồn Phụng [Phụ lục 7G; tr.199]. Sau năm 2000, du lịch Bến Tre bắt đầu phát triển
nhưng theo kiểu tự phát của người dân từ yêu cầu của công ty lữ hành đường dài.
Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-Ttg ngày 30/12/2011 đã xác định Bến Tre trong vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam bộ), một trong những trung tâm du lịch quan trọng của cả nước; có đủ các tuyến du lịch đường bộ, đường thủy nối liền các trung tâm du lịch lớn. Với lợi thế vị trí địa lý và kho tàng DTLS -VH phong phú, đặc sắc; du lịch Bến Tre có chiều hướng phát triển, di tích Bến Tre trở thành nguồn tài nguyên du lịch phong phú, giàu giá trị ngày càng được quan tâm khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch thấp.
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch Bến Tre
Là tỉnh quan tâm đến du lịch khá sớm nên tổ chức bộ máy quản lý du lịch Bến Tre được hình thành khá chặt chẽ, trải qua quá trình sắp xếp, chuyển đổi từ ngành Công thương, đến nay bộ máy quản lý du lịch Bến Tre được kiện toàn, gồm:
Phòng Quản lý Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, có nhiệm vụ chính trực tiếp theo dõi và tham mưu lãnh đạo Sở VHTTDL điều hành các hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên hiện nay nhân lực khá mỏng (với 3 nhân sự).
Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở VHTTDL Bến Tre, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch - Bộ VHTTDL, có chức năng tham mưu Sở VHTTDL về công tác thông tin và xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh. Trung tâm có 8 nhân sự làm việc ở 2 phòng Tổ chức - Hành Chánh, phòng Xúc tiến Du lịch và 1 Trạm thông tin hướng dẫn du khách.
Hiệp hội Du lịch Bến Tre; bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước, Bến Tre còn có Hiệp hội du lịch, đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch duy nhất của tỉnh, Hiệp hội có Ban chấp hành 17 thành viên; 4 ban chuyên môn: Ban Vận động thành viên và Nghiên cứu xây dựng sản phẩm; Ban Tổ chức và Đối ngoại; Ban Tài chính và Thi đua Khen thưởng và Ban Truyền Thông, Quảng bá Du lịch. Hiệp hội có 95 hội viên gồm 2 hội viên tập thể, 93 cá nhân, 2 chi hội Du lịch trực thuộc và 1 câu lạc bộ Hướng dẫn viên Du lịch tập hợp 105 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ từ
27 đơn vị lữ hành và 10 thuyết minh viên của Ban QLDT tỉnh Bến Tre.
Tổ chức bộ máy quản lý du lịch Bến Tre còn được đặt dưới sự điều phối của Ban chỉ đạo PTDL tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban, vì vậy đến nay du lịch Bến Tre được hình thành tương đối hoàn chỉnh mạng lưới dịch vụ phục vụ du khách với các tuyến điểm đa dạng theo bản đồ bên dưới.
Hình 2.2. Bản đồ du lịch Bến Tre
(Nguồn: Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre, 2020)
2.1.3.2. Hoạt động du lịch ở Bến Tre
Quán triệt đường lối, chủ trương PTDL của Đảng và Nhà nước, thời gian qua Bến Tre nỗ lực xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo tiền đề trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực phát triển của tỉnh. Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, năm cao nhất – 2019 đạt 305 tỷ đồng; đầu tư xây dựng nguồn nhân lực toàn ngành Du lịch đến năm 2020 có 3.967/6.012 lao động đã qua đào tạo; Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm xây dựng môi trường văn hóa - xã hội đáp ứng yêu cầu PTDL.
Giai đoạn 2014-2020 tỉnh có 49/142 xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở các cấp phát huy vai trò đưa giá trị văn hóa (dân gian, truyền thống, các ban nhạc đường phố, đội dân vũ…) đến cộng đồng, đáp ứng đời sống tinh thần nhân dân, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cụ thể hóa Chỉ thị số 11- của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phát huy các giá trị truyền thống văn hóa và phát triển toàn diện con người Bến Tre”, Sở VHTTDL liên tịch với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn tổ chức hoạt động văn hóa, dân gian truyền thống, đẩy mạnh truyền thông, marketing xây dựng thương hiệu du lịch Bến Tre trực tuyến qua các kênh Youtube, Fanpage trong khi các website về văn hóa – du lịch của tỉnh chưa phát huy hiệu quả nhưng đã tạo sức lan tỏa, gắn kết du lịch với cộng đồng.
Bến Tre ký kết và triển khai Chương trình liên kết PTDL với các tỉnh, thành phố trong khu vực, cụm duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp du lịch tỉnh hoạt động, phát triển mạng lưới du lịch cộng đồng trong hộ dân… Những hoạt động trên tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch, thúc đẩy các loại hình du lịch của tỉnh phát triển và thu hút được sự quan tâm của du khách, nhất là khách quốc tế. Với những thành tựu đạt được, Du lịch Bến Tre giữ vị trí khá cao ở cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2018 tỉnh đã có vị trí thứ 1 về doanh thu, thứ 2 về lượng khách quốc tế và thứ 3 tổng lượng khách của khu vực, cho đến nay tỉnh Bến Tre vẫn giữ vị trí này.
Bảng 2.1. Du lịch Bến Tre trong cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng lượt khách (Lượt) | Khách quốc tế (Lượt) | Tổng thu du lịch (Tỷ đồng) | |
Bến Tre | 1.574.128 | 681.271 | 1.329 |
Đồng Tháp | 3.600.000 | 90.000 | 800 |
Long An | 1.200.000 | 18.000 | 562 |
Tiền Giang | 2.021.513 | 816.562 | 992 |
Trà Vinh | 788.000 | 21.200 | 275 |
Vĩnh Long | 1.300.000 | 210.000 | 340 |
Tổng | 10.483.641 | 1.837.033 | 4.298 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Khái Niệm Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa
- Mối Quan Hệ Giữa Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Và Du Lịch
- Tổng Quan Tỉnh Bến Tre - Những Nét Tiêu Biểu Về Văn Hóa Và Du Lịch
- Thực Trạng Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Ở Tỉnh Bến Tre
- Hoạt Động Kiểm Kê, Xếp Hạng Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Ở Bến Tre
- Hoạt Động Gắn Kết Với Du Lịch Ở 2 Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Của Bến Tre
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết du lịch cụm phía Đông ĐBSCL – Tp.HCM, 2018)
Với tác động từ các lễ hội, tín ngưỡng dân gian theo định hướng tiến ra biển, không gian du lịch Bến Tre tiếp tục được mở rộng đến 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh; toàn tỉnh hiện có 31 doanh nghiệp lữ hành, 84 cơ sở lưu trú với 1.496 phòng, 42 điểm du lịch và 135 cơ sở ăn uống với 34.781 chỗ ngồi, 64 đò máy, 73 đò chèo tay, 54 xe ngựa với hơn 1.600 chỗ ngồi đủ điều kiện phục vụ du khách; sản phẩm du lịch không ngừng được hoàn thiện và đổi mới; nhận thức về du lịch của cộng
đồng dân cư, doanh nghiệp và các cấp, ngành được nâng cao. Đặc biệt, các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đưa vào khai thác như: cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên, cầu Hàm Luông, các Quốc lộ 60, Quốc lộ 57, Quốc lộ 57 B, Quốc lộ 57 C nâng cấp; Các quần thể khách sạn, nghỉ dưỡng Forever Green Resort, Tổ hợp khách sạn Diamond Star, khách sạn Dừa, các homestay, cơ sở dịch vụ, sản phẩm du lịch mới… đã làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn, du lịch và đời sống người dân, đưa Bến Tre trở thành điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam. Riêng năm 2020 dù ảnh hưởng của hạn mặn và COVID-19, Bến Tre vẫn đón 827.194 lượt khách, (183.063 lượt khách quốc tế, 644.131 lượt khách nội địa), thu từ du lịch 763 tỷ đồng, mức chi tiêu bình quân 1 khách quốc tế đạt 100 USD/ ngày đêm, tăng 20 USD/khách so với năm 2018; chi tiêu của 1 khách nội địa
1.100 000 đồng/ ngày đêm, tăng 200.000 đồng/khách so với năm 2018 [114; tr.20]. Bến Tre đã huy động nguồn lực cho PTDL với tổng mức đầu tư giai đoạn
2011 – 2018 là 1.193 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 216,6 tỷ đồng, tăng gấp đôi giai đoạn 2006 – 2010: 516 tỷ; vốn ngân sách: 14 tỷ đồng. Tổng lượng khách và tổng thu từ du lịch giai đoạn 2014 - 2019 tăng trưởng theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng khách bình quân giai đoạn 2008- 2019 đạt 14%.
Bảng 2.2. Số lượt khách và thu từ du lịch Bến Tre từ 2014 –2020
Khách/Thu từ du lịch Năm | Khách đến (lượt người) | Tổng thu (đồng) | Ghi chú | |||
Tổng | Nội địa | Quốc tế | ||||
1 | 2014 | 834.784 | 459. 131 | 375.653 | 562. 000. 000 | |
2 | 2015 | 951.653 | 518.651 | 433.002 | 700. 000. 000 | |
3 | 2016 | 1.153.075 | 650.062 | 503.013 | 860. 000. 000 | |
4 | 2017 | 1.291.444 | 741.444 | 550.000 | 1.057.000.000 | |
5 | 2018 | 1.574.128 | 892.857 | 681.271 | 1.329.000.000 | |
6 | 2019 | 1.882.025 | 1.085.839 | 796.186 | 1.791.000.000 | |
7 | 2020 | 827. 194 | 644. 131 | 183. 063 | 763. 000.000 | |
Tổng | 9.214. 303 | 5.377.115 | 3.836.188 | 7.311.000.000 |
(Nghiên cứu sinh thực hiện, 1/2021 - Nguồn Sở VHTTDL Bến Tre)
Kết quả trên có được là nhờ sự định hướng và lãnh đạo của UBND tỉnh, sự năng động quan tâm đầu tư PTDL như một sinh kế của người dân, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Bến Tre được đổi mới, mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều chương trình, sự kiện quảng bá trong và ngoài nước. Bảy năm qua tỉnh đã tổ chức 15 hội chợ, liên hoan du lịch, tham gia hợp tác liên kết vùng, đẩy mạnh quảng bá tại các thị trường khách trọng điểm trong nước và quốc tế với nhiều nội dung phong phú như: Tuần lễ Văn hóa Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, VITM Hà Nội, ITE Tp. Hồ Chí Minh, các Diễn đàn MDEC- Đồng bằng sông Cửu Long... tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch quốc tế: Hội chợ du lịch Berlin (Đức)... đã tạo điều kiện thuận lợi tăng cường xúc tiến du lịch Bến Tre đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước. Qua đó, giúp các doanh nghiệp du lịch tỉnh cập nhật thông tin, giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh; đồng thời tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng kinh doanh.
Bến Tre đã tổ chức khảo sát điểm đến, ký kết hợp tác PTDL với các tỉnh, Tp: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, Quảng Bình…, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, trao đổi, chia sẻ và cung cấp thông tin hoạt động du lịch; phối hợp thực hiện phim quảng bá du lịch, giới thiệu văn hóa, danh thắng, ẩm thực đặc trưng của tỉnh; đón tiếp các đoàn Famtrip, Presstrip trong nước và quốc tế đến viết bài, đưa tin du lịch Bến Tre. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá du lịch trên các tạp chí, tổ chức các sự kiện, hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao quảng bá các điểm đến du lịch Bến Tre. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai nhiều đề án, đề tài về du lịch các cấp; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin như quét mã QR code giúp tra cứu thông tin 2 DTNĐC, DTĐK và Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, truyền thông, quảng bá DTLS-VH phục vụ du lịch Bến Tre trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, website Sở VHTTDL và fanpage của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre …
2.1.3.3. Đánh giá chung
Với những nỗ lực to lớn của tỉnh Bến Tre, đến nay hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối đầy đủ, tuy nhiên du lịch Bến Tre phát triển còn khá khiêm tốn, lượng du khách năm sau cao hơn năm trước nhưng thu từ du lịch, số lượng du khách lưu trú đêm và mức chi tiêu của khách còn thấp, sản phẩm du lịch