Thuê Rừng Và Thuê Môi Trường Rừng Vườn Quốc Gia


khác nhau như giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn, giá trị để lại và giá trị tồn tại [88], [95].

- Giá trị sử dụng trực tiếp: là giá trị của những nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất khi được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, cây thuốc, giải trí,...

- Giá trị sử dụng gián tiếp: Là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon, vẻ đẹp cảnh quan.

- Giá trị lựa chọn: Là những giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và chức năng sinh thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp trong tương lai.

- Giá trị để lại: Là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng.

- Giá trị tồn tại: Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng như ý nghĩa về văn hoá, thẩm mỹ, di sản, kế thừa,...

Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác, rừng còn có vai trò to lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ, duy trì môi trường sống, tạo vẻ đẹp cảnh quan ..., giá trị này được gọi là giá trị của môi trường rừng. Như vậy, rừng có rất nhiều giá trị, trong quá trình kinh doanh bền vững thì nó sẽ phát huy được những lợi ích to lớn này.

Lợi ích của môi trường rừng có thể đem lại ba loại lợi ích chính là lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và lợi ích xã hội:

- Lợi ích kinh tế là chỉ khi con người tiến hành kinh doanh để từ đó thu được lợi ích kinh tế của môi trường rừng mang lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- Lợi ích xã hội là chỉ tất cả những loại lợi ích khác mà môi trường rừng mang lại cho xã hội con người như sự thúc đẩy sức khoẻ tâm lý của con người, cải tiến sự văn minh tinh thần của xã hội con người, nghỉ ngơi, giải trí…

- Lợi ích sinh thái là tổng hợp từ các mặt duy trì kết cấu của hệ thống môi trường sinh thái cho nhân loại và đảm bảo sự cân bằng sinh thái, bao gồm: điều tiết khí

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 7


hậu, nuôi dưỡng nguồn nước, cải thiện đất đai, giảm thiểu thiên tai, bảo tồn các loại động thực vật,…

Lợi ích của môi trường rừng còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, thuỷ điện, thuỷ sản, du lịch, nghề cá... Vì vậy, trong nhiều trường hợp người ta xem bảo vệ và phát triển rừng như phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác [67].

Khi môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác. Như vậy, giá trị môi trường rừng là giá trị sử dụng trừu tượng (hay giá trị sử dụng gián tiếp) do rừng tạo ra và rừng bảo vệ mà có được.

2.1.3.3. Dịch vụ môi trường rừng

Dịch vụ môi trường rừng là các giá trị sử dụng trừu tượng được tạo thành từ môi trường rừng được cung ứng cho xã hội (hay người hưởng lợi). Nói cách khác dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng trừu tượng của rừng, giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đưa ra khái niệm dịch vụ môi trường rừng như sau: “Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân” [14].

Loại dịch vụ môi trường rừng được quy định trong Nghị định số 99/2010/NĐ- CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

(1) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (2) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; (3) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; (4) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục


vụ cho dịch vụ du lịch; (5) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản [14].

Theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về Thi hành Luật BV&PTR, chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, DLST trong rừng.

2.1.3.4. Thuê rừng và thuê môi trường rừng Vườn quốc gia

Thuê rừng và thuê môi trường rừng là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển lâm nghiệp ở các quốc gia trên thế giới và thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp [26]. Tuy nhiên, hoạt động thuê môi trường rừng hiện nay còn khá mới và chưa được áp dụng nhiều ở nước ta. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ những khái niệm cơ bản về thuê rừng và thuê môi trường rừng là điều cần thiết.

Tại điều 25 – Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã quy định:

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ để BV&PTR kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, DLST - môi trường.

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan để BV&PTR, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, DLST - môi trường.

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, DLST - môi trường.

Như vậy, xét về mặt pháp lý Nhà nước cho thuê cả 3 loại rừng, đối với rừng sản xuất, phòng hộ khi cho thuê rừng thì người đi thuê có thể được kết hợp sản xuất kinh doanh lâm sản với kinh doanh dịch vụ môi trường rừng như DLST, nghỉ dưỡng,.... Còn đối với rừng đặc dụng, do quy định là rừng bảo tồn, không được phép sản xuất kinh doanh lâm sản nên khái niệm thuê rừng đặc dụng (VQG) mang bản chất khác với các loại rừng khác.

Có quan điểm cho rằng, khi nói đến thuê rừng phải xem xét đến tổng giá trị


kinh tế của rừng (trong đó bao gồm cả giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị dịch vụ môi trường rừng). Giá trị sử dụng gián tiếp là do chức năng sinh thái của rừng tạo ra nên người chủ rừng phải được hưởng nguồn lợi này và người thuê rừng phải trả tiền cho dịch vụ này (nếu có người sử dụng dịch vụ) nên người đi thuê rừng có thể vừa kết hợp khai thác rừng và kinh doanh các dịch vụ môi trường rừng trong thời hạn nhất định. Như vậy, người thuê rừng (cũng là chủ rừng) cũng được hưởng cả giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp của rừng.

Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên đã đưa ra định nghĩa về thuê môi trường rừng như sau: “Là hình thức sử dụng một phần đất rừng và rừng VQG, khu bảo tồn thiên nhiên cho tổ chức, cá nhân thuê nhằm mục đích kinh doanh DLST kết hợp với BV&PTR” [8]. Với khái niệm này cho thấy khái niệm cho thuê môi trường rừng đang được định nghĩa gần với thuê rừng, cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Cần hiểu thuê rừng đặc dụng sẽ hẹp hơn so với thuê các loại rừng khác, thực chất là thuê dịch vụ môi trường rừng và người đi thuê chỉ phải trả kinh phí thuê do dịch vụ môi trường rừng mang lại.

Sau khi Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/10/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được ban hành, đã xác định được 5 loại dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch. Với sự rõ ràng trong xác định các loại dịch vụ môi trường rừng nên khái niệm thuê rừng và thuê môi trường rừng cần được xem xét lại một cách cụ thể và cần phải rõ ràng hơn. Trước đây, đối với rừng sản xuất chỉ xem xét đến giá trị sử dụng trực tiếp để phục vụ kinh doanh lâm sản và khi cho thuê người đi thuê chỉ phải trả tiền để được phép khai thác lâm sản, còn đối với rừng đặc dụng do không được phép khai thác lâm sản nên người đi thuê chỉ được khai thác dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh DLST và cũng chỉ phải trả tiền để được phép khai thác môi trường rừng (thực chất là trả tiền dịch vụ).

Từ đó, theo tác giả thuê môi trường rừng hoàn toàn khác với thuê rừng. Khái niệm cho thuê rừng chỉ áp dụng đối với rừng được phép khai thác mọi giá trị của


rừng (giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp) như rừng sản xuất, nó làm thay đổi quyền sở hữu trong thời gian nhất định và người thuê được quyền khai thác mọi nguồn lợi của rừng trong thời gian thuê.

Thuê môi trường rừng thực chất là cho thuê dịch vụ môi trường rừng và việc cho thuê này cho phép người thuê được quyền khai thác dịch vụ môi trường để kinh doanh (chủ yếu kinh doanh DLST). Cho thuê môi trường rừng phù hợp đối với các loại rừng có nhiều giá trị dịch vụ, trong đó VQG là đối tượng nhiều tiềm năng nhất. Hoạt động cho thuê dịch vụ môi trường rừng vừa giúp cho người sở hữu rừng có thêm nguồn thu để bổ sung vào việc bảo tồn và phát triển rừng vừa góp phần nâng cao giá trị sử dụng gián tiếp của rừng và thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng. Các đơn vị thuê không có quyền sở hữu và cũng không được quyền khai thác rừng, bên cạnh đó phải đảm bảo duy trì và phát triển giá trị của rừng, đây là một sự thay đổi rất lớn trong nhận thức về vai trò của rừng, đặc biệt là giá trị do môi trường rừng mang lại.

Cho thuê môi trường rừng VQG kinh doanh DLST được hiểu là không bao gồm cho thuê rừng; không làm thay đổi quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất; lâm phần cho thuê môi trường là bộ phận trong chỉnh thể thống nhất VQG, VQG vẫn là chủ rừng, mối quan hệ này được ràng buộc bằng các hợp đồng giữa hai bên và gắn với thời hạn nhất định. Bên thuê môi trường rừng được khai thác dịch vụ môi trường để thực hiện các hoạt động kinh doanh DLST, bên cạnh đó phải có trách nhiệm phát triển nguồn tài nguyên rừng và làm trong lành môi trường để phát triển các hoạt động kinh doanh của mình như trồng thêm cây rừng bản địa hoặc cây khác trong khu DLST. Việc trồng bổ sung cây rừng không nhằm khai thác lâm sản mà nhằm mục đích tăng cường tính đa dạng sinh học, tăng giá trị cảnh quan trong khu du lịch. Ngoài ra, các đơn vị thuê môi trường rừng kinh doanh DLST phải đảm bảo các tiêu chí của DLST là phải thu hút sự tham gia của người dân trong khu vực nhằm bảo tồn, phát huy tri thức bản địa về các giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể, trên cơ sở đó góp phần tạo việc làm cho dân cư địa phương.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm thuê môi trường rừng VQG tập


trung vào một số điểm như sau:

- Là hình thức cho thuê có điều kiện (cho thuê dịch vụ môi trường rừng chứ không gắn với một tài sản cụ thể và trong 1 thời gian nhất định).

- Việc cho thuê không làm thay đổi quyền sở hữu rừng, rừng vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước và quyền quản lý của Ban quản lý VQG. Các đơn vị thuê môi trường rừng chỉ có quyền sử dụng rừng và môi trường rừng với các điều kiện quy định cụ thể đi kèm để thực hiện một hoạt động cụ thể - thường thuê để kinh doanh DLST.

- Các đơn vị thuê môi trường rừng không được quyền khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà phải kết hợp với Ban quản lý trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng để nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng.

- Góp phần nâng cao thu nhập cho VQG nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn vừa thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch.

2.2. Chính sách cho thuê môi trường rừng Vườn quốc gia

2.2.1. Khái niệm về chính sách và chính sách cho thuê môi trường rừng

Trước khi đưa ra khái niệm về chính sách cho thuê môi trường rừng cần làm rõ cách hiểu về chính sách nói chung. Có nhiều cách hiểu khác nhau về chính sách:

Theo Từ điển tiếng Việt (1988) thì “Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra".

Giáo trình Trường Đại học kinh tế quốc dân nêu: “Chính sách là hệ thống quan điểm, chủ trương, biện pháp và quản lý được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước” [43].

Thống nhất các quan điểm trên cho thấy, chính sách là tập hợp các chủ trương, quan điểm, giải pháp, công cụ nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trong cấu thành của chính sách có chủ thể chính sách và khách thể chính sách: Chủ thể chính sách là các cơ quan ban hành và thực hiện chính sách gồm Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành. Khách thể chính sách hay đối tượng điều chỉnh của chính sách là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình mà chính sách sẽ tác động vào. Để triển khai một chính sách nào đó, chủ thể chính sách tác động tới


khách thể (các đối tượng chịu điều chỉnh bởi chính sách) bằng các biện pháp tạo sức hấp dẫn, tạo động lực cho các đối tượng nói trên nhằm khuyến khích họ làm theo mục tiêu, định hướng mà Chủ thể chính sách đưa ra, từ đó đạt tới các kết quả mong đợi. Trong trường hợp không khuyến khích thì Chủ thể chính sách có thể đưa ra các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp làm giảm hoặc mất động lực của đối tượng điều chỉnh để họ hạn chế hành vi theo mong muốn.

Chính sách cho thuê môi trường rừng VQG ?

Do khái niệm môi trường rừng trừu tượng, chưa có nhiều nghiên cứu nên để có một khái niệm chính xác và được nhiều sự ủng hộ là tương đối khó. Theo tác giả, chính sách cho thuê môi trường rừng VQG là tập hợp các chủ trương, quan điểm, giải pháp, công cụ nhằm tác động vào hoạt động cho thuê môi trường rừng VQG nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trên cơ sở đảm bảo khai thác có hiệu quả, bền vững các giá trị dịch vụ môi trường rừng.

Chính sách cho thuê môi trường rừng VQG là một chính sách cụ thể, nhưng có quan hệ đến toàn bộ hệ thống chính sách về lâm nghiệp. Chính sách cho thuê môi trường rừng VQG hướng vào khai thác tài nguyên bền vững, thực hiện xã hội hóa dịch vụ môi trường rừng, giảm đầu tư của Nhà nước đối với các khu rừng cho nhiều dịch vụ môi trường rừng và tạo động lực phát triển nghề rừng.

2.2.2. Các yếu tố cơ bản hình thành chính sách cho thuê môi trường rừng

Các yếu tố cơ bản hình thành chính sách cho thuê môi trường rừng là:

- Xác định mục tiêu của chính sách: Chính sách là phương pháp can thiệp của Chủ thể ban hành chính sách đến đối tượng chịu sự điều chỉnh theo một định hướng với một mục tiêu nhất định. Vì vậy, yếu tố cơ bản là xác định mục tiêu của chính sách. Một chính sách có ít nhất một mục tiêu, trong đó có mục tiêu chính phải đạt đến trong một thời gian dài, có mục tiêu tạm thời cần đạt trong một thời gian nào đó. Hình thành chính sách cho thuê môi trường rừng cần xác định mục tiêu chính sách, mục tiêu phải theo định hướng chung, điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế ở mỗi thời kỳ nhất định.

- Các văn bản của chính sách: Thông thường một số chính sách nằm trong khuôn khổ một số mục tiêu đồng thời cần có một vài văn bản. Nguyên tắc là có bao


nhiêu mục tiêu thì cần có ngần đấy văn bản. Các văn bản đó kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau cho một mục tiêu nhất định.

- Những quy tắc nhất định để thực hiện các văn bản của chính sách: Cần xác định những quy tắc nhất định để thực hiện các văn bản chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

2.2.3. Hệ thống tổ chức xây dựng chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG

- Chính Phủ: Ban hành Quyết định về cho thuê môi trường rừng tại VQG trong đó bao gồm những quy định chung, mang tính chất định hướng, quy định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong việc thực hiện và ban hành các chính sách để nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.

- Bộ NN&PTNT và các Bộ có liên quan: Trên cơ sở các định hướng chung, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng các Bộ có liên quan ban hành các chính sách, các văn bản hướng dẫn cụ thể. Có những chính sách và văn bản của Bộ NN&PTNT, có văn bản liên bộ, liên ngành.

- Các địa phương, các tỉnh: Ban hành các văn bản cho địa phương mình trên cơ sở các văn bản chính sách của Chính phủ và Bộ ngành.

- Vườn quốc gia: do tính chất đặc thù và mang tính chất địa phương nên các VQG ban hành các văn bản cho VQG để triển khai thực hiện các chính sách của cấp trên.

2.2.4. Định hướng xây dựng chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG hiện mới đang trong giai đoạn thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi xây dựng chính sách hoàn chỉnh, tuy nhiên chính sách này đã thể hiện những định hướng như sau:

- Là một chính sách cụ thể trong hệ thống chính sách của ngành lâm nghiệp, liên quan trực tiếp đến một đối tượng cụ thể là VQG, nhưng có quan hệ với nhiều chính sách khác.

- Đưa vào thực tế cuộc sống những nội dung luật pháp, chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp, về xã hội hoá nghề rừng; nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp BV&PTR nói chung và rừng đặc dụng nói riêng.

- Huy động các nguồn lực của xã hội để BV&PTR, đặc biệt thu hút các thành phần ngoài quốc doanh nhằm tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí