Chiến Lược Marketing Của Hãng Hàng Không Tiger Airways Tại Việt Nam

+ Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO, hoạt động giao vận chuyển khách trên những đường bay đến hải đảo, vùng núi như Điện Biên, Nà Sản, Côn Đảo, Cà Mau... bằng máy bay AN38.

+ Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Vietjet Air), đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, hãng bắt đầu khai thác vào tháng 11/2008 tới, mặc dù không đăng ký là hãng hàng không giá rẻ, Vietjet Air sẽ thực hiện các đường bay nội địa là TP Hồ Chí Minh-Hà Nội-Đà Nẵng và đường bay quốc tế từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến Singapore, Thái Lan, với mức giá rất cạnh tranh, phù hợp với số đông khách hàng.

Trong thời gian tới sẽ có thêm một số hãng hàng không tư nhân mới của Việt Nam được thành lập, nhờ những chính sách khuyến khích đối với việc thiết lập hãng hàng không tư nhân của Chính phủ. Hiện Sài Gòn Air , Phú Quốc Air, Air Speed up đang chờ sớm được cấp phép hoạt động trong thời gian tới.

Trong số 43 hãng hàng không quốc tế đang khai thác đường bay đến Việt Nam, có 10 hãng hoạt động theo mô hình hãng hàng không giá rẻ. Trong đó có 4 hãng hàng không giá rẻ nước ngoài đang hoạt động mạnh, kinh doanh tốt, có những chiến lược Marketing đặc biệt thu hút được nhiều khách hàng Việt Nam là Tiger Airways, Jetstar Airways, Air Asia và Nok Air.

Để có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng chiến lược Marketing của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, Khóa luận nghiên cứu về chiến lược Marketing của 4 hãng hàng không giá rẻ nước ngoài hoạt động nổi bật tại thị trường Việt Nam nói trên và nghiên cứu về chiến lược Marketing của hãng hàng không giá rẻ nội địa duy nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại là Jetstar Pacific:

1. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Tiger Airways tại Việt Nam

a) Giới thiệu chung về Tiger Airways

Tiger Airways Private Limited là hãng hàng không giá rẻ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trụ sở ở Singapore, được hợp nhất tháng 9/2003 ngay sau khi hãng Valuair giải thể và thành lập vào tháng 12/2003, Tiger Airways bắt đầu bay

vào ngày 15/09/2004. Đây là hãng hàng không đầu tiên hoạt động ở nhà ga hàng không giá rẻ ở Sân bay Quốc tế Changi Singapore.

Hình 5. Bảng giới thiệu sơ lược về Tiger Airways


Tiger Airways

IATA

TR

ICAO

TGW

Tên hiệu

Stripe

Thành lập

2003

Các trạm trung chuyển chính

Sân bay Quốc tế Changi Singapore

Số máy bay

8 (+60 đang đặt)

Số điểm đến

25

Công ty mẹ

Singapore Airlines – 49%

Lãnh đạo

Tony Davis (CEO)

Trang Web: http://www.tigerairways.com

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tiger_Airways


Tiger Airways hiện nay là hãng hàng không có quy mô lớn tại châu Á, mô hình của nó được thực hiện nguyên từ sự thành công của hãng hàng không giá rẻ số 1 châu Âu - Ryanair hơn hai thập kỷ qua.

Các cổ đông của Tiger Airways là: Singapore Airlines Limited (49%); Indigo Partners LLC, công ty đầu tư được Bill Franke (24%) thành lập, Irelandia Investments Limited công ty đầu tư tư nhân do Tony Ryan và gia đình (16%) và Temasek Holdings Pte Ltd (11%).

Tiger Airways cung cấp giá vé rẻ, an toàn, hợp lý và thuận tiện tới các điểm trong lộ trình. Tháng 9 năm 2004, Tiger Airways khai thác chỉ với 2 máy bay và 3 hành trình trong mạng lưới hoạt động. Trong 3 năm khai thác, Tiger Airways hiện nay đã bay tới trên 25 điểm đến qua 8 đất nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với loại máy bay Airbus A320.

Hình 6. Mạng bay của Tiger Airways


Nguồn http www tigerairways com b Hoạt động của Tiger Airways tại Việt Nam Tiger 1


Nguồn: http://www.tigerairways.com


b) Hoạt động của Tiger Airways tại Việt Nam


Tiger Airways là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam và mở văn phòng tại Hà Nội, Hãng bắt đầu chuyến bay đầu tiên đến Việt Nam vào đầu tháng 4/2004 và trở thành hãng hàng không đầu tiên đưa ra giá vé máy bay cực rẻ cho hành khách đi lại giữa Việt Nam và Singapore.

Với giá vé dao động từ 25 USD – 100 USD cho đường bay từ Singapore tới Việt Nam và ngược lại. Ban đầu, Tiger Airways bay tần suất khá dày với 8 chuyến Singapore – TP Hồ Chí Minh và 4 chuyến Singapore - Hà Nội mỗi tuần, nhưng từ 1/7/2006, do phải đối mặt với cạnh tranh và do chi phí tăng, hãng đã giảm tần suất bay Singapore - Hà Nội từ 4 chuyến xuống còn 2 chuyến/tuần. Đồng thời ngừng khai thác đường bay Singapore - Đà Nẵng chỉ sau 7 tháng khai trương (mở từ tháng 1/2006, tần suất 3 chuyến/tuần), vì vắng khách và giá dịch vụ mặt đất quá cao đối với giá vé bán ra của hàng không giá rẻ, thu không đủ chi. Riêng đường bay đến Hà Nội khách đông nhưng vẫn phải giảm tần suất vì giá dịch vụ mặt đất cộng giá nhiên

liệu quá cao. Duy chỉ có đường bay đến TP Hồ Chí Minh không thay đổi vì giá dịch vụ mặt đất ở mức chấp nhận được.

Việt Nam là nước thứ hai sau Thái Lan, Tiger Airways mở đường bay giá rẻ. Sự xuất hiện của "Con hổ" Airways đã mở ra cuộc cạnh tranh về giá vé giữa các hãng hàng không trong nước và nước ngoài có đường bay đến Việt Nam.

c) Chiến lược Marketing của Tiger Airways tại Việt Nam


Để có được thành công như hiện nay tại thị trường Việt Nam, Tiger Airways đã áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt, hãng tập trung vào những điểm đồng nhất trong nhu cầu để nắm bắt được lượng khách hàng lớn nhất có thể. Các công cụ Marketing – Mix của Hãng tại Việt Nam về cơ bản được tiến hành như sau:

Chính sách sản phẩm: tại Việt Nam Tiger Airways vẫn trung thành tuyệt đối với mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ đã được minh chứng. Ngay khi được phép, Hãng đã khai thác các đường bay đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với tần suất và mức giá hợp lý phù hợp với khả năng của người Việt. Hãng chỉ sử dụng một loại máy bay là Airbus A320 để giảm các chi phí hoạt động và bảo dưỡng. Trên các tuyến bay Hãng không phục vụ miễn phí đồ ăn uống và một vài dịch vụ khác, khách hàng có nhu cầu thì trả thêm phí, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vé cho phần lớn khách hàng Việt Nam.

Chính sách giá: mỗi ngày các chuyến bay của Tiger Airways từ Việt Nam luôn đầy hành khách. Họ đến Singapore để du lịch, để học tập và thậm chí có cả người chỉ muốn bay để biết hàng không giá rẻ là như thế nào…Có được thành công như vậy là nhờ Tiger Airways đã áp dụng chiến lược giá rất hợp lý. Với người Việt Nam, Tiger Airways là hãng đầu tiên đưa ra mức giá rẻ như thế cho chặng từ Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh đến Singapore và ngược lại, chỉ với mức giá từ 25-100 USD, mức giá này rẻ hơn hàng không truyền thống tới 50 -80%. Giá vé của Tiger Airways áp dụng theo 10 phân hạng. Đạt đến một tỷ lệ nào đó về số chỗ được đặt thì giá vé sẽ thay đổi và theo chiều hướng tăng lên. Mức cao nhất có thể gấp 3-4 lần, giá của hành trình không thay đổi theo phương thức đặt chỗ nhưng có thể chênh

lệch theo phương thức trả tiền của khách hàng. Tuy nhiên, Tiger Airways không có giá đặc biệt cho người già, trẻ em, sinh viên…Trẻ sơ sinh từ 8 ngày tuổi đến 23 tháng tuổi sẽ phải trả 10 dollar Singapore cho một hành trình.

Chính sách phân phối: hiện Tiger Airways đã có 2 văn phòng đại diện của hãng tại Hà Nội và TP Hồ Chính Minh để quản lý thông tin về lịch trình bay đi và đến Việt Nam. Hoạt động bán vé của Tiger Airways chủ yếu qua kênh phân phối trực tuyến là mạng Internet và qua điện thoại.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: ngay khi bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2004, Tiger Airways đã có những chính sách khuyến mại về giá hết sức thu hút khách hàng. Để tạo dấu ấn của mình trên thị trường mới, Tiger Airways đã chào bán với mức giá 25 USD/vé từ Việt Nam - Singapore và ngược lại nhưng với số lượng có hạn, đây là mức vé lý tưởng đến Singapore mà trước đó, chưa một hãng hàng không nào có được tại Việt Nam. Mới đây tháng 12/2007, Tiger Airways đã gây ra một chấn động khi tuyên bố giá vé từ Sài Gòn đến Singapore chỉ là 1USD. Đây cũng là một trong những chính sách của hãng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Chính sách về con người: Tiger Airways áp dụng chính sách quản lý linh hoạt, sử dụng nhân viên đa chức năng với hiệu suất công việc rất cao: tiếp viên hàng không của Hãng kiêm luôn người soát vé và vệ sinh máy bay, nhờ đó tiết kiệm được chi phí lương khá lớn.

Quy trình nghiệp vụ: ngoài việc đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, Tiger Airways còn có hệ thống quản lý thông tin khách hàng ngay trên trang web của hãng nhằm quản lý khách hàng tốt hơn và đảm bảo sự bảo mật về thông tin. Tiger Airways cũng có hệ thống camera trên cabin, nhằm đảm bảo sự an toàn chuyến bay.

Quan hệ công chúng: năm 2006, Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) công nhận Tiger Airways là hãng chuyên chở giá rẻ có ảnh hưởng và sáng kiến nhất trong công nghiệp hàng không tại khu vực, chứng tỏ khả năng lãnh đạo thông qua xác định vị trí chiến lược, mở rộng và phát triển các thị trường

và mạng lưới mới của hãng, trong khi vẫn giữ chi phí hoạt động ở mức thấp nhất có thể nhằm duy trì nguồn doanh thu ổn định. Tiger Airways cũng được rất nhiều báo và tạp chí khen ngợi về khả năng kinh doanh của Hãng.

2. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Air Asia tại Việt Nam


a) Giới thiệu chung về Air Asia


Hình 7. Bảng giới thiệu sơ lược về Air Asia


AirAsia

IATA

Á

ICAO

AXM

Tênhiệu

ASIAN EXPRESS

Thành lập

1993

Các trạm trung chuyển chính

Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur


Các điểm đến quan trọng

- Sân bay quốc tế Suvarnabhumi

- Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta

- Sân bay quốc tế Kota Kinabalu

- Sân bay Quốc tế Kuching

- Sân bay quốc tế Senai

Số máy bay

76 (+136 đang đặt)

Số điểm đến

60

Công ty mẹ

AirAsia Berhad

Khẩu hiệu

Now Everyone Can Fly

Trụ sở

Kuala Lumpur

Lãnh đạo

Tony Fernandes (CEO)

Trang Web: http://www.airasia.com

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Air_Asia


Air Asia gồm 4 thành viên là:


 Thai Air Asia thành lập vào ngày 08/12/2003. Từ 13/2/2004, hãng này chính thức hoạt động tại Sân bay quốc tế Bangkok.

 Indonesia Air Asia chính thức hoạt động vào tháng 12/2004. Trụ sở chính của hãng được đặt tại Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta (Jakarta - Indonesia). Air Asia nắm 49% cổ phần của hãng này.

Vina Air Asia. Trong đó, AirAisa nắm 30% (mức tối đa) và 70% còn lại thuộc về tập đoàn Vinashin (Vietnam Shipbuilding Industry Group). Hãng dự tính sẽ hoạt động vào cuối năm 2008 tại Hà Nội - Việt Nam.

Air Asia X, hoạt động tại Malaysia.


Hình 8. Sơ đồ các tuyến đường bay của Air Asia


Nguồn www airasia com Từ khi Air Asia giới thiệu giá vé rẻ vào tháng 12 2001 tới 2


Nguồn: www.airasia.com


Từ khi Air Asia giới thiệu giá vé rẻ vào tháng 12/2001, tới nay hãng đã khai thác đường bay tới trên 60 điểm đến ở Malaysia, Thailand, Indonesia, Macau, Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Việt Nam và Myanmar, thành lập thành công 2 liên doanh ở Thái Lan và Indonesia, mở rộng đội bay, tạo một cuộc cách mạng về du lịch hàng không ở những đất nước này bằng viêc đưa ra các mức giá rẻ bất ngờ thông qua các kênh bán.

Với phương châm “Now everyone can fly”, mục tiêu của hãng là tạo cho mỗi khách hàng sự thoải mái, thuận tiện và vui vẻ nhất khi bay với Air Asia. Trong 5 năm đầu hoạt động, Air Asia đã chuyên chở một lượng hành khách khoảng 15 triệu lượt/năm, được đánh giá là hãng hàng không giá rẻ phát triển nhanh nhất trong lịch sử, vượt lên trên cả Southwest Airlines (Mỹ) và Ryanair (Châu Âu), với 10 triệu lượt khách/năm sau hơn 1 thập kỷ hoạt động.

Air Asia công bố kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 6 năm (2008-2014), với lượng khách chuyên chở ước đạt 70 triệu lượt/năm kể từ năm 2014, cao gấp 3,5 lần so với mục tiêu chuyên chở 20 triệu lượt khách năm 2008, đưa Air Asia trở thành hãng hàng không lớn nhất Châu Á.

b) Hoạt động của Air Asia tại Việt Nam


AirAsia là hãng hàng không giá rẻ nước ngoài thứ hai mở đường bay đến Việt Nam sau Tiger Airways. Công ty con của Air Asia là Thai Air Asia đã đáp chuyến bay đầu tiên từ Bangkok đến sân bay Nội Bài ngày 17/10/2005, mở đầu cho hoạt động của Air Asia tại Việt Nam.

Đến ngày 04/10/2006, chiếc Airbus A320 chở 180 khách của hãng Hàng không giá rẻ Air Asia đáp xuống sân bay Nội Bài, đã khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur và ngược lại với giá vé thấp nhất là 15 USD và giá vé dao động từ 15-100 USD. Tuy nhiên giá vé chủ yếu là xấp xỉ 100 USD, với giá vé này vẫn rẻ hơn so với vé của Vietnam Airlines hơn một nửa. Sau hai tháng hoạt động kể từ chuyến bay đầu tiên thuộc tuyến bay Kuala Lumpur - Hà Nội và ngược lại với tần suất 1 chuyến/tuần, Air Asia đã thực hiện chuyên chở hơn 26.000 lượt hành khách, chuyến nào cũng kín chỗ với giá vé bình quân 50 USD. Kể từ tháng 3/2007 nâng tần suất tuyến này lên 2 chuyến/tuần.

Hãng rất muốn mở tuyến may Malaysia – TP Hồ Chí Minh vì qua qua điều tra Hãng biết có nhiều người Malaysia muốn đến TP Hồ Chí Minh để du lịch, tìm hiểu thị trường và cũng có rất nhiều người ở TP Hồ Chí Minh có ý định qua Malaysia mua sắm, du lịch, nhưng đến tận 15/04/2008 Air Asia mới được phép bay chuyến

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí