Bảng 3.19: So sánh thực hành thăm khám của CBYT trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=36 | SCT n=36 | P | TCT n=43 | SCT n=43 | ||
Quan sát RLLN | 38,9 | 80,6 | <0,05 | 37,2 | 41,9 | 94,6 |
Đếm nhịp thở | 22,2 | 55,6 | <0,05 | 23,3 | 27,9 | 170,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Của Can Thiệp Thay Đổi Kiến Thức Của Bà Mẹ
- So Sánh Thực Hành Xử Trí Trẻ Có Dấu Hiệu Cần Đi Khám Của Bà Mẹ Trước-Sau Can Thiệp(%)
- So Sánh Kiến Thức Về Dấu Hiệu Viêm Phổi Nặng Của Cbyt Trước-Sau Can Thiệp(%)
- Hiệu Quả Can Thiệp Thay Đổi Thực Hành Của Người Bán Thuốc
- Hiệu Quả Can Thiệp Thay Đổi Kiến Thức Của Bà Mẹ
- Hiệu Quả Can Thiệp Thay Đổi Kiến Thức, Thực Hành Điều Trị Trẻ Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Của Cán Bộ Y Tế
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Đánh giá sau can thiệp cho thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực ở nhóm CBYT can thiệp. Tỷ lệ CBYT có thực hiện quan sát phát hiện dấu hiệu RLLN và đếm nhịp thở đều tăng lên có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ở nhóm đối chứng, sự khác biệt khi đánh giá cả hai chỉ số đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.19).
3.2.3.2. Thực hành xử trí và kê đơn thuốc
Trong quá trình quan sát, nhóm nghiên cứu không gặp trường hợp bệnh rất nặng và viêm phổi nặng cần chuyển tuyến. Do đó, kết quả phần này chỉ đề cập đến bệnh viêm phổi và ho/cảm lạnh.
Xử trí, kê đơn cho trẻ bị viêm phổi
Trước can thiệp, tất cả các trường hợp (5 trường hợp ở Ba Vì và 3 ở Đan Phượng) chẩn đoán là viêm phổi đều được chuyển lên tuyến trên. Sau can thiệp, đối với tất cả 4 trường hợp viêm phổi nhóm nghiên cứu quan sát được ở Ba Vì, đều được CBYT kê đơn cho dùng KS và không chuyển tuyến. Còn tại Đan Phượng cả 3 trường hợp quan sát được CBYT đều cho chuyển tuyến.
Xử trí, kê đơn cho trẻ bị ho, cảm lạnh
Trừ những trường hợp viêm phổi, trước can thiệp nhóm nghiên cứu đã quan sát 31 trường hợp trẻ ho,cảm lạnh ở Ba Vì và 40 trường hợp ở Đan
Phượng được CBYT được kê đơn. Sau can thiệp là 34 trường hợp ở Ba Vì và
39 trường hợp ở Đan Phượng.
Bảng 3.20: So sánh thực hành kê đơn đúng cho trẻ ho, cảm lạnh (không kê KS)
trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=31 | SCT n=34 | p | TCT n=40 | SCT n=39 | ||
Đơn không có KS | 9,7 | 23,5 | >0,05 | 12,5 | 7,7 | 180,6 |
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Tỷ lệ CBYT kê đơn đúng cho trẻ chỉ bị ho, cảm lạnh (không kê KS) chiếm tỷ lệ rất thấp trước can thiệp (Bảng 3.20). Sau can thiệp, mặc dù tỷ lệ này ở Ba Vì có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ này ở Đan Phượng thậm chí còn giảm đi 1/3 so với ban đầu.
Kê đơn KS đủ ngày, đúng loại như phác đồ hướng dẫn
KS đúng loại là CBYT kê đơn đường uống một trong các loại thuốc phác đồ đã khuyến cáo sử dụng gồm Cotrimoxazol, Amocixilin, Ampicilin. Đơn đủ ngày là đơn kê dùng KS từ 5 đến 7 ngày (Bảng 3.21).
Bảng 3.21: So sánh thực hành kê đơn kháng sinh đủ ngày, đúng loại trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=28 | SCT n=26 | p | TCT n=35 | SCT n=36 | ||
Đúng loại | 50,0 | 61,5 | >0,05 | 45,7 | 30,6 | 56,0 |
Đủ ngày | 32,1 | 50,0 | >0,05 | 34,3 | 33,3 | 57,9 |
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự cải thiện trong thực hành kê đơn KS của CBYT. Tỷ lệ CBYT kê đơn đúng loại hoặc đủ ngày có tăng ở Ba Vì so với trước can thiệp. So sánh sự khác biệt trước sau can thiệp ở cả hai chỉ số đều không thấy có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ CBYT nhóm đối chứng kê đơn KS đúng loại, đủ ngày còn giảm đi so với trước can thiệp.
3.2.3.3. Thực hành tư vấn sau khám bệnh
Sau khi kê đơn, ngoài việc hướng dẫn bà mẹ cách dùng thuốc, CBYT cần tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc, theo dõi trẻ NKHHCT tại nhà và hẹn tái khám.
Đánh giá trước can thiệp cho thấy toàn bộ CBYT đã thực hiện tư vấn dùng thuốc cho bà mẹ nên nghiên cứu không đưa nội dung này vào can thiệp và đánh giá. Các nội dung tư vấn khác tỷ lệ CBYT thực hiện chỉ đạt dưới 35% trước can thiệp (Bảng 3.22).
Bảng 3.22: So sánh thực hành tư vấn sau khám bệnh trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=36 | SCT n=36 | p | TCT n=43 | SCT n=43 | ||
Chăm sóc trẻ tại nhà | 33,3 | 75,0 | <0,01 | 18,6 | 20,9 | 112,5 |
Theo dõi trẻ NKHHCT | 22,2 | 63,9 | <0,001 | 14,0 | 23,3 | 120,8 |
Hẹn tái khám | 33,3 | 63,9 | >0,05 | 34,9 | 41,9 | 71,7 |
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT nhóm can thiệp có tư vấn theo từng nội dung đều tăng. Trong đó, hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà và theo dõi dấu hiệu bệnh là hai chỉ số có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và sau can
thiệp. Tại nhóm đối chứng, đánh giá sau can thiệp không thấy có sự cải thiện đáng kể về thực hành tư vấn sau khám của CBYT.
3.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành bán thuốc cho trẻ
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của người bán thuốc.
3.3.1. Đặc điểm của đối tượng người bán thuốc
Tổng số có 47 người bán thuốc của hai huyện đã tham gia từ đầu đến
khi kết thúc nghiên cứu. Một số đặc điểm chính trình bày trong Bảng 3.23.
Bảng 3.23: Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng người bán thuốc
Can thiệp n=23 | Đối chứng n=24 | p | Chung n=47 | |
Độ tuổi trung bình | 42,2±12,2 | 45,6±14,1 | >0,05 | 44,1±13,1 |
Số năm công tác trung bình | 17,1±8,5 | 17,6±8,5 | >0,05 | 17,4±8,5 |
Trình độ chuyên môn (%) | ||||
Dược sĩ Dược tá | 8,7 91,3 | 8,3 91,7 | >0,05 | 8,5 91,5 |
Nơi công tác (%) | ||||
Trạm y tế xã Y tế tư nhân | 21,7 78,3 | 20,8 79,2 | >0,05 | 21,3 78,7 |
Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu của nhóm đối chứng và can thiệp khá tương đồng nhau về các chỉ số: độ tuổi trung bình, trình độ chuyên môn, học vấn, nơi công tác, số năm bán thuốc. Tất cả các chỉ số đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh hai nhóm với nhau.
Trừ 4 dược sĩ đã nghỉ hưu mở nhà thuốc, còn lại đại đa số cơ sở bán
thuốc là quầy thuốc đại lý cho công ty dược của tỉnh.
3.3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của người bán thuốc
Nghiên cứu đánh giá kiến thức bán thuốc cho trẻ NKHHCT của người bán thuốc 4 nội dung: hỏi trước khi bán thuốc, bán thuốc cho trẻ NKHHCT và tư vấn sau bán thuốc.
3.3.2.1. Kiến thức hỏi thông tin trước khi bán thuốc
Để bán thuốc an toàn hợp lý, người bán thuốc cần hỏi 7 câu hỏi tìm hiểu thông tin về tình trạng của trẻ gồm: tuổi của trẻ, đơn thuốc, thời gian trẻ ho, trẻ có bú/uống được không, trẻ có thở khác thường không, trẻ có mệt nhiều không, trẻ có sốt không. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức hỏi khai thác thông tin trước và sau can thiệp được mô tả tại Bảng 3.24.
Bảng 3.24: So sánh kiến thức hỏi thông tin về trẻ NKHHCT trước khi bán
thuốc trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=23 | SCT n=23 | p | TCT n=24 | SCT n=24 | ||
Tuổi của trẻ | 73,9 | 100 | >0,05 | 62,5 | 66,7 | 28,6 |
Đơn thuốc | 30,4 | 91,3 | <0,01 | 33,3 | 33,3 | 200,0 |
Thời gian ho | 43,5 | 73,9 | >0,05 | 70,8 | 62,5 | 81,6 |
Bú/uống được không | 39,1 | 69,6 | >0,05 | 45,8 | 41,7 | 87,0 |
Thở khác thường | 30,4 | 78,3 | <0,05 | 20,8 | 25,0 | 137,5 |
Mệt hơn | 52,2 | 78,3 | >0,05 | 45,8 | 58,3 | 22,1 |
Sốt | 82,6 | 91,3 | >0,05 | 75,0 | 79,2 | 4,9 |
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Trước can thiệp, cả hai huyện, tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức hỏi thông tin về trẻ NKHHCT đều thấp. Câu hỏi liên quan đến cách trẻ thở và đơn thuốc, hai câu hỏi rất quan trọng, lại có tỷ lệ người bán thuốc biết đến ít nhất.
Sau can thiệp, ở Ba Vì, tất cả các chỉ số đánh giá kiến thức của người bán thuốc đều tăng. Tuy nhiên, chỉ có kiến thức hỏi về thở (thở khác thường) và đơn thuốc là tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. CSHQ can thiệp của hai chỉ số này là 137,5% và 200,0%. So sánh các chỉ số đánh giá kiến thức của nhóm đối chứng đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
3.3.2.2. Kiến thức bán thuốc cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Khuyên đi khám trước khi bán thuốc
Khi trẻ có dấu hiệu bệnh cần khám ngay hoặc trẻ dưới 2 tháng tuổi, người bán thuốc cần khuyên gia đình đưa đi khám trước khi mua thuốc. Hình
3.7 mô tả kết quả đánh giá kiến thức của người bán thuốc về vấn đề này.
100
80
82.6
87.0
60
40
20
0
30.4
37.5
43.5
41.7
37.5
25.0
Có dấu hiệu cần khám ngay
Dưới 2 tháng tuổi
Can thiệp TCT
Can thiệp SCT
Đối chứng TCT
Đối chứng SCT
Hình 3.7: So sánh kiến thức khuyên trẻ NKHHCT đi khám của người bán
thuốc trước-sau can thiệp (%)
So sánh trước và sau can thiệp cho thấy tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức đúng, là khuyên trẻ có dấu hiệu cần đi khám ngay, tăng có có ý nghĩa thống kê tại nhóm can thiệp và không có ý nghĩa thống kê ở nhóm đối chứng.
Kiến thức khuyên trẻ dưới 2 tháng tuổi đi khám lại không khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với trước can thiệp tại cả 2 nhóm.
Kiến thức bán thuốc cho trẻ NKHHCT
Kiến thức bán thuốc cho trẻ NKHHCT của người bán thuốc được đánh giá thông qua 2 nhóm chỉ số: kiến thức bán KS và kiến thức bán thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh (sau khi hỏi không phát hiện thấy dấu hiệu cần đi khám ngay).
Với nội dung bán KS, người bán thuốc có kiến thức đúng là người biết chỉ bán khi có đơn của CBYT. Kiến thức bán KS đúng (bán theo đơn) đã tăng gần gấp đôi nhưng không có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp.
Bảng 3.25: So sánh kiến thức bán thuốc cho trẻ NKHHCT của người bán thuốc trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=23 | SCT n=23 | p | TCT n=24 | SCT n=24 | ||
Bán KS | ||||||
Bán KS theo đơn | 43,5 | 82,6 | >0,05 | 45,8 | 54,2 | 71,6 |
Bán thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh | ||||||
Không bán KS | 13,0 | 56,5 | <0,05 | 62,5 | 66,7 | 327,9 |
Bán thuốc ho | 87,0 | 91,3 | >0,05 | 75,0 | 75,0 | 4,9 |
Bán thuốc hạ sốt | 73,9 | 87,0 | >0,05 | 100 | 100 | 0 |
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Với nội dung bán thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh, kết quả cho thấy tỷ lệ người bán thuốc nhóm can thiệp biết không bán KS (kiến thức đúng) đã tăng
có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và sau can thiệp. Còn nhóm đối chứng, tỷ lệ này hầu như không thay đổi (Bảng 3.25.).
3.3.2.3. Kiến thức tư vấn sau khi bán thuốc
Có 4 nội dung cần tư vấn sau khi bán thuốc cho trẻ NKHHCT là: cách dùng thuốc, tác dụng phụ, theo dõi diễn biến bệnh và khuyên đi khám khi có dấu hiệu cần khám ngay. Bảng 3.26 trình bày kết quả đánh giá kiến thức của người bán thuốc về các nội dung này. Trước can thiệp, phần lớn người bán thuốc cho rằng chỉ cần hướng dẫn cách dùng thuốc.
Bảng 3.26: So sánh kiến thức tư vấn sau bán thuốc của người bán thuốc trước- sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=23 | SCT n=23 | p | TCT n=24 | SCT n=24 | ||
Cách dùng thuốc | 91,3 | 100 | >0,05 | 87,5 | 95,8 | 0 |
Tác dụng phụ | 30,4 | 60,9 | >0,05 | 25,0 | 12,5 | 150,3 |
Theo dõi diễn biến bệnh | 17,4 | 69,6 | <0,01 | 33,3 | 37,5 | 289,1 |
Khuyên đi khám | 39,1 | 86,9 | <0,05 | 41,7 | 41,7 | 122,3 |
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Sau can thiệp, trong nhóm ở Ba Vì, đại đa số người bán thuốc đã có kiến thức tư vấn cách dùng thuốc. Tỷ lệ người bán thuốc nêu được nội dung tư vấn theo dõi diễn biến bệnh và khuyên đi khám khi có dấu hiệu cần khám ngay đã tăng có ý nghĩa thống kê. Riêng tỷ lệ biết tư vấn về tác dụng phụ của thuốc tuy đã tăng gấp hai lần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong nhóm đối chứng, các chỉ số không khác biệt có ý nghĩa thống kê.