những sản phẩm du lịch đẳng cấp có sức hấp dẫn và cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực và quốc tế.
+ Quản lý ô nhiễm và rác thải là vấn đề cấp thiết bởi danh tiếng quốc tế của Vịnh Hạ Long phụ thuộc vào vẻ đẹp tự nhiên của vịnh. Nếu không có những hòn đảo nguyên sơ với nước biển trong xanh, Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long sẽ nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn và tổn hại hình ảnh trên truyền thông du lịch quốc tế.
+ Tính sẵn sàng đáp ứng thông tin và xây dựng thương hiệu trên các kênh truyền thông quốc tế. Quảng Ninh còn chưa thực sự chủ động trong việc quản trị thương hiệu điểm đến mang tầm quốc tế của mình và phối hợp với các tổ chức khác trong lĩnh vực du lịch/lữ hành để truyền bá thông tin về hình ảnh điểm đến và các sản phẩm du lịch mà tỉnh cung cấp. Sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ và hình ảnh tích cực trên các thị trường du lịch đã trở thành tài sản quan trọng trong phát triển du lịch hiện đại.
3.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Tồn tại những hạn chế nêu trên có nguyên nhân sâu sa từ gốc xuất phát điểm thấp của du lịch Việt Nam mới thực sự phát triển sau khi có chính sách mở cửa, hội nhập cuối thập niên 80, khi đất nước vừa thoát khỏi khủng khoảng;
- Về phía cơ quan QLNN tại địa phương:
+ Phân bổ nguồn lực không hợp lý và thiếu liên kết trong đầu tư cho các lĩnh vực then chốt như hạ tầng, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực; chưa phát huy đúng vai trò của khối doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm, khu, tuyến, điểm du lịch;
+ Cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư phát triển du lịch của vùng, những chủ trương và chính sách mang tính đột phá, đặc biệt ban hành những cơ chế, chính sách thuận lợi, bình đẳng nhằm thu hút mọi
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Về Công Tác Hỗ Trợ Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Các Dự Án Du Lịch Có Giấy Chứng Nhận Đầu Tư Đang Thực Hiện
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Trong Nước Về Chất Lượng Phục Vụ Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long
- Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Cơ Sở Hạ Tầng Phát Triển Du Lịch
- Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 16
- Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
thành phần kinh tế phát triển du lịch nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng tại địa phương mình; thì phần lớn các địa phương khác trong vùng vẫn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá, trong thu hút các nhà đầu tư; trong khi nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
+ Năng lực quản lý nhà nước về phát triển du lịch một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tại địa phương. Công tác tham mưu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao. Các cơ quan chính quyền còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý các dự án du lịch trọng điểm, có quy mô lớn đã được cấp phép nhưng chậm triển khai. Công tác GPMB, giao đất sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án còn chậm, từ đó khiến tiến độ dự án chậm so với kế hoạch, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CSHT du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa có sự kết nối giữa các dự án du lịch tại địa phương mình.
+ Sự không thống nhất về việc xếp hạng sao đã gây ra những cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và hạ thấp cả về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và lợi nhuận liên quan.. Hệ thống xếp hạng sao cho các cơ sở lưu trú không có độ tin cậu cao qua thực tế có nhiều khách sạn đầu tư chi phí thấp nhưng lại dành được thứ hạng sao cao hơn so với mức dịch vụ họ cung cấp. Những khách sạn chuyên phục vụ nhóm khách mục tiêu là khách cao cấp không thể cung cấp những dịch vụ sang trọng bởi các khách sạn đầu tư chi phí thấp nhưng lại có 64 cùng cấp độ sao đã chào giá dịch vụ thấp hơn trên thị trường, hạ thấp chất lượng tiêu chuẩn dịch vụ.
+ Kinh doanh khách sạn chịu thiệt thòi khi ở thành phố thiếu những dịch vụ giải trí để giữ chân khách mà hiện thời gian lưu trú của khách chỉ ở khoảng từ một đến hai đêm, chủ yếu là khách tour. Nhiều khách sạn chọn
cách đầu tư vào tàu của mình để tăng lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú trên biển. Có rất ít hoạt động trong khu vực dành cho khách du lịch, ngoài chợ đêm và một số cửa hàng địa phương. Những lúc trái vụ trong mùa đông và lúc bão trong mùa hè, khách du lịch có rất ít lựa chọn trên đất liền khi thời tiết không cho phép các tàu du lịch ra vịnh.
+ Về hệ thống xe buýt công cộng, tỉnh còn thiếu nhiều bến xe buýt và đó là thách thức đối với những khách đi du lịch một mình, không theo tour. Nhiều trạm xe buýt lại đặt ở những vị trí không thuận lợi, cách xa bờ biển hoặc những điểm du lịch chính và không phù hợp cho khách du lịch quốc tế do không có lịch trình và vé in bằng tiếng nước ngoài, không có biển chỉ dẫn và nhân viên biết ngoại ngữ.
- Về phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch:
+ Quy mô đầu tư còn nhỏ (vốn kinh doanh chủ yếu dưới 5 tỷ đồng); chưa liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trong liên kết chuỗi du lịch;
+ Chưa dám mạnh dạn đầu tư KHCN vào dịch vụ du lịch, DN mới chỉ đầu tư theo chiều rộng mà chưa có chiến lược triển khai theo chiều sâu, chiến lược kinh doanh chưa bài bản.
+ Năng lực tài chính còn hạn chế, chủ doanh nghiệp còn tình trạng điều hành doanh nghiệp theo kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân, chưa thực sự mở rộng khả năng của bản thân thông qua chương trình hỗ trợ của địa phương.
+ Một số chính sách hỗ trợ và triển khai tới doanh nghiệp còn chậm, chưa tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp như hỗ trợ vốn tín dụng, giải phóng mặt bằng sản xuất địa điểm kinh doanh chậm tiến độ.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, khả năng vay nợ, sự đầu tư, lãi suất...ảnh hưởng đến khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạnh dạn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình.
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Quan điểm của thành phố Hạ Long về phát triển du lịch và phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tăng cường mở rộng dịch vụ trong các hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương, tạo nguồn thu nhập ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020.
Quan điểm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lic̣ h chuyển từ chiều
rộng sang chiều sâu, bảo đảm tính chuyên nghiêp̣ , chất lượng, hiêu quả, bền
vững, có thương hiêu và sức caṇ h tranh được xem là then chốt nhất cho sư
chuyển mình của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thưc tế qua những
năm triển khai chiến lược, quan điểm này đang đươc cu ̣ thể hóa từ ng bướ c rõ
rêt
từ nhân
thứ c đến hành đôn
g trong tất cả các khâu, các lin
h vưc
hoat
đông
của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, kết quả hoat
đôn
g của
các doanh nghiệp vẫn chưa xứng với tiềm năng, nhiều bất câp
còn tồn tai đa
ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững và sứ c caṇ h tranh của các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch. Xu thế hôi
nhập, toàn cầu hóa và caṇ h tranh hiên
nay vừ a
tạo cơ hội vừa đặt ra không ít thách thứ c đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch phải thưc sư ̣ đổi mớ i để thích ứ ng trong thời kỳ mớ i.
4.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
Định hướng phát triển doanh nghiệp kinh doanh các loại hình nhà nghỉ, khách sạn. Trong thời gian tới cần đi sâu vào nâng cấp chất lượng hệ thống khách sạn, ưu tiên đầu tư phát triển các khách sạn từ 3-5 sao trên cơ sở các dự
án đang triển khai. Hạn chế tối đa việc đầu tư phát triển thêm các dự án khách sạn, nhà nghỉ chất lượng thấp vì quỹ đất hiện nay đã bị khai thác quá tải, có nhiều nguy cơ phá vỡ môi trường sinh thái.
Để đáp ứng nhu cầu khám phá và tiếp cận các không gian du lịch mới, cần đầu tư phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vận chuyển khách du lịch với những hình thức mới như: tàu ngầm, cáp treo, kinh khí cầu, trực thăng…
Tổ chức hoạt động phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt phát triển nhưng doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
4.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại và văn minh. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mới được UBND tỉnh phê duyệt cũng xác định mục tiêu phát triển của thành phố, đó là: Lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm, gắn với việc phát huy giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mở rộng kết nối với Vịnh Bái Tử Long; đồng thời tập trung xây dựng các dự án ưu tiên để xúc tiến đầu tư, xây dựng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hoá dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức ở trình độ cao, tạo ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia tăng cao.
Mục tiêu chung: Phát triển doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Quảng Ninh cần khẳng định chất lượng dịch vụ, đa dạng, sản phẩm dịch vụ du lịch phong phú, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng mục tiêu. Bên cạn đó, cơ quan chính quyền thành phố Hạ Long tạo ra cơ
chế nhằm không ngừng tăng số lượng, giúp cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần nâng cấp thành doanh nghiệp từ 3 sao trở lên, phát triển thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 5 sao, đẳng cấp, ngang tầm với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, phục vụ được 90% công suất khách theo yêu cầu riêng. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm tạo ra chất lượng dịch vụ đồng đều.
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch
4.2.1.1. Tạo môi trường thuận lợi cho việc cạnh tranh, phát triển bền vững các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Để đổi mới tổ chức quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tình hình mới, nhất thiết bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải tổ chức gọn, nhẹ, năng động có hiệu lực cao theo nhiều hướng. Bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải thực hiện tốt chức năng làm tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch; phải là người phối hợp với các ngành các cấp triển khai các hoạt động phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mang lại và trách
nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của các doanh nghiệp du lịch.
Nhà nước thực hiện chế độ bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực hiện mọi doanh nghiệp đều tiến hành hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Bình đẳng thể hiện ở chỗ: bình đẳng cơ hội, về điều kiện đầu tư, về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về khả năng cạnh tranh. Tránh tình trạng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quá được ưu đãi, chẳng hạn như chính sách vay vốn thủ tục đăng ký kinh doanh… còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện siết chặt theo một cơ chế chính sách không ổn định.
Thực hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có vai trò lớn tong việc thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh và theo quy hoạch. Các hình thức ưu đãi có thể làm giảm lãi xuất vay vốn, miễn giảm thuế. Các doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi là: Các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động kinh doanh còn thiếu vắng, song lại mang tính hấp dẫn và tạo ra được thế mạnh cạnh tranh cao cho ngành trên thị trường cạnh tranh hiện tại và tương lai. Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu du lịch còn chưa phát triển, xa trung tâm, có ý nghĩa quan trọng chiến lược phát triển ngành, hiện tại hiệu quả mang lại thấp, khả năng thu hồi vốn lâu. Các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trong cạnh tranh quốc tế. Đối với các loại doanh nghiệp này đòi hỏi quy mô, và vốn lớn, do vậy nhà nước tạo điều kiện mua bán cổ phần để tạo vốn và chia sẻ rủi ro, tạo điều kiện trong quá trình liên doanh, liên kết, tham gia các hiệp hội… Bên cạnh việc ưu tiên các dự án đầu tư vào khu vui chơi giải trí để giảm dần tính mùa vụ thì nhà nước cũng cần có chế độ ưu đãi về thuế cho các cơ sở các doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào mùa vụ. Bởi lẽ trong một năm hầu như các cơ sở đó chỉ kinh doanh hai đến ba tháng trong
khi các cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền lương, điện nước,… vẫn phải duy trì quanh năm nên hiệu quả rất thấp.
4.2.1.2. Giải pháp hỗ trợ về tài chính - tín dụng
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu các TCTD theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và xử lý nợ xấu theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg, nhằm nâng cao năng lực hoạt động cũng như năng lực cho vay của các TCTD, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững. Trong những giai đoạn tiếp theo, có thể có những đề án mới phù hợp với điều kiện thực tại của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp cần cập nhật thông tư, văn bản thường xuyên để nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Nhà nước.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, các quỹ tín dụng nhân dân, để khuyến khích các tổ chức này có thể vươn đến nhóm khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Dựa trên cơ sở chất lượng thông tin doanh nghiệp được nâng lên và mối quan hệ ngân hàng - doanh nghiệp chặt chẽ, các TCTD nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với DN.
- Khuyến khích các TCTD xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng riêng biệt cho các khách hàng là DN, trong đó ưu tiên sử dụng các phương thức chấm điểm tự động như thẻ chấm điểm tín dụng (score card).
- Tăng cường thông tin tuyên truyền, phối hợp các tổ chức liên quan đến phát triển DN kinh doanh du lịch để thông tin tới doanh nghiệp về hoạt động của quỹ.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và phổ biến kiến thức về xây dựng hồ sơ vay vốn tại các TCTD để cung cấp cho các DN kinh doanh du lịch.