Bảng 1.1. Phương pháp lượng giá được sử dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ môi trường rừng
Phương pháp lượng giá | |||||||
PF | MP | AC | CV | CM | TC | HP | |
Gỗ | x | ||||||
Củi | x | x | x | ||||
LSNG | x | x | x | ||||
Thông tin về gen | x | x | x | ||||
Du lịch/Giải trí | x | x | |||||
Lưu vực | x | x | x | x | |||
Khí hậu | x | x | x | x | x | ||
Đa dạng sinh học | x | x | |||||
Tiện ích/sự dễ chịu | x | x | x | ||||
Giá trị không sử dụng | x | x |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 2
- Các Nghiên Cứu Về Giá Trị Của Rừng, Giá Trị Dịch Vụ Môi Trường Rừng
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Lượng Giá Giá Trị Dịch Vụ Môi Trường Rừng Và Xác Định Giá Thuê Môi Trường Rừng.
- Khái Niệm Và Vai Trò Của Rừng Đối Với Đời Sống Xã Hội
- Thuê Rừng Và Thuê Môi Trường Rừng Vườn Quốc Gia
- Kinh Nghiệm Trong Xây Dựng Và Thực Hiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
PF: Production function - Đánh giá dựa trên chức năng sản xuất; MP: Market Price - Phương pháp dựa trên Giá thị trường; CV: Contigent valuation - Định giá ngẫu nhiên; CM: Choice modelling - Mô hình lựa chọn; TC: Travel cost - Chi phí du lịch; HP: Hedonic Prices - Phương pháp giá trị hưởng thụ; AC: Avoided cost - Phương pháp dựa trên chi phí tránh được.
Nguồn: [90]
Sử dụng các phương pháp trên, nhiều tác giả trên thế giới đã lượng giá giá trị du lịch và giải trí của rừng, kết quả tính toán được tổng hợp cụ thể như sau (Bảng 02).
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả lượng giá giá trị du lịch và giải trí của rừng
Địa điểm | Giá trị | Phương pháp lượng giá | |
Tobias và Mendelsohn, 1991 [99] | Costa Rica, Rừng nhiệt đới Monteverde | $160/ha | Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method) |
Chase và cs., 1998 [64] | 3 VQG ở Costa Rica | $21-25/ khách quốc tế | Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent valuation) |
Garrod và Willis, 1997 [69]. | Malaysia | $740/ha | Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent valuation) Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method) |
Bellu và Cistulli, 1997 [56] | Liguria forests, Italy | $77-85/ha | Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent valuation) Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method) |
Bateman và Langford, 1997 [55] | Anh | $1/người/lần thăm quan rừng | Phương pháp chuyển đổi lợi ích (Benefit transfer ) |
Livengood, 1983 [79] | Texas, Mỹ | $25 1 con hươu bị săn bắn | Chi phí du lịch hưởng thụ Hedonic Travel Cost |
Moskowitz và Talberth, 1998 [84] | Lưu vực sông Columbia, Mỹ | $150 triệu | Tính tổng chi tiêu cho săn bắn |
Rừng quốc gia ở Southern Appalachian, Mỹ | $6 tỷ năm do du lịch đem lại | Dựa vào ảnh hưởng kinh tế của giải trí với rừng quốc gia (Economic impact of recreation on the national forests) | |
Barnhill, 1999 [53] | Rừng quốc gia ở Southern Appalachian, Mỹ | $594 do săn bắn và ngắm động vật | Tổng ảnh hưởng kinh tế của săn bắn và ngắm động vật hoang dã |
Kebede và cs., 2006 [76] | Rừng quốc gia Tuskegee, Alabama, Mỹ | $4.6/người/ lần thăm quan | Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent valuation) và Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method) |
Munn và cs., 2011 [85] | Misissippi, Mỹ | $6.4/acre cho săn bắn | WTP |
Hussain và cs., 2010 [71] | Misissippi, Mỹ | $5.70/acre cho săn bắn | Phương pháp dựa trên thuộc tính (Attribute based methods) |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Theo Riera và cs., (2012) [89] đã đưa ra hướng dẫn thực hiện các phương pháp lượng giá không dựa vào thị trường. Nghiên cứu đã tóm tắt lại Bản hướng dẫn thực hiện “The European COST Action E.45” được xây dựng bởi Hiệp hội hợp tác khoa học và kỹ thuật châu Âu. Nhằm giải quyết sự không đồng nhất trong việc đánh giá giá trị của dịch vụ môi trường rừng, Hiệp hội đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau đến từ Châu Âu và cả bên ngoài nhằm phát triển quy chuẩn chung trong lĩnh vực này.
Vuletíc và cộng sự, (2009) [101] trình bày các phương pháp khác nhau, trình tự thực hiện, đánh giá các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu để thu thập các loại thông tin khác nhau, phân tích định lượng và định tính v.v... Công trình này cung cấp thông tin và hỗ trợ các nhà khoa học, quản lý và lập kế hoạch trong các vấn đề liên quan đến phương pháp lượng giá không dựa vào thị trường đối với dịch vụ môi trường rừng.
Lindhjem (2006) [78] đã rà soát lại việc sử dụng phương pháp tuyên bố sở thích đang được áp dụng tại Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan, tác giả còn phân tích những vấn đề nổi bật trong các nghiên cứu như là sự sẵn lòng chi trả (WTP) không phụ thuộc vào diện tích rừng, sự chi trả có thể tăng gấp đôi khi sử dụng các phương pháp WTP ước lượng giá trị dịch vụ môi trường rừng phức tạp, gồm nhiều loại hình dịch vụ và sự chi trả dường như cao hơn nếu người hỏi với tư cách là cá nhân so với khi họ là đại diện cho gia đình. Những kết quả này có ý nghĩa đóng góp cho thực
tiễn trong việc đánh giá đúng giá trị dịch vụ môi trường rừng và cần được chú ý trong các nghiên cứu sau.
Trên cơ sở nghiên cứu giá trị của môi trường rừng, nhiều tác giả đã ước tính giá trị sinh thái môi trường của rừng. Ở Nga, Tarancop (1986) đã ước lượng giá trị sinh thái cảnh quan của rừng ở vành đai xanh thành phố Voronhez là khoảng 70% tổng giá trị của rừng. Khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2, Zhang (2000) cho rằng rừng nhiệt đới có giá trị hấp thụ CO2 từ 500-2000USD/ha, còn rừng ôn đới là 100- 300USD/ha. Ở Nhật Bản, người ta ước tính rằng giá trị môi trường của rừng ở ven những thành phố lớn lên đến tới 95% tổng giá trị của rừng.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thuê môi trường rừng và chính sách thuê môi trường rừng, tuy nhiên cũng có một số công trình có liên quan như sau:
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý rừng ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm khoảng 54% tổng diện tích toàn quốc, trong đó diện tích rừng chủ yếu được giao quản lý cho Ban quản lý rừng (32,6%), hộ gia đình (24,8%), UBND các cấp (18,3%) và doanh nghiệp Nhà nước (15,4%). Số liệu này cho thấy, rừng của Việt Nam chủ yếu do Nhà nước quản lý, riêng đối với rừng đặc dụng thì hoàn toàn do Nhà nước quản lý thông qua các Ban quản lý rừng. Kết quả đánh giá của một số địa phương, hiệu quả sau giao rừng chỉ đạt 20-30%, nhiều doanh nghiệp Nhà nước quản lý diện tích rừng lớn nhưng không có khả năng kinh doanh và chưa được tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một phần rất lớn diện tích đất lâm nghiệp đang giao cho địa phương quản lý, nhưng thực tế đất đai vẫn đang như trong tình trạng vô chủ hoặc không được bảo vệ, quản lý tốt; nhiều diện tích giao cho các hộ gia đình, cá nhân chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống được bằng nghề rừng [21]. Kết quả đánh giá ở nhiều báo cáo cho thấy, chính sách giao rừng vẫn còn nhiều kẽ hở, hiệu quả thực hiện chính sách không cao. Tuy nhiên, mỗi loại rừng sẽ thực hiện các chính sách giao rừng và đất rừng khác nhau. Đối với rừng sản xuất, thì Nhà nước
giao cho nhiều chủ thể hơn như tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, đơn vị vũ trang, tổ chức nghiên cứu khoa học, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; bên cạnh đó còn thực hiện cho thuê rừng, khoán rừng để phát triển rừng sản xuất và bản thân các chủ rừng này được Nhà nước công nhận quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng rừng sản xuất. Riêng đối với rừng phòng hộ và đặc dụng thì Nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng để BV&PTR với kinh phí đầu tư do Nhà nước cấp. Thực tế hiện nay, mặc dù được cấp kinh phí khá cao (đặc biệt là đối với các VQG do Trung ương quản lý nhưng các khu rừng đặc dụng đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về tài chính, dẫn đến những bất cập nghiêm trọng trong công tác quản lý. Những bất cập này càng nghiêm trọng hơn do các vấn đề về thể chế và sự phối hợp liên ngành bị hạn chế. Sự tham gia của cộng đồng địa phương chủ yếu thông qua hình thức khoán bảo vệ - một cơ chế để đền bù (ở mức độ nhất định) cho tổn thất về việc mất khả năng tiếp cận rừng, chứ chưa phải là cơ chế để khuyến khích quản lý rừng. Tại các khu rừng đặc dụng hiện chưa có những chính sách phù hợp để vừa đảm bảo chức năng bảo tồn vừa đảm bảo thu được lợi ích kinh tế và giảm gánh nặng về tài chính cho Nhà nước.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xác định giá trị của rừng tại Việt Nam
Định giá rừng là một nội dung quan trọng trong quản lý sử dụng rừng và là cơ sở xác định giá thuê rừng ở Việt Nam. Tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực này là TS Nguyễn Nghĩa Biên với công trình nghiên cứu “Phương pháp định giá rừng tự nhiên ở Việt Nam” [4]. Trong công trình này tác giả đã xác định các hợp phần giá trị của rừng và phương pháp định giá rừng tự nhiên với kết quả tổng hợp lại (Bảng 1.3).
Tuy nhiên, việc hạch toán đầy đủ các giá trị trên là vô cùng khó khăn hoặc nếu có hạch toán được để xác định giá cho thuê thì chắc chắn mức giá đó sẽ rất cao, không mang tính khả thi và nghiên cứu này chủ yếu mới dừng lại ở khía cạnh định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện việc định giá rừng tự nhiên ở Việt Nam.
Bảng 1.3. Các phương pháp định giá rừng tự nhiên
Giá trị | Chức năng | Kỹ thuật định giá | |
Giá trị sử dụng | Trực tiếp | Sản phẩm gỗ (gỗ, củi) Sản phẩm ngoài gỗ (thức ăn, thuốc, nguồn gien, ...) Sử dụng cho mục đích giáo dục, nghỉ ngơi và văn hóa Môi trường sống cho con người | Phân tích thị trường PP dùng hàng hóa liên quan PP du lịch phí Định giá ngẫu nhiên Định giá hưởng thụ |
Gián tiếp | Phòng hộ đầu nguồn Chu trình dinh dưỡng Giảm ô nhiễm không khí Điều tiết tiểu khí hậu Lưu trữ các bon | Chi phí khôi phục Chi phí phòng phòng ngừa Phương pháp hàm sản xuất Chi phí thay thế | |
Giá trị phi sử dụng | Giá trị lựa chọn | Sử dụng có thể trong tương lai các hàng hóa/dịch vụ liệt kê trong mục 1& 2 (giá trị sử dụng) bởi các bên liên quan thực tế | Định giá ngẫu nhiên |
Giá trị để lại | Sử dụng có thể trong tương lai các hàng hóa/dịch vụ liệt kê trong mục 1& 2 (giá trị sử dụng) bởi thế hệ kế tiếp của các bên liên quan thực tế. | Định giá ngẫu nhiên | |
Giá trị tồn tại | Đa dạng sinh học, Di sản văn hóa. Lợi ích cho các bên liên quan chỉ từ việc hiểu biết sự tồn tại của hàng hóa và dịch vụ mà không sử dụng chúng. | Định giá ngẫu nhiên |
Nguồn: [4] Không dừng lại ở các vấn đề lý luận, Vũ Tấn Phương và nhóm nghiên cứu (2009) với công trình: “Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam”, thuộc đề tài cấp Bộ đã có bước phát triển vượt bậc trong nghiên cứu về vấn đề này. Đây là một nghiên cứu khá toàn diện và quy mô cả về lý luận và thực tiễn về định giá rừng ở nước ta cho đến nay. Đề tài đã tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính là (1) Cơ sở khoa học về nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng; (2) Định giá một số loại rừng tại miền Bắc, Trung, Nam, (3) Xây dựng nguyên tắc, phương pháp và khung giá rừng tại các địa điểm và đối tượng nghiên cứu, (4) Thử nghiệm, hoàn thiện nguyên tắc và
phương pháp xác định giá trị các loại rừng [33].
Nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng rừng: (1) Rừng đặc dụng: Khu bảo tồn Nà Hẩu (Yên Bái), Vườn quốc gia Bạch Mã (Huế), Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). (2) Rừng sản xuất: gồm rừng tự nhiên (theo các trạng thái rừng) và rừng trồng nguyên liệu công nghiệp (keo, bạch đàn, thông). Địa điểm nghiên cứu rừng sản xuất được thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Bắc (Bắc Giang, Phú Thọ,
Yên Bái), miền Trung (Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế) và miền Nam (Gia Lai, Bình Định, Đồng Nai). (3) Rừng phòng hộ (rừng phòng hộ đầu nguồn: lưu vực sông Bồ, lưu vực sông Ba; rừng phòng hộ ven biển: rừng ngập mặn ở Giao Thủy-Nam Định; rừng phòng hộ chống cát bay ở Bảo Ninh-Quảng Bình). Nhìn chung, các điểm khảo sát tương đối đại diện cho mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lý giải về chọn điểm nghiên cứu chưa được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục. Tác giả chưa làm rõ được lý do khảo sát và tính đại diện của điểm nghiên cứu.
Việc nghiên cứu định giá rừng được tiếp cận dưới 2 giác độ là giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp của rừng. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng được tính toán cụ thể cho từng loại rừng tự nhiên và rừng trồng. Giá trị sử dụng gián tiếp của rừng, được khẳng định là những giá trị rất khó hạch toán được một cách chính xác. Trong đề tài, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tính toán được giá trị phòng hộ của rừng theo phương pháp phòng chống thiệt hại, phương pháp suy đoán mức sẵn lòng chi trả (Willingness to Pay – WTP). Việc xác định giá trị cảnh quan được thực hiện với phương pháp thu nhập, Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method –TCM). Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn xác định giá trị hấp thụ các bon của rừng.
Ở đây có một số điểm cần bàn thêm nữa là: (1) Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng và Giá trị sử dụng gián tiếp của rừng được đề cập một cách khá tỷ mỉ trong đề tài nhưng giá tổng hợp của mỗi loại rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên) theo mục đích sử dụng (sản xuất, phòng hộ, đặc dụng) được tính toán như thế nào lại chưa rõ, đặc biệt với rừng đa mục đích. (2) Tác giả chưa chỉ ra được việc định giá này phục vụ cho mục đích gì? (3) Tính khả thi của phương pháp này như thế nào?, cần phải có những điều kiện gì để đảm bảo cho sự thành công khi áp dụng?. (4) Liệu giá rừng khi được tính toán một cách đầy đủ (bao gồm cả Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng và Giá trị sử dụng gián tiếp) có thể sử dụng trong các giao dịch về quyền sử dụng rừng tự nhiên và quyền sở hữu rừng trồng hay không? (5) Rừng chỉ là một tài sản trên đất, vậy khi định giá rừng có tính cả giá trị đất hay không?
Hiện nay, trong Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng đã đưa ra 3 phương pháp
được áp dụng để xác định giá quyền sử dụng rừng (rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên), giá quyền sở hữu rừng (rừng sản xuất là rừng trồng):
Bảng 1.4. Phương pháp xác định giá các loại rừng
Nội dung | Điều kiện áp dụng | |
1. Thu nhập | - Thu nhập thuần tuý - Lãi suất trái phiếu của Chính phủ. | Có đủ thông tin để xác định được các khoản thu nhập thuần tuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích rừng cần định giá. |
2. Chi phí | - Cáckhoảnchi phí đầutưtạorừng. - Lãi suất trái phiếu của Chính phủ tại thời điểm định giá. | Có đủ thông tin để xác định được các khoản chi phí đầu tư tạo rừng đối với diện tích rừng cần định giá tính từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá. |
3. So sánh | Phân tích mức giá |
Nguồn: [13]
Nhìn chung, giá rừng được xác định bằng các phương pháp này chủ yếu mới chỉ bao hàm các giá trị kinh tế hữu hình, chưa tính tới các giá trị khác. Hơn nữa, chưa có sự phân biệt rõ ràng về cách xác định giá cho từng loại rừng.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về thuê rừng và thuê môi trường rừng
Có thể khẳng định các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam chưa có và chưa được quan tâm nhiều. Tiêu biểu trong lĩnh vực này có tác giả Lê Trọng Hùng (2008) với công trình: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển thì trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam” - thuộc đề tài cấp Bộ NN&PTNT. Trong công trình này tác giả đi vào nghiên cứu xây dựng các mô hình cho thuê rừng, điều kiện cho thuê rừng, xác định giá thuê rừng cho từng loại rừng. Tuy nhiên, công trình mới đi sâu nghiên cứu cho đối tượng là rừng sản xuất, mặc dù có đề cập đến thuê rừng đặc dụng nhưng chưa đầy đủ, chưa làm rõ được chính sách cho thuê đối với từng đối tượng rừng cụ thể [26]. Theo tác giả, các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG phụ thuộc:
- Địa điểm và sự phức tạp của quản lý;
- Thu nhập mà Chính phủ hy vọng thu được từ việc cho thuê môi trường rừng và phạm vi mà Chính phủ được chuẩn bị để tham gia vào việc quản lý rừng hoặc từ bỏ quyền kiểm soát;
- Năng lực tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp để giám sát hoạt động cho thuê môi trường rừng;
- Điểm mạnh của các giải pháp khác, chẳng hạn như khung nghị định để đảm bảo rằng việc quản lý hoạt động cho thuê môi trường rừng thích hợp được thực thi;
- Các khía cạnh kinh tế của thuê môi trường rừng: Ở đây chủ yếu liên quan đến vấn đề định giá rừng cho thuê, lợi ích thu được từ hoạt động cho thuê môi trường rừng, thời hạn cho thuê có hiệu quả;
- Năng lực của các đơn vị thuê môi trường rừng và các lợi ích mà họ nhận được khi triển khai.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan tới chính sách cho thuê môi trường rừng nói chung và VQG nói riêng đã phần nào giúp hoàn thiện hơn hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn về chính sách cho thuê môi trường rừng VQG tại Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm môi trường rừng còn tương đối trừu tượng, chính sách quản lý VQG ở mỗi nước, mỗi khu vực khác nhau nên để tìm ra được những hình mẫu hoàn thiện về quản lý cũng như một chính sách phù hợp với tất cả các nước hay tất cả các VQG là tương đối khó. Các công trình nghiên cứu về phương diện nào đó đã chỉ ra những vấn đề liên quan, một khía cạnh nhất định của chính sách, cũng như những kinh nghiệm nhất định. Trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thì việc đổi mới, hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn về chính sách cho thuê môi trường rừng là xu thế tất yếu ở Việt Nam hiện nay.