Tăng Cường Và Mở Rộng Phân Cấp Quản Lý Đến Các Quận, Huyện

cung cấp thông tin trên Cổng, cụ thể là chế độ nhuận bút cho các bài viết trên cổng điện tử; xây dựng các chỉ tiêu cụ thể về cung cấp thông tin của các đơn vị trên cổng.

Trên cơ sở đó, Cổng giao tiếp điện tử có thể theo dõi, đánh giá, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị và báo cáo UBND Thành phố cũng như công khai việc này trên Cổng; Tiếp tục công khai thủ tục hành chính và tình hình giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị trên cổng. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, quận, huyện; hình thành các hệ thống thông tin, dịch vụ trên mạng và tích hợp lên Cổng giao tiếp điện tử; nâng cấp kỹ thuật Cổng giao tiếp điện tử và xây dựng nội dung để người dân có thể tham gia ý kiến trên cổng điện tử.

Để xây dựng và đổi mới hoạt động của Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội thành phương tiện trao đổi thông tin hiệu quả giữa doanh nghiệp và chính quyền thành phố, các thông tin cần được cập nhật và có những hướng dẫn cụ thể: phân biệt rõ các loại giấy tờ, hướng dẫn doanh nghiệp cách thức làm thủ tục cụ thể, theo dõi sát tiến trình giải quyết và cam kết thời hạn cụ thể. Một giải pháp nữa không kém phần quan trọng là kịp thời trả lời đúng và trúng những thắc mắc của doanh nghiệp trên website. Đây là cơ sở ban đầu để tạo dựng cơ chế trao đổi thông tin hai chiều, tăng cường các Diễn đàn trao đổi trực tuyến giữa chính quyền với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho các giải pháp kể trên, Hà Nội cần định kỳ xuất bản Công báo điện tử của thành phố; tổ chức xây dựng và tích cực triển khai thực hiện đề án “ Phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế Thủ đô”.

Tận dụng tối đa các tính năng mà Cổng giao tiếp điện tử mang lại cũng là một giải pháp khả thi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Các tính năng bao gồm:

- Phân loại thông tin (Category).

- Hỗ trợ khả năng tìm kiếm nhanh thông tin (Search).

- Cá nhân hóa giao diện của người sử dụng ( Personalization).

- Thông tin được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau. (Multi system intergration)

- Hỗ trợ mô hình làm việc cộng tác. (Collaboration or virtual community)

- Hỗ trợ mô hình tự động xử lý công việc theo luồng xác định từ trước. (Workflow)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Đăng nhập hệ thống một lần duy nhất. (Single Sign-On)

- …

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội - 10

Chính các tính năng này sẽ giúp cho Cổng giao tiếp điện tử trở nên thân thiện với người sử dụng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

3.3. Tăng cường và mở rộng phân cấp quản lý đến các quận, huyện

Thành phố Hà Nội cần nghiên cứu và đưa ra các cơ chế phân cấp quản lý hiệu quả, đảm bảo không chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ. Mỗi Sở nên đứng ra chủ trì một cơ chế nhất định, bảo đảm tính nhất quán và xuyên suốt. Cụ thể là : Sở Tài chính chủ trì cơ chế xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội; Sở Công nghiệp chủ trì cơ chế khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố; Sở Lao động-Thương Binh và Xã hội chủ trì cơ chế khuyến khích phát triển các trường cao đẳng, trung cấp nghề trình độ cao, chất lượng cao; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng cơ chế “hậu kiểm” doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Việc phân cấp cần được tiến hành trên từng lĩnh vực cụ thể.

Trong quản lý doanh nghiệp tư nhân, Hà Nội nên cho phép mở rộng phạm vi phân cấp hơn nữa. Cấp quận, huyện ngoài quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, còn có trách nhiệm kiểm tra và đề xuất xử lý hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, quận, huyện cũng được cấp giấy phép kinh doanh một số mặt hàng kinh doanh

có điều kiện của hộ kinh doanh cá thể, ví dụ như các mặt hàng: rượu, thuốc lá, gas, sản phẩm gia cầm sạch, …

Trong quản lý đất đai và xây dựng, đối với những trường hợp liên quan đến các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và rất nhỏ, Thành phố Hà Nội nên giao một phần quyền quản lý cho cấp quận, huyện theo mô hình như sau: Cấp quận, huyện được phép cấp quyết định chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Phần đất đó có thể được dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, hoặc cho doanh nghiệp khác thuê lại. Cơ quan quản lý cấp quận, huyện còn có thể được phép quyết định cấp giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đóng trên địa bàn.

3.4. Quản lý chặt chẽ, phân bổ và sử dụng hiệu quả quỹ đất dành cho sản xuất, kinh doanh

Trước hết, việc siết chặt công tác quản lý đất đai cần được coi là giải pháp trọng tâm. Hà Nội cần chuyển hẳn phương thức quản lý đất đai theo mục đích sử dụng, sang phương thức quản lý theo mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nói cách khác, bỏ hẳn việc quản lý đất đai theo kiểu hành chính thuần túy, sang quản lý hành chính kết hợp với quản lý kinh tế: giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp sử dụng đất để hoạt động kinh doanh sinh lời, thu hồi quyền sử dụng đất của những doanh nghiệp để đất nhàn rỗi. Chính quyền Hà Nội nên tiến hành rà soát, phân loại các trường hợp vi phạm, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất trái phép; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp được giao đất, thuê đất thực hiện các dự án và xây dựng nhà xưởng đầu tư sản xuất kinh doanh. Qua đó, Hà Nội cần đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tránh tình trạng bỏ đất hoang quá thời hạn 12 tháng gây lãng phí đất đai. Nhiệm vụ này có thể giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và cơ quan quản lý Nhà đất Hà Nội kết hợp với chính quyền các quận, huyện, xã, phường thực hiện. Mục tiêu của giải pháp này là để dành quỹ đất cho các doanh nghiệp cần mở rộng quy mô mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Việc tiếp theo Hà Nội cần làm là tiếp tục triển khai quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ, các khu sản xuất tập trung cho các làng nghề truyền thống. Mô hình khu công nghiệp vừa và nhỏ Vĩnh Tuy và Phú Thị cần được nhân rộng. Đồng thời Hà Nội cũng cần tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cũng như cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp mới; tập trung các doanh nghiệp có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh lại với nhau. Cụ thể như

Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ quận Cầu Giấy, Cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, … Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội có thể giúp doanh nghiệp được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước để giảm chi phí trung gian; hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp.

3.5. Ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Bên cạnh việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập, Hà Nội cũng cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất và các biện pháp giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh doanh.

Một là cải cách hệ thống tính và thu thuế, bao gồm cả vấn đề hóa đơn Giá trị gia tăng (VAT).

Hai là giảm sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Ba là quan tâm hỗ trợ cung cấp thông tin về pháp luật cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thông qua các sự kiện văn hoá nghệ thuật, thể thao du lịch, … do Thành phố tổ chức.

Bốn là khuyến khích doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Tuỳ theo ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, thành phố có mức % hỗ trợ chi phí hợp lý.

Mặt khác, Hà Nội cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện để hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp. Đây là giải pháp trực tiếp góp phần làm tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thông qua các hoạt động dưới đây:

- Tiếp tục tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng đường lối phát triển và chủ trương, chính sách của thành phố đối với kinh tế tư nhân. Phổ biến, tuyên truyền về những ưu thế khi chuyển từ hộ kinh doanh cá thể sang các loại hình doanh nghiệp sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để mở rộng và phát triển kinh doanh, nhất là môi trường kinh doanh thuận lợi, khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, ổn định hơn, đặc biệt là chính sách thuế; dễ dàng tiếp cận với cơ sở hạ tầng như thuê đất để tạo mặt bằng sản xuất, cũng như các nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực trong việc quản trị đối với cơ sở sản xuất...

- Chính quyền Hà Nội đề xuất ý kiến xây dựng khung khổ pháp lý chính thức cho các hộ kinh doanh cá thể; đặc biệt là chính sách thuế, tránh tình trạng áp dụng thuế tuỳ tiện, không rõ ràng, minh bạch; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp quy không phù hợp với thực tiễn và thiếu tính khả thi.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát triển thị trường, hỗ trợ để các hộ kinh doanh cá thể có được thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ, giảm chi phí một cách thấp nhất khi gia nhập thị trường; phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp và đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Tham gia nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể quy mô lớn chuyển sang đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện để các Hợp tác xã dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ở các làng nghề chuyển sang hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ chế, chính sách, để sớm đưa ra quy định hướng dẫn các trang trại thành lập doanh nghiệp; cần tiến hành đồng thời các biện pháp khuyến khích, hướng dẫn, trợ giúp, thúc đẩy hộ

kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp như cấp mã số thuế cho tất cả các hộ kinh doanh cá thể.

3.6. Xây dựng mối liên hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp tư nhân thông qua các Hiệp hội kinh doanh

Với vai trò như một cầu nối và thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và chính quyền, các Hiệp hội kinh doanh đại diện cho các doanh nghiệp để chuyển tải những lo lắng đến các cấp chính quyền; và ngược lại, các Hiệp hội cũng giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về cơ chế chính sách do chính quyền ban hành. Vai trò này rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội cần chủ động tham gia tích cực vào các Hiệp hội, giúp tiếng nói của Hiệp hội có trọng lượng và tác động càng mạnh đến các cơ quan quản lý hành chính của Thành phố.

Thông qua các Hiệp hội, doanh nghiệp cần thường xuyên duy trì đối thoại với chính quyền Thành phố về các quy định chi phối đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với tư cách đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho hội viên của mình, các Hiệp hội doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. Doanh nghiệp cũng cần lựa chọn và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của Hiệp hội, bao gồm tất cả những dịch vụ không trực tiếp liên quan đến tài chính mà doanh nghiệp có thể có nhu cầu như: đào tạo, tư vấn kỹ thuật, tổ chức hội chợ thương mại, hội thảo, hội nghị chuyên đề, thu thập và cung cấp thông tin về những vấn đề có tác động đến các doanh nghiệp thành viên.

Doanh nghiệp nên chủ động kiến nghị các buổi đối thoại với chính quyền Thành phố định kỳ hàng năm, hàng quý. Nội dung các buổi đối thoại cần được xây dựng dựa trên chính đề xuất của các doanh nghiệp, về từng lĩnh vực cụ thể như: thuế, đất đai, lao động, …

Nhìn chung, những giải pháp được đưa ra để cải thiện môi trường kinh doanh của Hà Nội phần lớn phụ thuộc vào khả năng quản lý, điều hành của

chính quyền Thành phố. Trong thời điểm hiện tại, việc phát huy tác dụng của Cơ chế “một cửa” hay Cổng giao tiếp điện tử sẽ là tiền đề cho các giải pháp khác trong thời gian tới. Tin tưởng rằng, cùng với sự mong đợi và hưởng ứng từ phía các doanh nghiệp, các giải pháp này sẽ được chính quyền Hà Nội nghiên cứu, áp dụng và sớm đạt được kết quả như mong muốn.

KẾT LUẬN


Từ khởi điểm là một nghiên cứu có tính cách tân và thậm chí gây nhiều tranh cãi, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng hỗ trợ và định hướng công cuộc cải cách điều hành kinh tế. Vì vậy PCI đã được bình chọn là một trọng mười sự kiện kinh tế nổi bật trong năm đầu tiên công bố.

Kết quả thu được qua phân tích chỉ số PCI không chỉ là sự tiếp thu ý kiến từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà còn là định hướng quan trọng trong hoạt động cái thiện môi trường đầu tư kinh doanh của các tỉnh, thành phố, nhất là thủ đô Hà Nội.

Những yếu tố liên quan đến điều hành như sự nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước, sự bất trắc của môi trường chính sách, nhiêu khê của thủ tục hành chính ... rất khó tính toán định lượng và dự đoán trước. Tuy phải đối mặt với những khó khăn như vậy nhưng gần 2/3 số doanh nghiệp Hà Nội vẫn lạc quan về tình hình kinh doanh và có kế hoạch mở rộng hoạt động trong những năm tới. Mỗi chỉ số thành phần của PCI được cải thiện sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp.

Hy vọng những giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh Hà Nội và kết quả nghiên cứu về PCI sẽ được áp dụng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần thúc đẩy kinh tế Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí