trong của BIM, với ma trận SWOT, tác giả đề xuất các chiến lược Marketing phù hợp để công ty thâm nhập và phát triển thị trường tiềm năng này bao gồm: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Chiến lược giá thấp, Chiến lược kênh phân phối mật độ cao, Chiến lược chiêu thị kết hợp kéo và đẩy.
Cùng với các chiến lược, tác giả đưa ra các giải pháp để tạo điều kiện cho các chiến lược được thực thi hiệu quả bao gồm giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, giải pháp giá thấp, giải pháp kênh phân phối mật độ cao, giải pháp chiêu thị và xây dựng và tổ chức phòng Marketing của công ty phù hợp.
Bên cạnh đó, các kiến nghị đối với nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn BIM gặp phải nói riêng và các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung để công ty có cơ hội phát triển trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng tôm đông lạnh.
Đồng thời luận văn cũng kiến nghị bản thân trong nội bộ công ty BIM cũng cần có những thay đổi, cải tiến toàn diện để hoàn thành mục tiêu của mình hiệu quả nhất, đặc biệt là: nâng cao vai trò và tạo sự phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban, sẵn sàng đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, nuôi trồng và chế biến tôm đông lạnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thiết lập hệ thống thông tin hiệu quả và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Kết luận
Tôm là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ sử dụng trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Trong những bữa ăn hàng ngày hay tiệc tùng, mọi người đều có thể nhận thấy được thành phần của tôm trong các món ăn từ đơn giản như tôm rang thịt, canh tôm mùng tơi,… hay đến món ăn phức tạp hơn, đòi hỏi sự khéo léo như tôm tẩm bột, tôm cuộn khoai tây,…
Với điều kiện sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng chăm chút bữa ăn hơn vì dinh dưỡng và sức khỏe của người thân, nên chất lượng của thực phẩm tạo nên những bữa ăn gia đình cũng được chú trọng hơn. Đối với tôm, họ quan tâm đến độ tươi ngon, ngọt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng tôm hiện nay nhiễm kháng sinh, bị tiêm tạp chất,… đã làm cho người tiêu dùng hoang mang và lo ngại. Thế nhưng, trên thị trường hiện nay chưa có công ty chế biến tôm đông lạnh nào thực sự quan tâm nhiều đến điều đó.
Chính vì thế, công ty BIM nhận thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng mà chưa được quan tâm và khai thác hiệu quả. Với lợi thế quy trình khép kín từ nuôi trồng, chế biến đến phân phối tôm đông lạnh theo tiêu chuẩn quốc tế, BIM hướng đến mục đích thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Việt với sản phẩm tôm đông lạnh chất lượng cao, đảm bảo độ ngọt, tươi ngon vốn có của tôm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ đến tận tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tôm đông lạnh của người Việt chưa có, chỉ 5% (khoảng 5.000 tấn) trong tổng lượng tôm tiêu thụ hằng năm là tôm đông lạnh. Vì vậy, đây cũng là một thử thách không nhỏ đối với công ty BIM.
Cùng với những yếu tố trên, việc phân tích thêm các yếu tố khác như đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô,… tác giả đã xây dựng được các chiến lược Marketing hợp lý để thâm nhập và phát triển thị trường nội địa. Hơn nữa, tác giả cũng đề xuất các giải pháp Marketing, các kiến nghị đối với nhà nước và công ty BIM để các hoạt động Marketing mang lại hiệu quả cao nhất.
Với nghiên cứu này, tác giả mong đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu BIM tại thị trường nội địa và phát triển việc sản xuất, kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới. Phần nào giúp công ty BIM đạt được mục tiêu của mình là trở thành một công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành thực phẩm.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bảo Châu, 2008. Lập chiến lược quảng cáo. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động – xã hội.
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: http://www.agroviet.gov.vn/
3. Bộ Y Tế, Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của về việc ban hành "Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm".
4. Charles D. Schewe và Alexander Watson Hiam, 2011. MBA trong tầm tay chủ đề Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Huỳnh Minh Em. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM.
5. Chính phủ, 2003. Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo
6. Chính phủ, 2006. Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của thủ tướng chính phủ về nhãn hàng hoá.
7. Công ty truyền thông Đất Việt, Bảng xếp loại các báo và tạp chí ở Việt Nam.
8. Dupont, 2009. 1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo. Dịch từ tiếng Anh.
Người dịch Minh Trúc. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
9. Hiệp hội Vasep: http://www.vasep.com.vn
10. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Bản tin tuần Thương
mại thuỷ sản số 1-2011.
11. Hồ Đức Hùng, 2011. Bài giảng về Marketing. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Đức Lợi, Hiểu đúng về thực phẩm đông lạnh.
<http://giadinh.net.vn/20081010084516296p0c1001/hieu-dung-ve-thuc-pham-dong-lanh.html>
13. Peter Doyle, 2009. Marketing dựa trên giá trị. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Tường Vân và Cam Thảo. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp TP. HCM.
14. Philip Kotler, 2007. Marketing căn bản. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch TS.
Phan Thăng và cộng sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động & xã hội,.
15. Philip Kotler & Gary Armstrong, 2004. Những nguyên lý tiếp thị. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Văn Chánh và Huỳnh Văn Thanh. Tp. HCM: Nhà xuất bản Thống kê.
16. Philip Kotler, 2007. Marketing mới cho thời đại mới, hội thảo quốc tế về Marketing. Tp. HCM, 2007. Tổ hợp giáo dục PACE đăng cai tổ chức.
17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật an toàn thực phẩm, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
18. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, 2010. Quyết định số 1690/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
19. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4380 – 1992, yêu cầu kỹ thuật tôm thịt đông
lạnh
20. Trần Thế Hoàng, 2011. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Tổng cục du lịch, 2012. Số liệu thống kê năm 2012.
http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=202037.
22. Tổng cục hải quan Việt Nam. Số liệu thống kê.
http://www.customs.gov.vn/
23. Tổng cục thống kê. Số liệu thống kê các năm.
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412.
24. Trung tâm thông tin PTNNNT, 2012. Báo cáo thường niên ngành hàng Việt Nam, Thị trường thủy sản năm 2011 và triển vọng 2012.
25. Chiêu thức Marketing hiệu quả trên facebook .
<http://doanhnhansaigon.vn/online/the-gioi-quan-tri/marketing-pr/2011/08/1056979/13-chieu-thuc-marketing-hieu-qua-tren-facebook/>.
26. Chọn nhà phân phối .
<http://www.marketingchienluoc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1330:chon-nha-phan-phoi&catid=180:ky-nang-marketing&Itemid=718>.
27. Lạm phát hãm tiêu dùng. < http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-lam-phat-ham-tieu-dung-1422.html>
28. Các hiểu biết cơ bản về ngành quảng cáo. < http://www.mait.vn/tin-tuc/tin-kinh-te/242-cac-hieu-biet-co-ban-ve-nganh-quang-cao>
29. 20 lý do để bạn thiết lập website cho doanh nghiệp của mình.
http://www.marketingvietnam.net/content/view/36/16/.
30. Năm bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả .
<http://www.thongtinmarketing.com/detail.php?qnews=1990>.
31. Nên hay không nên nuôi tôm thẻ chân trắng? Các điều lợi và hại giữa tôm thẻ chân trắng và con tôm sú truyền thống. < http://www.vietlinh.com.vn>
32. http://www.slideshare.net/nusantara99/marketing-strategy
33. http://www.slideshare.net/michaelcloke/pricing-strategies-6597917
34.
35. Philip Kotler & partners, 1999. Principles of marketing. Second European Edition by Prentice Hall Europe. Printed and bound in Italy by Rotolito Lombards, Milan.
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi tham khảo ý kiến chuyên gia
Nhằm đánh giá một cách khách quan mức độ quan trọng, điểm phân loại của các yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của công ty BIM. Tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia bằng hình thức gởi email.
Kết quả khảo sát: Tổng số bảng câu hỏi nhận được là 40 bảng, trong đó có 4 bảng không đạt yêu cầu. Tôi đã sử dụng 36 bảng để làm dữ liệu tính toán và phân tích.
BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Kính chào quý anh/chị,
Tôi tên là Lê Thị Nga, học viên cao học khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế TP. HCM, đang thu thập các thông tin từ người tiêu dùng về việc sử dụng tôm đông lạnh để thực hiện đề tài “Chiến lược Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm BIM vào thị trường nội địa đến năm 2020”.
Rất mong sự hỗ trợ của các cô/chị, những ý kiến đóng góp của quý Cô/ chị là tư liệu
quý báu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Xin anh/chị cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố sau ảnh hưởng như
thế nào đến chiến lược Marketing của công ty BIM:
Ghi chú: Thang điểm được chia theo phương pháp Likert: 1 điểm – Không quan trọng;
2 điểm – Hơi quan trọn – Quan trọng ở mức độ yếu;
3 điểm – Quan trọng – Quan trọng ở mức độ trung bình;
4 điểm – Khá quan trọng – Quan trọng ở mức độ khá;
5 điểm – Rất quan trọng – Quan trọng ở mức độ cao;
(Anh/chị chọn câu mức độ quan trọng nào xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô đó)
Các yếu tố bên trong | Mức quan trọng | |||||
1 | Mục tiêu công ty thâm nhập thị trường nội địa | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
2 | Năng lực sản xuất dư thừa | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3 | Quy trình sản xuất khép kín | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
4 | Công nghệ hiện đại, trình độ ứng dụng cao | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
5 | Sản phẩm đạt nhiều chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
6 | Chủ động nguồn nguyên liệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
7 | Công nhân lành nghề mặt hàng sơ chế | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
8 | Năng lực tài chính tốt | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
9 | Tổ chức giữa các phòng ban khá tốt | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
10 | Đội ngũ quản lý trình độ cao | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
11 | Mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
12 | Sản phẩm hạn chế về chủng loại | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
13 | Chưa có phòng R&D, lab tại cơ sở sản xuất | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
14 | Chưa có hệ thống phân phối | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
15 | Chưa có thương hiệu trên thị trường nội địa | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Xuất Các Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Tôm Đông Lạnh Cho Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bim Tại Thị Trường Nội Địa Đến Năm 2020
- Các Giải Pháp Thực Hiện Các Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Tôm Đông Lạnh Cho Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bim Tại Thị Trường Nội Địa Đến Năm 2020
- Xây Dựng Và Tổ Chức Phòng Marketing Của Công Ty Phù Hợp
- Kết Quả Khảo Sát Bảng Câu Hỏi Tham Khảo Ý Kiến Chuyên Gia
- Bảng Tham Khảo Ý Kiến Người Tiêu Dùng Và Kết Quả
- Chiến lược Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm BIM tại thị trường nội địa đến năm 2020 - 15
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Chưa có website riêng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Xin anh/chị đánh giá các yếu tố sau tại công ty BIM mức độ từ yếu đến mạnh: Ghi chú: Điểm phân loại như sau:
1 điểm – Yếu nhiều nhất;
2 điểm – Yếu ít nhất;
3 điểm – Mạnh ít nhất;
4 điểm – Mạnh nhiều nhất;
(Anh/chị chọn điểm phân loại nào xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô đó)
Các yếu tố bên trong | Điểm phân loại | ||||
1 | Mục tiêu công ty thâm nhập thị trường nội địa | 1 | 2 | 3 | 4 |
2 | Năng lực sản xuất dư thừa | 1 | 2 | 3 | 4 |
3 | Quy trình sản xuất khép kín | 1 | 2 | 3 | 4 |
4 | Công nghệ hiện đại, trình độ ứng dụng cao | 1 | 2 | 3 | 4 |
5 | Sản phẩm đạt nhiều chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng | 1 | 2 | 3 | 4 |
6 | Chủ động nguồn nguyên liệu | 1 | 2 | 3 | 4 |
7 | Công nhân lành nghề mặt hàng sơ chế | 1 | 2 | 3 | 4 |
8 | Năng lực tài chính tốt | 1 | 2 | 3 | 4 |
9 | Tổ chức giữa các phòng ban khá tốt | 1 | 2 | 3 | 4 |
10 | Đội ngũ quản lý trình độ cao | 1 | 2 | 3 | 4 |
11 | Mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp | 1 | 2 | 3 | 4 |
12 | Sản phẩm hạn chế về chủng loại | 1 | 2 | 3 | 4 |
13 | Chưa có phòng R&D, lab tại cơ sở sản xuất | 1 | 2 | 3 | 4 |
14 | Chưa có hệ thống phân phối | 1 | 2 | 3 | 4 |
15 | Chưa có thương hiệu trên thị trường nội địa | 1 | 2 | 3 | 4 |
16 | Chưa có website riêng | 1 | 2 | 3 | 4 |
2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Xin anh/chị cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố sau ảnh hưởng như
thế nào đến chiến lược Marketing của công ty BIM:
Ghi chú: Thang điểm được chia theo phương pháp Likert: 1 điểm – Không quan trọng;
2 điểm – Hơi quan trọn – Quan trọng ở mức độ yếu;
3 điểm – Quan trọng – Quan trọng ở mức độ trung bình;
4 điểm – Khá quan trọng – Quan trọng ở mức độ khá;
5 điểm – Rất quan trọng – Quan trọng ở mức độ cao;
(Anh/chị chọn câu mức độ quan trọng nào xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô đó)