Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 2



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Phân loại phương pháp lượng giá không dựa vào thị trường 21

Hình 3.1. Diện tích đất đai của các VQG nghiên cứu 65

Hình 3.2. Tình hình thu hút khách du lịch đến VQG nghiên cứu 68

Hình 3.3. Doanh thu từ bán vé tại VQG nghiên cứu 68

Hình 3.4. Doanh thu bán vé theo các tháng tại VQG Ba Vì 70

Hình 3.5. Số lượng khách theo các tháng tại VQG Tam Đảo 70

Hình 3.6. Doanh thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì 103

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Hình 3.7. Tổng doanh thu của các khu du lịch tại VQG Ba Vì 104

Hình 3.8. Doanh thu từ DLST của VQG Ba Vì và các đơn vị thuê môi trường rừng.104 Hình 3.9. Cơ cấu nguồn thu của KDL Thiên Sơn - Suối Ngà và KDL Thác Đa 105

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 2

Hình 3.10. Tình hình thu hút khách du lịch tại VQG Ba Vì 108

Hình 3.11. Tình hình thu hút khách du lịch tại các đơn vị nhận thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì 108

Hình 3.12. Thay đổi cơ cấu nguồn thu của VQG Ba Vì 118


MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án

Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu,.... Vì vậy, giá trị của rừng không chỉ nằm trong các sản phẩm gỗ mà tiềm ẩn một giá trị rất lớn khác là dịch vụ môi trường rừng [26]. Ý thức được giá trị nhiều mặt của rừng, vai trò của Đa dạng sinh học trong cuộc sống nên nhiều nước trong đó có Việt Nam đã thành lập các VQG để bảo tồn các giá trị của rừng. Tính đến 30/12/2011 cả nước có 30 VQG được phân bố ở nhiều vùng miền cả nước [21]. VQG được thành lập với chức năng là để bảo tồn tài nguyên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,... Đây là những hoạt động công ích nên về nguyên tắc, những khu rừng này được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí và được giao cho các tổ chức Nhà nước (Ban quản lý rừng) trực tiếp quản lý. Thực tế hiện nay, nguồn kinh phí từ ngân sách hạn hẹp làm ảnh hưởng đến công tác BV&PTR tại các VQG, đặc biệt là tận dụng các tiềm năng của VQG để phát triển kinh tế, tăng nguồn thu từ rừng, huy động các nguồn lực của xã hội.

Trong những thập kỷ gần đây, khai thác các lợi ích từ các VQG, đặc biệt là giá trị sử dụng gián tiếp của rừng (giá trị dịch vụ môi trường rừng), trong đó có dịch vụ DLST được nhiều VQG trên thế giới quan tâm và thử nghiệm. Việt Nam cũng cho phép các VQG chủ động tổ chức các hoạt động kinh doanh DLST để tạo nguồn thu đầu tư lại cho việc BV&PTR, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức về vai trò và giá trị nhiều mặt của rừng. Tuy nhiên, nhưng hoạt động này tiến hành rất chậm chạp tại các VQG, có nơi không triển khai được do không có nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho loại hình dịch vụ DLST....

Một xu thế phát triển mới trong thời gian gần đây là các công ty, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng tại các VQG để kinh doanh DLST. Mặc dù mới được hình thành, nhưng đây là một hướng phát triển có tiềm năng và nhận được sự


đồng thuận của xã hội, vì nó tạo ra sự liên kết mật thiết, chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau của hai hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên rừng. Thuê môi trường rừng còn là 1 phương thức nhằm xã hội hóa dịch vụ môi trường rừng từ đó góp phần tạo nguồn thu để đầu tư lại BV&PTR bằng nguồn vốn tự có, giảm đầu tư của Nhà nước đối với các khu rừng có nhiều dịch vụ môi trường rừng trong đó có VQG.

Ở Việt Nam, thuê môi trường rừng kinh doanh DLST được thể hiện trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đã được thí điểm áp dụng ở VQG Ba Vì, Bidup Núi Bà, Ba Bể từ năm 2002. Thực tế triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST hiện đang được tổ chức khá thành công tại các VQG trên. Năm 2009, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đánh giá mô hình "Thuê môi trường rừng làm DLST" ở một số tỉnh, thành phố, các ý kiến tại hội nghị đều ghi nhận: "Thuê môi trường rừng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình này còn tạo lợi ích cho cả "ba nhà" (Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân) và đặc biệt đã thực hiện xã hội hoá nghề rừng" [6].

Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương cho thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST và được đánh giá khá thành công ở VQG thí điểm nhưng thực tế triển khai còn chậm, một trong những lý do chính là chính sách cho thuê môi trường rừng chưa hoàn chỉnh, quy định tản mạn ở một số văn bản pháp luật khác nhau, thiếu những quy định cần thiết, hoặc một số quy định còn bất cập gây khó khăn cho quá trình triển khai như: trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê môi trường rừng chưa rõ, giá cho thuê môi trường rừng mới xác định được ở một số VQG, thiếu quy định thống nhất về quản lý sử dụng tiền thuê, xử lý tranh chấp, quyền và trách nhiệm của bên thuê và cho thuê, cơ chế chuyển nhượng, góp vốn trong hợp đồng cho thuê môi trường rừng [6].

Chính vì vậy, các phương án quản lý, khung pháp chế, chính sách cho thuê môi trường rừng vẫn là những câu hỏi mở cần có các định hướng của các cấp quản lý và ngành lâm nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG là cần thiết và cấp bách. Đây là lý do nghiên cứu sinh chọn vấn đề này làm đề tài luận án của mình.



2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát

Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.

* Mục tiêu cụ thể

1. Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở khoa học cho chính sách thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG.

2. Đánh giá đúng thực trạng chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En. Đồng thời cho thấy kết quả thực hiện chính sách, cũng như những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En.

3. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.

* Câu hỏi nghiên cứu

- Chính sách cho thuê môi trường rừng được thực hiện trên cơ sở khoa học nào ?

- Trên thế giới chính sách cho thuê môi trường rừng được xây dựng và triển khai như thế nào ?. Những kinh nghiệm nào có thể tham khảo trong xây dựng chính sách và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam ?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng chính sách và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam ?

- Việc thực thi chính sách được tổ chức như thế nào ? Ưu, nhược điểm và nguyên nhân ?

- Chính sách cho thuê môi trường rừng và thực thi chính sách cho thuê môi trường rừng cần được hoàn thiện như thế nào ?

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu chính sách cho thuê môi trường rừng cho mục đích kinh doanh DLST tại một số VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Các VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam, đề tài lựa chọn nghiên


cứu điểm tại 3 VQG Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Bến En (Thanh Hóa).

- Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2002, bắt đầu có Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng tại một số VQG của Việt Nam.

- Nội dung nghiên cứu:

(1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG

+ Cơ sở lý luận về chính sách cho thuê môi trường rừng và cho thuê với mục đích kinh doanh DLST tại VQG.

+ Căn cứ thực tiễn về chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

(2) Nghiên cứu thực trạng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En, những kết quả, hạn chế và nguyên nhân

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và khả năng phát triển DLST tại VQG Tam Đảo, Ba Vì, Bến En.

- Thực trạng chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG ở Việt Nam.

- Kết quả thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG Tam Đảo, Ba Vì, Bến En.

- Đánh giá những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En.

- Bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En.

(3)Giải pháp hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG khu vực phía Bắc Việt Nam

- Cơ sở đề xuất giải pháp.

- Giải pháp hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG khu vực phía Bắc (Giải pháp xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách).

3. Đóng góp mới của luận án

- Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách cho thuê môi trường rừng và cho thuê với mục đích kinh doanh DLST tại các VQG. Tổng kết kinh nghiệm cho thuê môi trường rừng trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm


cho Việt Nam. Tổng hợp các văn bản chính sách có liên quan đến thuê môi trường rừng ở Việt Nam, phân tích những hạn chế và tồn tại của chính sách cho thuê môi trường tại các VQG.

- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG nghiên cứu; đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực trong tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG nghiên cứu; đánh giá tính phù hợp của các chính sách liên quan đến thuê môi trường rừng tại các VQG; đưa ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu

VQG Ba Vì (Hà Nội), Bến En (Thanh Hóa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được chọn nghiên cứu là những VQG nằm ở các vị trí địa lý khác nhau đại diện cho khu vực phía Bắc, do chủ thể quản lý khác nhau, có tiềm năng cho thuê môi trường và đã triển khai các hoạt động thuê môi trường rừng ở mức độ khác nhau. VQG Ba Vì đã thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng từ năm 2002 theo Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng phát triển DLST được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VQG Bến En bắt đầu triển khai từ năm 2010, VQG Tam Đảo đã có chủ trương nhưng vẫn đang trong quá trình triển khai các thủ tục để thực hiện. Trên cơ sở lựa chọn đối tượng nghiên cứu như trên Luận án sẽ tìm hiểu quá trình triển khai chính sách ở các VQG, nhưng thuận lợi, những khó khăn của từng Vườn và nguyên nhân chậm triển khai chính sách.

4.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua phương pháp kế thừa, nghiên cứu tại bàn, bao gồm các tài liệu sau:

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG để tìm hiểu chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG của


Việt Nam hiện nay như thế nào, đề cập trong các văn bản pháp luật nào, mức độ đầy đủ của chính sách ở Việt Nam làm cơ sở gợi ý cho việc hoàn thiện chính sách.

- Thông tin trên các trang thông tin của Tổng cục Lâm nghiệp, cục Kiểm lâm về diễn biến rừng, các chủ trương của ngành trong quản lý VQG và cho thuê môi trường rừng tại VQG.

- Các tài liệu, kết quả nghiên cứu liên quan đến thuê môi trường rừng và chính sách sách cho thuê môi trường rừng để hệ thống cơ sở lý luận cho Luận án và có những thông tin bước đầu phục vụ cho nghiên cứu.

- Báo cáo của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, các VQG nghiên cứu… để phục vụ cho đánh giá thực trạng triển khai chính sách tại cơ sở, đánh giá các các tác động về kinh tế - xã hội - môi trường của chính sách trên thực tiễn.

* Thông tin sơ cấp:

- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, chủ thể cho thuê và đi thuê để có thông tin dùng cho việc nghiên cứu đánh giá chính sách và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST, gợi ý cho việc hoàn thiện chính sách, xem xét các quan điểm của các bên liên quan đối với chính sách, nhận biết được những khó khăn trong triển khai chính sách.

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ tại VQG đã triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng thông qua các mẫu phiếu phỏng vấn để nhằm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về mục tiêu chính sách, về nội dung chính sách, về tổ chức thực hiện chính sách, về tổng thể chính sách. Đối tượng phỏng vấn là ban lãnh đạo, cán bộ làm việc tại các phòng ban liên quan, ban Du lịch và cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Vì. Hiện nay, do mới có VQG Ba Vì đã triển khai thực hiện chính sách qua nhiều năm nên cán bộ quản lý mới nắm rõ về chính sách cũng như có thông tin về thực trạng thực hiện chính sách, còn VQG Tam Đảo và Bến En chỉ phỏng vấn cán bộ lãnh đạo. Số mẫu phỏng vấn phụ thuộc vào số lượng cán bộ quản lý tại VQG. Đối với các cán bộ quản lý ở VQG khác (chưa thực hiện chính sách hay đang bắt đầu triển khai thực hiện) chủ yếu phỏng vấn để thu thập các thông tin về


nhu cầu cho thuê môi trường rừng, những cản trở khi thực hiện chính sách và định hướng để thúc đẩy thực hiện chính sách.

Đề tài tiến hành phỏng vấn cán bộ tại các đơn vị thuê với nội dung phỏng vấn như cán bộ VQG thông qua phiếu điều tra. Bên cạnh đó, phỏng vấn thêm về những tồn tại của chính sách mà các đơn vị thuê đang gặp phải từ đó làm cơ sở hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng trên khía cạnh của đối tượng đi thuê.

- Tham vấn ý kiến các chuyên gia thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp để làm căn cứ đề xuất hoàn thiện các chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG. Các ý kiến chuyên gia chủ yếu là các nhà quản lý cấp Trung ương và các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạch định chính sách hay giảng dạy để có định hướng trong xây dựng và hoàn thiện chính sách.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình: Tác giả đã tiến hành nghiên cứu toàn diện 3 VQG, đi sâu nghiên cứu VQG Ba Vì - nơi đã triển khai chính sách, so sánh các VQG nghiên cứu để tìm ra những tồn tại, những nguyên nhân cần khắc phục và những lý do ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách trong thực tế. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho xây dựng và thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Tác giả đã xây dựng bảng phỏng vấn cho các đối tượng là nhà quản lý của VQG Ba Vì, các công ty du lịch đang thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì để nhằm thu thập các ý kiến đánh giá khác nhau về mục tiêu, nội dung chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG. Trong mẫu phỏng vấn bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm đánh giá và có định hướng hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG.

- Các thông tin được thu thập tại các VQG lựa chọn nghiên cứu, bao gồm:

+ Thông tin về đặc điểm cơ bản của VQG, tiềm năng của VQG để phát triển DLST và các yếu tố đầu vào để thực hiện cho thuê môi trường rừng.

+ Thông tin về tình hình quản lý VQG, quản lý các hoạt động DLST, quản lý các hoạt động cho thuê môi trường rừng tại VQG. Thông tin này thu thập từ các nhà quản lý tại VQG.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí