Tác Động Của Bđkh Tới An Ninh Môi Trường Và An Ninh Quốc Gia Tập Trung Ở Những Vấn Đề Sau:

Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt (Bộ TNMT, 2003).[3]

a. Đánh giá chung

Việt Nam, theo dự đoán, là một trong số ít nước sẽ phải chịu hậu quả tác động nặng nề nhất của BĐKH.

Đối với nước ta, mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước – nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nuớc, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy...) do sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, thay đổi thời tiết (mưa, bão, hạn hán…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và cường độ của những trận lũ và hạn hán làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Bão, lũ lụt, rét hại, nắng nóng, hỏa hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới, nhất là các bệnh do côn trùng truyền có tỷ lệ tử vong cao (Trương Quang Học, Trần Đức Hinh, 2008).[19]

Đối với các lĩnh vực, cũng như tình hình chung trên thế giới, đối với Việt Nam, BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và KT-XH, trong đó tài nguyên nước, nông nghiệp, y tế - sức khỏe, an ninh môi trường và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất.

b. Đối với một số lĩnh vực

1. Tài nguyên nước

Dưới tác động của BĐKH, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt ở các khía cạnh sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc

hơi nước của các vực nước (hồ ao, sông, suối...) cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 4

- Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước dưới đất.

- Khi băng tuyết ở các Cực và đỉnh núi cao (Himalya) tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các sông và làm tăng lũ lụt. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng khi đó các dòng chảy cũng giảm đi, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm trọng hơn. Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á với nguồn nước sông ngòi phụ thuộc nhiều vào nước thượng nguồn.

- Một hậu quả nghiêm trọng khác của BĐKH tới tài nguyên nước là hạn hán gia tăng. Hạn hán không những dẫn tới hậu quả làm giảm năng suất mùa màng, thậm chí mất trắng, mà còn là nguy cơ dẫn tới hoang mạc hóa, làm tăng nguy cơ cháy rừng gây thiệt hại to lớn về nhiều mặt.

- Nước cần cho sự sống (cho bản thân con người và thế giới sinh vật) cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, v.v… Vì vậy, sự suy thoái tài nguyên nước sẽ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

2. Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của chúng ta hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt, làm tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng.

Sự gia tăng của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy hải sản. Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mất trắng do thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt và hạn hán, rét hại…).

3. Đối với sức khỏe

BĐKH gây ra chết chóc và bệnh tật thông qua:

- Hậu quả của các dạng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt (nắng nóng), bão, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán..

- Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi), viêm não (muỗi), qua môi trường nước (các bệnh đường ruột) và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi…). Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới các vùng kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao.

Ở Việt Nam có 9 bệnh đã được bộ Y tế xác định có liên quan đến BĐKH gồm: Bệnh cúm A(H1N1) hiện đang xảy ra; Bệnh cúm A(H5N1): xảy ra từ tháng 12/2003 đến tháng 9/2008; Bệnh sốt xuất huyết; Bệnh sốt rét; Bệnh tả: xảy ra vào các năm 2004, 2007, 2008; Bệnh thương hàn; Bệnh tiêu chảy; Bệnh viêm não do virut; Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (SARC năm 2003).

4. Tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng

Nhìn một cách khái quát, tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng thể hiện ở hai góc độ, quy hoạch xây dựng và thiết kế công trình.

Quy hoạch xây dựng: bao gồm không chỉ quy hoạch đô thị, nông thôn, các khu dân cư, các cụm công nghiệp mà còn cả các công trình giao thông vận tải, thủy lợi, y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ. Những quy hoạch xây dựng bao giờ cũng được tính toán một cách phù hợp với phân bố không gian và điều kiện khí hậu của từng vùng, từng địa phương, từng loại công trình. Vì vậy, BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quy hoạch này, nhất là khi mực nước biển dâng và thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng.

Thiết kế công trình: Bao giờ cũng được tính toán phù hợp với tải trọng khí tượng, trong đó tải trọng gió và tải trọng nhiệt là quan trọng nhất đối với các nước nhiệt đới như Việt Nam.

BĐKH, trước hết là nước biển dâng, nhiệt độ tăng, sự bất thường về khí hậu và gia tăng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gây ra ngập lụt và tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế trước đó khi không được xem xét tới yếu tố BĐKH.

Vì vậy, đánh giá tác động của BĐKH cho từng loại cơ sở hạ tầng đã có trong từng địa phương cụ thể để có các giải pháp thích ứng phù hợp là điều quan trọng.

5. Tác động của BĐKH tới an ninh môi trường và an ninh quốc gia tập trung ở những vấn đề sau:

- Sử dụng chung nguồn nước: Việt Nam có khoảng hai phần ba tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Việc sử dụng nước phía thượng nguồn, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện của các quốc gia trên thượng nguồn các sông lớn, như sông Hồng, sông Cửu Long (hiện đã có khoảng gần 50 đập, Hình 1.7) sẽ là một khó khăn rất lớn cho chúng ta trong sử dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường. BĐKH sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, khi đó nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước.

- Tị nạn môi trường/khí hậu (trong nước và quốc tế) do mất nơi ở hoặc do bệnh tật và nghèo đói: Có những cảnh báo cho rằng vấn đề tị nạn khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn đề chính trị, chiến tranh (Nobber, 2007). Các đô thị, trong đó có Hà Nội sẽ là những mục tiêu cho làn sóng tị nạn.

- An ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều HST, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen (theo Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).


Hình 1.7. Sơ đồ các đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mê Kông (A) và mực nước sông Hồng vào mùa mưa, 2008) (B).

c. Biến đổi khí hậu làm cho các dạng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trầm trọng hơn

Dưới tác động của BĐKH, các dạng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, trượt lở, lốc, rét hại, nắng nóng…) có thể sẽ gia tăng về cường độ, độ bất thường và trầm trọng hơn.

1.2.3. Chính sách và hành động của chính phủ về Biến đổi khí hậu

1.2.3.1. Các chính sách và chương trình chủ yếu về Biến đổi khí hậu

Là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bão và lũ lụt khá phổ biến trong mùa mưa ở nhiều vùng trên cả nước, Việt Nam đã sớm xây dựng và ban hành cách kế hoạch, chương trình có liên quan đến phòng tránh thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngay từ những năm 1970 của thế kỷ trước mà những chính sách này chỉ tập trung vào đối phó với bão và lũ lụt.

Vào đầu những năm 2000, khi vấn đề BĐKH thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều trên trường quốc tế, thì Việt Nam đã tham gia vào một số các hoạt động về BĐKH nhằm thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto – với Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia của UNFCCC đồng thời là cơ quan thẩm quyền quốc gia về Cơ chế Phát triển Sạch (CDM). Các hoạt động chính trong giai đoạn khởi đầu này là việc soạn thảo Báo cáo Ban đầu của quốc gia, xây dựng các dự án và qui trình quốc gia liên quan đến CDM. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách quốc gia đã lồng ghép BĐKH vào như quản lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các chính sách liên ngành khác như chính sách giảm nghèo hay vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Một số chính sách và chương trình chủ yếu về BĐKH của Việt Nam được trình bày dưới đây:

Báo cáo Ban đầu của Quốc gia cho UNFCCC (Bộ TNMT, 2003) là văn bản có tính chất chính sách đầu tiên của Việt Nam về BĐKH. Tuy nhiên, Báo cáo này chỉ xem xét đến các tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng cần thiết một cách sơ bộ và định tính (UNDP, 2007). [3] [50]

Tháng 12 năm 2008, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành. Chương trình này nhằm đưa các quan tâm về BĐKH vào Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội (giai đoạn 2011 – 2020) cũng như vào các chính sách về giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, quản lý ven biển, cung cấp và sử dụng năng lượng (UNDP, 2009). Kế hoạch hành động đến năm 2015 cho từng ngành cũng như từng địa phương sẽ được xây

dựng dựa trên khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Chương trình này còn hỗ trợ cho các nghiên cứu, các chương trình nâng cao nhận thức và việc điều phối thực hiện chương trình. Chương trình Mục tiêu Quốc gia cũng khuyến khích tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút được nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ cho công tác ứng phó với BĐKH sao cho đạt được 50% tổng kinh phí dự kiến cho toàn Chương trình (tức là khoảng 1000 tỷ đồng Việt Nam hay 53,3 triệu đôla Mỹ, tính theo tỷ giá qui đổi năm 2010).

Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 được ban hành năm 2009, đã đề ra khuôn khổ quốc gia cho quản lý thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chiến lược này ưu tiên việc nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, giảm tthiểu thiệt hại về người và của, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chung sống với lũ. Những hoạt động quan trọng khác của chiến lược này bao gồm: xây dựng các trung tâm cảnh báo thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan; xây dựng hành lang an toàn lũ ở miền Nam; tăng cường vai trò của trường học và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức; đề xuất lập một quỹ quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan v.v…

Kế hoạch Hành động về Giảm thiểu và Ứng phó với BĐKH của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một chính sách quan trọng nhằm đạt được sự phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Chiến lược này đã được Bộ NN và PTNT ban hành tháng 9 năm 2008. Kế hoạch đã tập trung vào: (a) đảm bảo an toàn và ổn định cho người dân ở các vùng khác nhau, đặc biệt là vùng ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng, các khu vực miền trung và miền núi; (b) đảm bảo sản xuất ổn định và an toàn lương thực; và (c) đảm bảo duy trì hệ thống đê điều và các hạ tầng cơ sở khác nhằm đáp ứng yêu cầu của phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Kế hoạch này thậm chí còn có một nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sản xuất muối và an toàn muối ở Việt Nam. Điều đặc biệt cần lưu ý ở đây là Kế hoạch hành động của Bộ NN và PTNT đã được Bộ Trưởng Bộ NN và PTNT phê chuẩn và ban hành trước khi Chương trình Mục tiêu Quốc gia ra đời.

Điều này cho thấy một thực tế rằng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và các vùng nông thôn là những nơi chịu sự tác động mạnh mẽ của BĐKH. Do đó Bộ NN và PTNT không đợi chính sách quốc gia mà đã sớm chủ động xây dựng Kế hoạch của ngành mình nhằm ứng phó với BĐKH [1].

Ngoài một số chính sách quan trọng nêu trên, còn có rất nhiều các văn bản pháp qui, các chiến lược, kế hoạch và chương trình quốc gia trong đó chứa đựng những nội dung đáng kể liên quan đến BĐKH. Ví dụ như Chiến lược Bảo vệ Môi trường đến năm 2010 (2003), Chương trình Nghị sự 21 (2004) về phát triển bền vững, Luật bảo vệ Môi trường (2005), Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (2002), Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo, Chương trình quốc gia về chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 – 2010 và hướng tới năm 2020 (2006), Chương trình Nâng cao Nhận thức Cộng đồng về Quản lý Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan dựa vào Cộng đồng (2009), đặc biệt từ 2011 – 2012 Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong chính sách và chương trình liên quan đến BĐKH như: Chiến lược Quốc gia về BĐKH, Chương trình Khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH, Kế hoạch hành đông quốc gia ứng phó với BĐKH, Kịch bản BĐKH & Nước biển dâng (chi tiết hơn các kịch bản trước), Chiến lược tăng trưởng xanh, Khung ma trận chính sách BĐKH v.v…

Mặc dù số lượng về các chính sách và chương trình có liên quan đến BĐKH ở Việt Nam là khá nhiều song vẫn còn có những bất cập. Hệ thống văn bản pháp qui hiện nay về ứng phó với BĐKH còn chưa đồng bộ. Một số chương trình được ban hành song thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để có thể triển khai mọi hoạt động. Bên cạnh đó, còn thiếu cơ chế điều phối cụ thể, rò ràng giữa các Bộ, ngành và các địa phương, cũng như cơ chế hợp tác giữa mọi thành phần trong xã hội, giữa các cộng đồng với nhau nhằm thực thi các chương trình ứng phó với BĐKH.

Nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Nông thôn và tổ chức ActionAid Việt Nam (2008) đã phát hiện ra rằng nhiều chính sách đề cập đến người trồng lúa song lại rất ít chính sách nhằm bảo vệ những ngư dân hay nông dân nuôi trồng thủy sản.

Về góc độ vùng, các chính sách và chương trình đã tập trung nhiều hơn vào vùng ven biển và ĐBSCL trong khi vùng miền núi chưa được quan tâm thích đáng [46].

1.2.3.2. Các đàm phán quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu

a. Những thành tựu

Việt Nam nhận thức rò về mối đe dọa của BĐKH có nguyên nhân do con người gây ra, từ đó đã tham gia vào các hoạt động quốc tế về lĩnh vực này khá sớm. Điều này phản ảnh bằng việc Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH năm 1992 và phê chuẩn năm 1994; ký Nghị định thư Kyoto năm 1998 và phê chuẩn năm 2002.

Trong giai đoạn 1994 – 2002, Việt Nam đã tham gia vào nhiều đàm phán quốc tế về lĩnh vực này. Kết quả là chúng ta đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia khác nhằm thực thi các dự án toàn cầu và khu vực về BĐKH. Có thể kể đến những dự án:

“Nghiên cứu vùng về các vấn đề môi trường toàn cầu” do ADB tài trợ (1992-1994)

“Chương trình đào tạo nhằm tăng cường thực thi Công ước khung của LHQ về BĐKH” do UN/GEF tài trợ (1993 – 1994)

“ Chiến lược đấu tranh với khí nhà kính ít tốn kém nhất của châu Á” do GEF/UNDP tài trợ (1995-1998)

“Các khía cạnh kinh tế của giảm thiểu khí nhà kính” do GEF/UNDP tài trợ (1996-1997)

“Đánh giá tính dễ bị tổn thương ở vùng ven biển Việt Nam – Bước đầu tiên tiến tới quản lý tổng hợp đới bờ” do Chính phủ Hà Lan tài trợ (1994-1996)

“Chương trình Quốc gia của Việt Nam nhằm loại bỏ các chất phá hủy tầng ozôn” do UNEP tài trợ (1994 – 1998)

Dự án do GEF hỗ trợ nhằm giúp Việt Nam soạn Báo cáo quốc gia đầu tiên cho UNFCCC (1999 – 2002)

“Chiến lược Quốc gia về Cơ chế Phát triển sạch - CDM” do Chính phủ Úc tài trợ (2001 – 2002).

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí