những từ (hoặc cụm từ) có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các định nghĩa để từ đó rút ra các điểm chung nhất của định nghĩa DLST. Kết quả như sau :
Bảng 1.1 : Thống kê định nghĩa DLST
Số lần đề cập | Tỷ lệ so với tổng số 85 định nghĩa (%) | |
Địa điểm nơi DLST diễn ra (những khu vực tự nhiên còn hoang sơ, hẻo lánh...) | 53 | 62,4 |
Liên quan đến bảo tồn | 52 | 61,2 |
Liên quan đến văn hóa | 43 | 50,6 |
Lợi ích đối với cộng đồng địa phương | 41 | 48,2 |
Giáo dục | 35 | 41,2 |
Bền vững | 22 | 25,9 |
Các yếu tố tác động | 21 | 24,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 1
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 2
- Du Lịch Sinh Thái : Là Loại Hình Du Lịch Dựa Vào Thiên Nhiên, Chú Trọng Đến Công Tác Giáo Dục Nhận Thức Môi Trường, Có Sự Tham Gia Và Hưởng Lợi
- Đánh Giá Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Tỉnh Đồng Nai
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 6
- Phân Loại Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Tỉnh Đồng Nai
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Trên cơ sở phát triển dựa vào thiên nhiên, có nhiều tên gọi gần nghĩa với DLST như :
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch môi trường (Enviromental Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
2 Bài viết “A Content analysis of ecotourism definitons” của David A.Fennell
- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
Mặc dù gần nghĩa, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa DLST và các loại hình du lịch nêu trên. Đó là :
- DLST đề cao tính giáo dục và trách nhiệm đối với MTST. Do đó, việc tổ chức các hoạt động DLST đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm của cả người tổ chức và du khách.
- Khách DLST không chỉ là người yêu thiên nhiên đơn thuần mà còn là những người muốn chia sẻ trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, văn hóa.
- Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du khách đến văn hóa môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng các nguồn lợi tài chính do hoạt động du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.
Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc (UNWTO – United Nations World Tourism Organization) đưa ra một số đặc điểm chung để nhận diện DLST3 :
- Các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, mục đích chính của du khách là tìm hiểu về tự nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- Bao gồm những hoạt động về giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Được các tổ chức chuyên nghiệp và DN có quy mô nhỏ ở các nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.
- Giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực về môi trường văn hóa xã hội và tự nhiên
- Giúp bảo vệ các khu vực tự nhiên bằng cách :
+ Mang lại lợi nhuận kinh tế cho các tổ chức, cộng đồng và chính quyền địa phương nhằm các mục đích bảo tồn.
3 Nguồn : International year of ecotourism 2002 của World Travel Organization (WTO) và United nations Enviroment Programme (UNEP). Ngày 01/12/2005, WTO được đổi tên thành UNWTO
địa phương.
+ Cung cấp cơ hội về việc làm và thu nhập cho các cộng đồng
+ Tăng cường sự hiểu biết về bảo tồn các giá trị văn hóa và
thiên nhiên cho cả người dân địa phương lẫn du khách.
Định nghĩa của Việt Nam (Luật Du lịch, năm 2005) :
“DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm PTBV”.
Nhìn chung, DLST được hiểu một cách đầy đủ là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa. Sản phẩm, tài nguyên DLST trước hết là thiên nhiên, không có thiên nhiên sẽ không có DLST. Mặt khác, DLST không tách rời giáo dục MTST. Các hoạt động của DLST hướng tới nâng tầm nhận thức của con người sống thân thiện với thiên nhiên; khám phá, hưởng thụ và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và PTBV. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương và các giá trị văn hóa bản địa cũng là những thành tố quan trọng góp phần tạo nên DLST.
1.2.2. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái
Quy hoạch du lịch có thể xem đơn giản là việc xây dựng trước một kế hoạch nhằm đánh giá tình huống hiện tại, dự báo về các khả năng tương lai và từ đó đề ra một chương trình hành động phù hợp nhất giúp phát triển hoạt động du lịch tại các điểm đến.
Quy hoạch DLST là công tác thiết kế sơ đồ quy hoạch mạng lưới các khu DLST, các tuyến DLST dựa trên cơ sở những đặc điểm đặc trưng của HST các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường, các miệt vườn, cơ sở hạ tầng.
Về phương diện lý luận, sự phát triển du lịch trên một địa bàn cụ thể đều cần phải có quy hoạch. Theo quan điểm của marketing về chu kỳ sống của sản phẩm, bất kỳ điểm đến du lịch nào cũng đều trải qua các giai đoạn : hình thành, phát triển, bão hòa, suy thoái. Điều đó cũng có nghĩa là mọi điểm đến du lịch sẽ có xu hướng phát triển tăng lên hoặc giảm xuống. Sự biến động đó nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào người tiêu dùng, đó là các du khách.
Như vậy, trong mỗi điểm đến du lịch đều tiềm ẩn các yếu tố để hủy diệt chính mình. Để đạt được những lợi ích lâu dài, phải tìm cách kéo dài chu kỳ sống của các SPDL, tức là phải có khả năng dự báo được những rủi ro tiềm ẩn giúp đối phó với những thay đổi tiêu cực. Các hoạt động nhằm thực hiện các nội dung đó chính là quy hoạch phát triển.
Việc phát triển du lịch có quy hoạch mang lại một số lợi ích sau :
- Thiết lập được các mục tiêu và các chính sách nhằm tìm ra những giải pháp để đạt được mục tiêu.
- Việc phát triển du lịch sẽ được kết hợp với việc bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cho hiện tại và cho tương lai.
- Tạo sự thống nhất trong phát triển du lịch tổng thể trong mối liên hệ với các ngành kinh tế khác
- Tạo cơ sở cho việc ra các quyết định về phát triển du lịch.
- Tối ưu và cân bằng các lợi ích kinh tế, môi trường, xã hội do ngành du lịch lịch đóng góp, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra
- Đưa ra những hướng dẫn cơ bản về việc bố trí kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,...
- Tạo cơ sở để kiểm soát thường xuyên và duy trì định hướng phát
triển du lịch.
1.2.3. Các tiêu chuẩn quy hoạch du lịch sinh thái
1.2.3.1. Hệ sinh thái
Các HST, sự ĐDSH là cơ sở nền tảng để phát triển DLST. Mặt khác DLST nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục môi trường. Thiếu các yếu tố tự nhiên này, sẽ không có DLST. Do đó, việc bảo tồn, duy trì tính đa dạng, ổn định của các HST tự nhiên là vô cùng quan trọng. Tiêu chuẩn này chỉ rõ việc khuyến khích các loại hình DLST cần phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên của từng vùng.
1.2.3.2. Hiệu quả
Việc phát triển DLST cần mang lại hiệu quả về nhiều mặt để đảm bảo sự PTBV, trong đó cần đạt được các hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Các đối tượng hưởng lợi cần được tính toán để quá trình phát triển đạt được hiệu quả mong muốn.
1.2.3.3. Bản sắc văn hóa
Các giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và tiếp tục phát huy trong quá trình phát triển DLST. Việc khai thác các giá trị văn hóa để đạt được lợi ích kinh tế bằng mọi giá sẽ làm suy kiệt tài nguyên, hủy diệt sự phát triển.
1.2.3.4. Công bằng
Phải đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội sử dụng và hưởng lợi từ các tài nguyên DLST giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Việc khai thác tài nguyên phải phù hợp, hợp lý nhằm đảm bảo khả năng hồi phục, tái tạo như cũ giúp duy trì tốt mối quan hệ lợi ích phụ thuộc vào nhau giữa con người và thiên nhiên. Bởi việc khai thác tài nguyên quá mức để phục vụ cho nhu cầu sinh tồn của con người trong thế hệ này có thể dẫn đến việc hủy diệt môi trường sống của thế hệ kế tiếp.
1.2.3.5. Cộng đồng
Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương không chỉ nguyên tắc mà còn là mục tiêu mà DLST nhắm tới. Khi lợi ích của cộng đồng địa phương được đảm bảo thì các mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa mới trở nên khả thi trong dài hạn. Do đó, việc quy hoạch phát triển DLST cần tính đến việc chia sẻ lợi ích cũng như sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương cả trong các hoạt động du lịch lẫn trong quá trình hoạch định.
1.2.3.6. Cân bằng
Tiêu chuẩn này đòi hỏi sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố trong quá trình khai thác, phát triển du lịch. Chẳng hạn giữa kinh tế và môi trường, giữa du lịch và nông nghiệp, giữa các loại hình du lịch...
1.2.3.7. Phát triển
Suy cho cùng, việc thúc đẩy các hoạt động DLST cuối cùng chỉ nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Do vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến mặt chất của quá trình tăng trưởng. Thành quả của tăng trưởng trong phát triển DLST phải được thể hiện rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tăng trưởng không đồng nghĩa với khai thác triệt để và phá hủy môi trường.
1.2.4. Khái niệm về Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu lịch sử-văn hóa-môi trường và miệt vườn
1.2.4.1. Vườn Quốc gia
Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) : “VQG là khu vực tự nhiên của vùng đất và/hoặc vùng biển, được chọn để bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều HST cho các thế hệ hiện tại và tương lai, loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực và chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và tham quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường”.
Mục đích của VQG là :
- Bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên quan trọng của quốc gia và quốc tế nhằm phục vụ cho mục đích khoa học, giáo dục và DLST.
- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên, các vùng văn hóa điển hình, các quần thể sinh vật, nguồn gen của các loài nhằm đảm bảo tính đa dạng và bền vững.
- Duy trì các cảnh quan tự nhiên, các sinh cảnh của các loài ĐTV hoang dã, các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục.
- Phát triển DLST.
VQG không những có giá trị rất cao về mặt bảo vệ tính ĐDSH, các HST mà còn là một dạng tài nguyên DLST đặc biệt hấp dẫn.
1.2.4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên : là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên, được chia thành 2 loại :
- Khu Dự trữ thiên nhiên : là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và tính ĐDSH cao được quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên, phục vụ cho bảo tồn nghiên cứu khoa học.
- Khu Bảo tồn thiên nhiên : là vùng đất tự nhiên được quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo sinh cảnh cho một hoặc nhiều loại ĐTV đặc hữu hoặc loài quý hiếm.
1.2.4.3. Khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường : là khu rừng có các di tích văn hóa lịch sử cùng với cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan du lịch, giải trí và nghỉ ngơi, bao gồm :
- Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
- Khu vực có các DTLS - văn hóa được xếp hạng hoặc có các cảnh quan như thác nước, hang động, các di chỉ khảo cổ hoặc khu vực riêng mang tính lịch sử truyền thống.
- Khu vực dành cho nghiên cứu thí nghiệm.
1.2.4.4. Miệt vườn : là một dạng đặc biệt của HST nông nghiệp. Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh...cùng với văn minh miệt vườn tạo nên một dạng tài nguyên DLST đặc sắc rất có sức hấp dẫn đối với khách tham quan du lịch.
1.2.5. Các yêu cầu của quy hoạch du lịch sinh thái
1.2.5.1. Yêu cầu về yếu tố sinh thái
- Khu điểm DLST phải thật sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định, đủ sức hấp dẫn du khách DLST
- Cần nắm vững các chỉ số về khả năng tự làm sạch của HST, khả năng chịu tải ô nhiễm, sức chứa ...
1.2.5.2. Yêu cầu về thẩm mỹ sinh thái
- Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cần được thiết kế để hài hòa và tôn tạo thêm vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên.
- Lượng du khách quá đông cũng làm giảm sự hấp dẫn thẩm mỹ của DLST. Do đó cần tính toán phân loại du khách DLST và sức chứa tối đa/lần tham quan để không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ sinh thái.
1.2.5.3. Yêu cầu về kinh tế
- Việc phát triển DLST phải làm tăng lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, tôn tạo môi trường cảnh quan.
1.2.5.4. Yêu cầu về xã hội
- Khi khai thác các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên với tư cách là khu DLST, phải quan tâm đến chức năng văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của cư dân địa phương.
1.2.6. Các nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái
1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập
Sự hoạt động của DLST gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các HST, cũng như phát huy các giá trị nhân văn bản địa. Trên thực tế, mức độ nhận thức của du khách trong việc tham gia vào các hoạt động bảo tồn tùy thuộc nhiều vào đạo đức, trình độ giáo dục, tập quán sống... Do đó, để làm được điều này, công tác tuyên truyền cần được xác định là mang tính lâu dài và có hệ thống. Cần nỗ lực giải thích, giáo dục để du khách nâng cao hiểu biết và nhận thức đúng về vai trò bảo tồn của mình để họ hòa nhập một cách tự nguyện, hợp lý (có mức độ bởi thái độ hòa nhập nhiệt tình quá cũng gây ra các tác động tiêu cực mặc dù hành động này có thể xuất phát từ mục đích tốt) vào môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội và phải chấp nhận sự hạn chế của chúng, chứ không phải cải biến chúng thuận theo ý muốn của cá nhân.
1.2.6.2. Nguyên tắc quy mô
DLST phát triển chủ yếu dự vào sự ĐDSH và các HST, nhưng các phức hợp này lại khá nhạy cảm với các tác động của con người. Việc gia tăng số lượng du khách tại các khu vực môi trường thiên nhiên đến một mức (quy mô) nào đó sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng của khu đó. Kết quả có thể dẫn đến sự thay đổi, phá vỡ cân