Các Công Trình Nghiên Cứu Về Lượng Giá Giá Trị Dịch Vụ Môi Trường Rừng Và Xác Định Giá Thuê Môi Trường Rừng.


rừng. Phần 5 thảo luận các khía cạnh về thể chế của việc thuê rừng như phương pháp tập hợp chi phí và sự giám sát việc cho thuê. Phần cuối cùng trình bày các nhân tố tài chính và kinh tế chủ yếu nên được xem xét khi thiết lập các hoạt động thuê rừng. Công trình nghiên cứu này mới tập trung vào nghiên cứu các chính sách liên quan đến thuê rừng sản xuất với mục đích kinh doanh lâm sản [26].

Tuy nhiên, ngày này vai trò của rừng và các chức năng của rừng đã được đánh giá một cách toàn diện hơn. Theo đánh giá của FAO (2003), rừng được coi là bộ phận không thể thay thế của môi trường sinh thái, giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người và là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế khác [67]. Vì vậy, giá trị của rừng không chỉ là giá trị trực tiếp mà còn giá trị gián tiếp (giá trị dịch vụ môi trường rừng). Trong báo cáo của tổ chức Liên hợp quốc (1992) đã chỉ ra, trong những thập kỷ gần đây người ta mới nhận thức được rằng một trong những nguyên nhân cơ bản của suy thoái rừng là không xác định được giá trị môi trường của rừng bên cạnh sự phá rừng của cộng đồng địa phương [100]. Những sự thay đổi về nhận thức giá trị môi trường rừng được thể hiện rõ nét thông qua những thay đổi về chính sách và luật về lâm nghiệp của nhiều nước trên thế giới.

Tại Châu Âu, Font & Tribe (2000) cho rằng, để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng phải đảm bảo chức năng kinh tế - xã hội của rừng. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra việc quản lý rừng hiện tại ở khu vực này không chỉ đơn thuần là quản lý để khai thác các giá trị sử dụng trực tiếp của rừng (giá trị thị trường), mà còn phải bao gồm việc quản lý để khai thác các giá trị sử dụng gián tiếp (giá trị dịch vụ môi trường rừng) hay giá trị phi thị trường. Sự bền vững trong quản lý sử dụng rừng chỉ có được thông qua việc khai thác gỗ và các sản phẩm không phải gỗ cũng như là thu lợi nhuận từ việc cho thuê hoặc cung cấp trực tiếp các dịch vụ du lịch và giải trí. Điều này thể hiện một sự thay đổi trong quản lý rừng, chuyển từ lấy khai thác lâm sản làm trung tâm sang quản lý rừng phải đảm bảo đầy đủ các chức năng của rừng như khai thác gỗ bền vững, cung cấp dịch vụ môi trường rừng, phát triển hoạt động du lịch và giải trí, đảm bảo chức năng kinh tế-xã hội của rừng. Như vậy ở Châu Âu, các chính sách lâm nghiệp đã dần được hoàn thiện theo hướng khai thác, sử dụng bền vững các dịch vụ


môi trường rừng thay vì chỉ đơn thuần là khai thác gỗ [68].

Cho đến nay các giá trị thu được từ kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng đã được đề cập đến trong rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau (Tobias và Medelsohn, 1991 [99], Chase và cs., 1998 [64], Vuletic, 2009 [101]). Công trình đã nghiên cứu về lợi nhuận thu được từ kinh doanh dịch vụ, lợi nhuận có thể được tính trên diện tích (ha) hoặc trên đầu khách du lịch. Trung bình tại Châu Âu, người dân sẵn sàng trả $1-3 trên 1 lần thăm rừng/người (Theo Secretariat of the Convention on Biological Diversity, 2001). Tại Ai-len, con số này là $250/ha cho việc sử dụng các giá trị của rừng như cảnh quan, giải trí và động vật hoang dã.

Với những thay đổi trong nhận thức về giá trị dịch vụ môi trường rừng đã dẫn đến thay đổi trong chính sách lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng, điều này cũng dẫn đến sự triển khai ngày càng phong phú các hoạt động kinh doanh (thuê và cho thuê) môi trường rừng.

Theo Huhtala (2004) thì du lịch và giải trí là các dịch vụ phổ biến nhất tại các quốc gia có chính sách cho thuê môi trường rừng [70]. Nghiên cứu của Font và Tribe (2000) đã chỉ ra những dịch vụ giải trí có thể cho thuê như săn bắn, quan sát động vật. Dịch vụ môi trường rừng được sử dụng nhiều nhất là dịch vụ săn bắn. Tuy nhiên, do nhu cầu về không gian lớn và sự không phù hợp với việc kinh doanh các loại hình giải trí khác nên tại nhiều nơi đó không phải sự lựa chọn khả thi. Dịch vụ cho thuê để quan sát hoặc cơ hội được quan sát động vật hoang dã được cho là chiếm 1/3 trong tổng số giá trị giải trí từ rừng và đây cũng là dịch vụ hấp dẫn được mà các công ty du lịch cung cấp cho du khách tại các nước đang phát triển [68]. Ngoài ra, đi dạo trong rừng thành thục cũng là một trong những dịch vụ mà theo nghiên cứu của O’ Brien (1999) được nhiều du khách mong muốn chi trả [87]. Bên cạnh đó, những hoạt động cắm trại, trượt tuyết, thu hái lâm sản ngoài gỗ cũng được khai thác tại nhiều nơi trên thế giới. Kèm theo các hoạt động đó là các dịch vụ ăn theo như hướng dẫn du lịch, khách sạn, ăn uống, thuê dụng cụ phục vụ du lịch, thuê nhà gỗ trong rừng .…

Tuy nhiên, tại phần lớn các nước đang phát triển, các chính sách của Nhà nước chưa thật sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn, chưa có chính sách quy định cụ thể cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


việc thuê môi trường rừng. Do vậy, việc thực hiện cho thuê môi trường rừng mới chỉ mang tính nhỏ lẻ và tự phát. Theo Capozzi, S.,M (2001), phần lớn những nghiên cứu về thuê môi trường rừng được thực hiện tại Mỹ và một số nước phát triển khác [62].

Tại các nước phát triển như Mỹ, Chính phủ đã có những chính sách và quy định cụ thể cho việc quản lý hiệu quả các hoạt động cho thuê và kinh doanh dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là trong du lịch và giải trí - hai hình thức phổ biến nhất hiện nay. Từ những năm 1960, các hoạt động giải trí ngoài trời ở Mỹ đã phát triển nhanh chóng như hoạt động đi bộ, cắm trại, lái xe địa hình, nghiên cứu thiên nhiên. Theo nghiên cứu của Cordell và cộng sự (1998) thì 94,5% người Mỹ từ 16 tuổi trở nên đã từng tham gia ít nhất một loại hình giải trí ngoài trời [65].

Stephanie và cộng sự (2012) cho rằng, do hạn chế về số lượng, diện tích cũng như nguồn vốn để mở rộng các VQG và các khu giải trí công cộng cho nên ở Mỹ các nhu cầu giải trí đã không được đáp ứng đầy đủ. Đứng trước cơ hội này rất nhiều cá nhân, công ty sở hữu rừng sản xuất gỗ đã nắm bắt nhu cầu và phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí từ rừng. Họ nhận thấy đây là nguồn thu rất quan trọng đặc biệt khi mà chu kỳ kinh doanh gỗ thường rất dài. Hoạt động đầu tiên đó là cho thuê rừng để săn bắn. Theo thời gian các hoạt động ngày càng trở nên đa dạng hơn như câu cá, quan sát động vật hoang dã, đi bộ và thu hái sản phẩm ngoài gỗ [93]. Theo nghiên cứu của O’Bien và cs (1999), ở phía Nam nước Mỹ các công ty kinh doanh gỗ cho thuê khoảng 75% diện tích đất với phí cho thuê hàng năm khoảng 1.69-3.28 USD/arc, tùy thuộc vào từng bang [87]. Theo các báo cáo của US Department of the Interior (USDOI) năm 2001 và 2006, đa phần các hoạt động giải trí thường được tiến hành trên đất thuộc sở hữu tư nhân, 75% là các hoạt động săn bắn. Công trình nghiên cứu của Kebede và cộng sự (2006) chỉ ra, các hoạt động kinh doanh này đều chịu sự quản lý của chính quyền liên bang và bang [75]. Đặc biệt, Chính phủ Mỹ đã có những chính sách và quy định quản lý rõ ràng để thúc đẩy sự phát triển du lịch và giải trí đồng thời kiểm soát để các hoạt động này luôn gắn chặt với việc bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Chính vì vậy, nguồn thu cho thuê môi trường là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của chủ rừng tại Mỹ. Sterk (1998) cho rằng, không


chỉ các chủ rừng có lợi mà Chính phủ cũng nhận thấy đây là hoạt động rất cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển xã hội, đáp ứng các nhu cầu giải trí của nhân dân và giảm sức ép nên các VQG và khu giải trí công cộng. Do vậy tại Mỹ, Chính quyền liên bang đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm khuyến khích các chủ rừng thực hiện các hoạt động phát triển du lịch và giải trí [94].

Theo Kearsley (2000), tất cả các bang của nước Mỹ đều ban hành quy chế khai thác và phát triển các hoạt động giải trí nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ rừng khi họ cho phép mọi người vào khu vực thuộc sở hữu của mình với mục đích giải trí. Hiện nay, 26 bang tại Mỹ đã có chương trình hỗ trợ các chủ rừng khi tham gia cung cấp các dịch vụ giải trí cho xã hội như là hỗ trợ vốn và kỹ thuật (Voluntary Public Access and Habitat Incentive Program 2011). Một số bang còn giảm tiền thuế tài sản cho các chủ rừng nếu họ đồng ý cung cấp dịch vụ giải trí, ví dụ như chương trình “New Hampshire’s Current Use program 2012”. Mặt khác, các tổ chức đi thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật như phải có giấy phép hành nghề và phải đăng ký hoạt động kinh doanh tùy theo yêu cầu của các bang. Ví dụ tại Texas, Cục quản lý công viên và thiên nhiên (Texas Parks and Wildlife Department) quản lý việc đăng ký giấy phép cung cấp dịch vụ săn bắn và giấy phép này được gia hạn hàng năm. Có 3 loại giấy phép liên quan đó là giấy phép cho thuê săn bắn (Hunting Lease License), liên doanh kinh doanh săn bắn (Hunting Cooperative) và săn bắn có liên quan đến quản lý động vật hoang dã (Wildlife Management Association). Các giấy phép này phải được xuất trình khi yêu cầu. Lệ phí phải đóng góp hàng năm phụ thuộc vào loại giấy phép và diện tích kinh doanh. Ví dụ như đối với loại 1, nếu diện tích nhỏ hơn 500 acres lệ phí là $79, từ 500-1,000 acres là $147 và lớn hơn 1.000 arces là $252. Trong khi loại đầu có thể mua trực tiếp thì 2 loại giấy phép sau phải đăng ký hồ sơ và chỉ được cấp khi đáp ứng đủ các yêu cầu của Cơ quan quản lý. Nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định [74].

Bên cạnh đó, việc cho thuê môi trường rừng tại Mỹ được thực hiện thông qua các hợp đồng cho thuê. Theo Capozzi,S.,M (2000), các hợp đồng chủ yếu hiện nay đó là


hợp đồng cho thuê giải trí và du lịch. Hợp đồng cho thuê môi trường rừng để giải trí được pháp luật thừa nhận là một văn bản hợp pháp quy định rõ thời gian cho thuê và dựa trên sự nhất trí về phí thuê, chuyển đổi quyền sử dụng của một phần tài sản của bên cho thuê với bên thuê với mục đích là kinh doanh các dịch vụ giải trí [62].

Trong báo cáo của Bộ Lâm nghiệp - đất đai và tài nguyên thiên nhiên Canada (2013) đã tổng kết tình hình thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng với mục đích thuê để kinh doanh du lịch và giải trí tại Bristis Columbia. Trước sự phát triển của các hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch ngoài trời (gọi chung là du lịch thám hiểm “Adventure tourism”), Chính phủ đã ban hành các chính sách liên quan như Luật đất đai (Land Act, 1996), Quy định về phí đất hoàng gia (Crown Land Fees Regulation, 2003) và mới đây là Chính sách về du lịch thám hiểm (Adventure Tourism Policy, 2013). Chính sách này áp dụng cho các công ty du lịch cung cấp các hoạt động giải trí ngoài trời. Trong chính sách này các vấn đề như đăng ký hồ sơ, cấp giấy chứng nhận, phí quản lý và phí thuê đất được quy định rõ ràng [83].

Theo Kearsley (2000), nghiên cứu tại Newzealand cho thấy, diện tích che phủ của rừng tự nhiên chiếm 1/4 diện tích cả nước và các rừng tự nhiên này phần lớn được bảo vệ hoàn toàn bởi một hệ thống các VQG và lâm viên. Chính phủ có quan điểm rằng bảo tồn được đặt lên trên tất cả các lợi ích khác, các hoạt động giải trí truyền thống như săn bắn trong rừng hoặc câu cá ở một số sông, hồ đều bị kiểm soát trong các giới hạn nhất định. Trong những năm gần đây, nhu cầu về giải trí ngoài trời đã tăng nhanh nhưng các hệ thống rừng vẫn được quản lý rất tốt do sự quản lý chặt chẽ cũng như quan điểm nhất quán về bảo tồn của Chính phủ [74].

1.1.4. Các công trình nghiên cứu về lượng giá giá trị dịch vụ môi trường rừng và xác định giá thuê môi trường rừng.

Cùng với việc nhận thức được hiệu quả to lớn từ khai thác giá trị dịch vụ môi trường rừng, con người thấy cần thiết lượng giá những giá trị ấy thành tiền và đưa vào hệ thống hạch toán kinh tế đầy đủ của nghề rừng. Khi lượng hóa được giá trị con người mới có cơ sở để cân nhắc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý rừng, trong liên kết các ngành kinh tế, liên kết các lực lượng xã hội để bảo vệ và phát triển rừng


[51]. Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, rừng có rất nhiều giá trị, việc lượng hóa giá trị này tương đối phức tạp.

Nghiên cứu các phương pháp lượng giá giá trị dịch vụ môi trường đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học hơn 100 năm qua, tuy nhiên chỉ trong khoảng 3 thập kỷ gần đây mới có những bước tiến rõ ràng trong việc phát triển học thuyết, phương pháp, cách tiếp cận cũng như các công cụ phục vụ việc lượng giá. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng khác nhau tới việc xây dựng và triển khai các chính sách của Nhà nước [101].

Hiện nay, các phương pháp lượng giá giá trị khi rừng được coi là hàng hóa công cộng (với các lợi ích gián tiếp, không sử dụng) được dựa trên các phương pháp không dựa vào giá thị trường (Nonmarket Evaluation Methods). Phương pháp lượng giá giá trị dịch vụ môi trường rừng cũng dựa trên ý tưởng của sự sẵn lòng chi trả và dựa vào lý thuyết căn bản của kinh tế phúc lợi xã hội (Welfare economics). Trong nhóm phương pháp này lại được chia nhỏ thành các nhóm phương pháp khác nhau tùy theo từng tác giả.

Bateman (1994) [54] chia phương pháp không dựa vào giá thị trường thành 03 nhóm bao gồm: nhóm phương pháp đánh giá dựa trên sự bộc lộ sở thích (revealed preference method) (RP), nhóm phương pháp đánh giá dựa trên tuyên bố sở thích (stated preference method) (SP) và nhóm phương pháp chi phí - lợi ích (cost-benefit methods). Trong nhóm này lại chia thành từng phương pháp khác nhau như trong Hình 01:

Hình 1 1 Phân loại phương pháp lượng giá không dựa vào thị trường Nguồn 1

Hình 1.1. Phân loại phương pháp lượng giá không dựa vào thị trường

Nguồn: [54]


Trong các phương pháp trên thì phương pháp dựa trên lợi ích-chi phí được thực hiện để xác định các chi phí và lợi nhuận thu được. Nhìn chung, đây là một trong những mục đích cơ bản của định giá giá trị dịch vụ môi trường rừng. Theo phương pháp này để đạt được hiệu quả phân tích thì các giá trị biến số như giá trị liên quan đến tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế phải được xác định chính xác khi mô hình hóa. Tuy nhiên trên thực tế thì các biến số này không được xác định một cách chính xác bởi vì trong xác định giá trị môi trường rừng điều này là không khả thi. Theo Banzhaf (2010), xuất phát từ thực tế đó một số phương pháp mới đã được nghiên cứu và phát triển trong hơn một thập kỷ nay đó là phương pháp chuyển đổi lợi ích (Benefit transfer) và phương pháp phân tích tổng hợp (Meta-analysis) [52]. Kết quả thu được từ việc áp dụng những phương pháp này sẽ được phục vụ cho việc phân tích lợi ích-chi phí.

Một số tác giả khác như Smith và Osborne (1996) lại chia các phương pháp lượng giá không dựa vào thị trường theo cách khác, gồm có các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (phương pháp chi phí du lịch, phương pháp giá hưởng thụ,...), phương pháp dựa vào thị trường giả định (bao gồm các phương pháp định giá ngẫu nhiên) và phương pháp hỗn hợp (phương pháp chuyển đổi lợi ích, phương pháp định giá sinh thái) [92].

Trong khi đó một số tác giả như Johnston lại phân chia thành các phương pháp như phương pháp dựa trên bộc lộ sở thích, các phương pháp dựa trên tuyên bố sở thích và các phương pháp suy đoán mức sẵn lòng chi trả (WTP) [73].

Mặc dù có nhiều cách phân loại nhưng chỉ có bề ngoài là khác biệt còn về bản chất thì gần giống nhau. Cho đến nay các phương pháp này đặc biệt là nhóm phương pháp dựa trên tuyên bố sở thích và bộc lộ sở thích đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu để xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và giải trí.

Phương pháp dựa vào tuyên bố sở thích phụ thuộc vào sự trả lời của người được phỏng vấn với các bộ câu hỏi được thiết kế tùy thuộc vào từng nghiên cứu khác nhau. Thông thường nội dung phỏng vấn liên quan đến số lượng tiền, sự lựa


chọn, đánh giá hoặc các cách khác để thể hiện sở thích của người được phỏng vấn. Nhóm phương pháp này đã được sử dụng hơn 20 năm qua tại Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan để định giá các giá trị ngoài gỗ [78]. Ngoài ra nhóm phương pháp này còn được sử dụng trong nhiều nghiên cứu liên quan đến giá trị của các loài có nguy cơ tuyệt chủng [81], đất ngập nước [58], [104], phát triển tài nguyên nước [73], chất lượng không khí [92], bảo tồn các không gian xanh ở thành phố [81] và xác định giá trị tồn tại của rừng [82], [80].

Theo Vuletic, trong nhóm phương pháp dựa vào tuyên bố sở thích thì phương pháp định giá ngẫu nhiên được sử dụng rộng rãi nhất [101]. Phương pháp này được phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX tại Mỹ nhằm mục đích để định giá bằng tiền những giá trị mà con người sử dụng như hàng hóa, dịch vụ và các tiện ích, dựa trên việc phỏng vấn để định giá khi mà không có sự tồn tại của thị trường. Phương pháp này được áp dụng lần đầu tiên để lượng giá giá trị du lịch ở Mỹ tại Lưu vực sông Delaware năm 1992, tại các VQG ở Mỹ năm 1958 và rừng trồng ở Maine năm 1961 (Huhtala, 2004 [70] tham khảo từ Hanemann, 1962). Hiện nay, nó có thể được thiết kế và áp dụng cả trong các lĩnh vực mà ở đó các chính sách của Nhà nước là khác nhau từ giải trí đến chăm sóc sức khỏe [101].

Liên quan đến nhóm phương pháp bộc lộ sở thích, nhóm phương pháp này dựa trên dữ liệu thu được từ việc ghi nhận sự lựa chọn thực của các đối tượng nghiên cứu hay nói cách khác việc xác định giá trị dịch vụ căn cứ vào quyết định chi trả của đối tượng tham gia (mức giá và lượng chi trả đã thực hiện). Trong số những phương pháp thuộc nhóm này thì hai phương pháp chi phí du lịch và phương pháp giá trị hưởng thụ là được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu [101].

Tùy theo loại hàng hóa và dịch vụ môi trường do rừng cung cấp mà sẽ có những phương pháp lượng giá cụ thể được áp dụng. Bảng sau đây sẽ tóm tắt các phương pháp lượng giá cho các loại hàng hóa và loại hình dịch vụ khác nhau của rừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022