Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 8


Tóm lại , chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về vốn của công ty cổ phần. Có thể nói đây là một nội dung vô cùng quan trọng và phức tạp trong pháp luật doanh nghiệp, bởi vậy việc nghiên cứu chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần cũng đặt ra những yêu cầu bức thiết , đặc biệt là đối với mô hình công ty cổ phần là mô hình công ty đại chúng phổ biến trên thế giới và trong tương lai sẽ là loại mô hình công ty được thành lập phổ biến nhất ở Việt Nam.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Khung pháp lý về công ty cổ phần lần đầu tiên được quy định trong luật công ty 1990 - đây là đạo luật đầu tiên của Việt Nam chính thức quy định về loại hình công ty cổ phần; Luật doanh nghiệp 1999 ra đời thay thế luật công ty 1990 đã đem lại những thay đổi lớn trong nhận thức của xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế lớn thúc đẩy sức sản xuất, lao động của người dân, cổ vũ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, chế độ quản lý tiền kiểm đã chuyển sang hậu kiểm…9 và hiện nay là luật doanh nghiệp 2005 - là văn bản pháp luật mới

nhất được ban hành trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp thay thế luật doanh nghiệp 1999 điều chỉnh chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần , Luật doanh nghiệp 2005 tiếp tục phát huy những ưu điểm của luật doanh nghiệp 1999 và tiến thêm một bước nữa trong việc tạo sân chơi bình đẳng cho


9 Báo cáo khái quát kết quả bốn năm thực thi luật doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT


tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu , trong đó hình thức đa sở hữu theo mô hình công ty cổ phần đã xác định được đúng vị trí tầm quan trọng vốn có của nó. Nếu như luật doanh nghiệp 1999 chỉ điều chỉnh đối với thành phần kinh tế tư nhân trong nước thì luật doanh nghiệp 2005 đã tiến tới quy định chung cho cả thành phần kinh tế nước ngoài. Luật doanh nghiệp 2005 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên bước biến chuyển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn mạnh mẽ hơn nữa.

Ngoài ra chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần còn được quy định trong một số các văn bản pháp luật khác mới được ban hành như Luật chứng khoán 2006, luật sở hữu trí tuệ 2006, luật dân sự 2005 ; các văn bản dưới luật như NĐ 03/2000/NĐ - CP ngày 3/2/2000; Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999; Nghị định 85/2002/NĐ - CP ngày 25/10/2002…

Trong chương này chúng ta sẽ phân tích thực trạng pháp luật về vốn của công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 trong sự tương quan so sánh với luật doanh nghiệp 1999 , luật công ty 1990 để hiểu được quá trình hoàn thiện, phát triển của chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần , đồng thời tìm hiểu thêm tại các văn bản pháp luật khác có điều chỉnh về vấn đề vốn của công ty cổ phần.


2.1 Vốn điều lệ

Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa : "Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty" (K6 - Đ 4 ).

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Tức là toàn bộ vốn điều lệ của công ty cổ phần phải được các cổ đông góp rồi hoặc chí ít là cam kết góp


trong thời hạn nhất định. Ta có thể suy luận là để hình thành nên vốn điều lệ của công ty cổ phần thì phải có các cổ đông góp vốn mua cổ phần hoặc đã cam kết mua hết số cổ phần của công ty rồi (các cổ đông này đã được xác định), và sau thời hạn nhất định đã cam kết đó thì toàn bộ số vốn điều lệ của công ty phải được góp hết, như vậy vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là số vốn thực góp của cổ đông , số vốn này được ghi vào điều lệ công ty để hình thành nên vốn điều lệ của công ty cổ phần. Tuy nhiên thực tế và ngay chính các quy định khác của luật doanh nghiệp lại không cho ta hiểu như vậy.

Thật vậy K4 - Đ 84 - LDN 2005 quy định : "Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh"

Theo như quy định trên thì trong thời hạn ba năm số vốn điều lệ của công ty cổ phần phải được góp đủ, liệu điều nay có khả thi khi mà nhà làm luật cho phép các cổ đông sang lập được quyền tự đăng ký (chỉ giới hạn bởi điều kiện bắt buộc phải góp ít nhất 20% số CPPT được phép chào bán) và rõ ràng trong trường hợp này thì chưa thể xác định được cổ đông nào cam kết mua số cổ phần này nhưng nó vẫn là một phần của vốn điều lệ công ty cổ phần. Chế tài trong trường hợp công ty không bán hết số cổ phần được quyền chào bán đó trong thời hạn luật định cũng không được nhà làm luật dự liệu.

Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định số lượng cổ phần được quyền chào bán (Điểm b-K2-Đ96) , như vậy luật mới quy định bắt buộc phải góp trong thời hạn nhất định đối với loại cổ phần được quyền chào bán do đại hội đồng cổ đông quyết định trong tổng số cổ phần hình thành nên vốn điều lệ của công ty cổ phần mà thôi.

Thực tế khi đăng ký thành lập công ty cổ phần cũng xảy ra trường hợp như vậy chúng ta phân tích ví dụ sau :


A, B, C thoả thuận cùng nhau góp vốn thành lập công ty cổ phần sau khi bàn bạc họ đã xác định các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ như sau:

Vốn điêu lệ của công ty là : 100 triệu đồng = 10.000 cổ phần , toàn bộ là cổ phần phổ thông có mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đông

A, B, C mỗi người đăng ký góp 10 triệu đồng mua 1.000 cổ phần phổ

thông

Như vậy cả ba người là cổ đông sáng lập nắm giữ 30% số cổ phần phổ

thông thoả mãn điều kiện cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập10

Câu hỏi đặt ra là công ty cổ phần trên có được đăng ký để thành lập không và ai cam kết g óp số CPPT còn lại? Thực tế là công ty đó vẫn được đăng ký thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp, và số cổ phần A, B, C chưa đăng ký mua hết có thể trở thành số cổ phần có quyền chào bán ( theo quyết định của đại hội đồng cổ đông). Vậy ai là cổ đông đã cam kết mua số cổ phần đó để tạo nên mức vốn điều lệ của công ty cổ phần theo như định nghĩa , tức là số vốn đã được mua hoặc cam kết mua và ghi vào điều lệ công ty. Ở đây nó mới thoả mãn có một vế là được ghi vào điều lệ công ty còn vế "cam kết mua trong thời hạn nhất định " thực tế không được thoả mãn? Phải chăng định nghĩa về vốn điều lệ của công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp khi gộp chung với định nghĩa vốn điều lệ của công ty TNHH vẫn chưa bao quát được hết các vấn đề?

Định nghĩa về vốn điều lệ trong LDN 2005 so với LDN 1999 và luật công ty 1990 đã có bước phát triển hơn trong việc tách riêng tên gọi các loại chủ thể góp vốn vào công ty TNHH và công ty cổ phần theo đó chủ thể góp vốn vào công ty TNHH được gọi là thành viên còn chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần gọi là cổ đông. Trước đây trong luật doanh nghiệp 1999 và luật công ty 1990 khi định nghĩa về vốn điều lệ người ta chỉ dùng thuật ngữ


10 K1 - Đ 84 - LDN 2005


"thành viên" để miêu tả cả hai loại chủ thể góp vốn vào công ty TNHH và công ty cổ phần điều này gây ra sự không rõ ràng trong cách sử dụng các thuật ngữ pháp lý.

Đối với thời hạn phải thanh toán của cổ đông sáng lập, K1- Đ 84

- LDN 2005 quy định : "Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh".

Luật doanh nghiệp bắt buộc cổ đông sáng lập phải góp đủ ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán trong thời hạn 90 ngày, số vốn thực góp của cổ đông sáng lập này sẽ tạo nên một phần vốn điều lệ của công ty , nó sẽ bằng ít nhất 20% mức vốn điều lệ nếu đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định toàn bộ số cổ phần của công ty là cổ phần phổ thông được quyền chào bán và số còn lại luật cho phép góp từ từ trong thời hạn ba năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên việc quy định vẫn chưa rõ ràng có thể dẫn tới hiểu nhầm của các cổ đông , từ đó không tuân thủ được hết các quy định của pháp luật.


2.2 Vốn pháp định

Luật doanh nghiệp 2005 đưa ra định nghĩa về vốn pháp định theo đó : "vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp" ( K7-Đ4).

Luật công ty 90 với tinh thần lấy mức vốn pháp định để ngăn ngừa khả năng xảy ra lừa đảo khi thành lập công ty (ngăn chặn việc không có vốn cũng đứng ra thành lập công ty) , bắt buộc công ty khi thành lập phải có vốn pháp định và mức vốn pháp định được quy định theo từng ngành nghề kinh doanh


cụ thể tại danh mục vốn pháp định cho công ty cổ phần và công ty TNHH kèm theo NĐ222-HĐBT ngày 23 .7 .1991 theo đó tùy theo ngành nghề kinh doanh mà khi thành lập người ta phải có mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn tối thiểu đã được Nhà Nước quy định .Vốn pháp định là một trong những điều kiện để thành lập công ty , nếu mức vốn điều lệ mà ít hơn mức vốn pháp định thì không thể thành lập công ty .

Phụ lục II - Danh mục vốn pháp định ban hành kèm theo NĐ 222- HĐBT ngày 23/7/1991 xác định đối với mỗi ngành nghề đều có một mức vốn pháp định riêng và mức vốn pháp định của công ty cổ phần cao hơn mức vốn pháp định của công ty TNHH.

Việc quy định mức vốn pháp định đối với từng ngành nghề là khá chi tiết , phức tạp và tất yếu nó vẫn xảy ra trường hợp không liệt kê được hết tất cả các ngành nghề , hoặc trong thực tế có những ngành nghề mới mà nhà làm luật chưa dự liệu được, việc không quy định mức vốn pháp định với ngành nghề đó dẫn đến các chủ thể không thể đầu tư kinh doanh đối với lĩnh vực ngành nghề đó được.

Nghị định 222- HĐBT được thay thế bởi Nghị đinh số 26/1998/NĐ-CP ngày 7/5/1998 về việc điều chỉnh mức vốn pháp định đối với DNTN, CT TNHH , CTCP theo đó đưa ra ba mức vốn pháp định đối với ba lĩnh vực kinh doanh theo bảng sau:

Đơn vị tính : Triệu đồng



Lĩnh vực ngành nghề

Mức vốn pháp định

DNTN

CTTNHH

CTCP

Nông lâm thuỷ sản

150

300

500

Công nghệ và xây dựng

300

600

1000

Thương mại và dịch vụ

250

500

800

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 8


Theo tinh thần đổi mới của LDN thì hiện nay vốn pháp định không phải là bắt buộc đối với mọi ngành nghề kinh doanh . Việc bãi bỏ vốn pháp định được thực hiện từ khi LDN 99 ra đời ngoài một số ngành nghề ở những lĩnh vực hoạt động liên quan mật thiết đối với xã hội cần có vốn pháp định thì việc thành lập công ty không bị buộc phải tuân thủ điều kiện về vốn pháp định, mà chỉ cần đăng ký công ty của mình sẽ có bao nhiêu vốn . Bốn lý do đã được trình lên quốc hội để giải thích việc bãi bỏ vốn pháp định là :

Thứ nhất, quy định về vốn pháp định rất hình thức , không phát huy được hiệu lực trong việc ngăn chặn việc làm ăn phi pháp lừa đảo… Những nhà kinh doanh không nghiêm chỉnh vẫn có thể lách qua các quy định về vốn pháp định dễ dàng.

Thứ hai, quy định về vốn như thế đã cản trở những người có sáng kiến kinh doanh nhưng không đủ vốn theo luật định.

Thứ ba, nó tạo cơ hội cho một số cán bộ nhà nước sách nhiễu dân cư và doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho hiện tượng tham nhũng và cửa quyền phát triển.

Thứ tư, trong các loại vốn thì vốn thuộc chủ sỏ hữu mới là một trong các điều kiện bảo đảm lợi ích chủ nợ và sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia. Công tác quản lý của nhà nước về vốn của doanh nghiệp nên tập trung vào việc theo dõi biến động về vốn của chủ sở hữu và mối tương quan của nó với vốn vay trong tổng số vốn kinbh doanh . Cách làm là nâng cao vai trò của kế toán , buộc nộp báo cáo tài chính kịp thời , nâng cao năng lực cán bộ và công chức phụ trách quản lý [28,Tr 5]

Đến khi luật doanh nghiệp ban hành thì việc quy dịnh mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh đương nhiên coi như bãi bõ , về mặt thủ tục cơ quan ĐKKD không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp


phải xuất trình theo hồ sơ đăng ký kinh doanh bản xác nhận về vốn điều lệ như trước kia.

Việc bãi bỏ mức vốn pháp định hiện nay trả lời cho câu hỏi thường gặp của nhà đầu tư là : tôi muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đăng ký vốn điều lệ ít có được không ?

Trả lời : bạn có thể thành lập được doanh nghiệp với mức vốn điều lệ phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu đầu tư của bạn .

Hiện nay chúng ta vẫn chưa có một văn bản riêng thống kê các ngành nghề kinh doanh phải có mức vốn pháp định, đây là một khó khăn cho sự tiếp cận thông tin pháp luật của các nhà đầu tư khi ra thành lập doanh nghiệp. Một số ngành nghề hiện nay luật quy định có mức vốn pháp định hoặc bắt buộc phải ký quỹ là : kinh doanh vàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ lữ hành quốc tế, dịch vụ giới thiệu việc làm.‌


2.3 Cổ phần

2.3.1 Cổ phần phổ thông

Theo luật doanh nghiệp, cổ phần được chia làm hai loại chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, người sỡ hữu mỗi loại cổ phần được gọi tương ứng là cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.

Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:


a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022