Phương Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chế Độ Pháp Lý Về Quản Trị Công Ty Ở Nước Ta Hiện Nay

hữu công ty quyết định. Vì vậy, Luật không nên ép buộc chủ sở hữu phải thành lập cơ quan giám sát một cách khiên cưỡng. Luật chỉ nên định hướng để Điều lệ công ty tự quyết định.

Khi đã thực hiện vai trò định hướng giúp chủ sở hữu giám sát hiệu quả hoạt động của công ty thì Luật cũng phải quy định chặt chẽ cơ chế hoạt động của chủ thể giám sát. Nhưng LDN 2005 lại không quy định chế độ hoạt động của các Kiểm soát viên. Luật không quy định các Kiểm soát viên hoạt động theo chế độ độc lập hay chế độ tập thể đa số, hay chế độ thủ trưởng?

2.4. Công ty hợp danh

So với Luật Công ty 1990, LDN 1999, LDN 2005 đã chính thức thừa nhận loại hình công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Về cơ bản, LDN 2005 bước đầu đã tiệm cận với thông lệ quản trị công ty hợp danh của các nước. Luật thừa nhận nguyên tắc tự do thỏa thuận của các thành viên hợp danh trong quản lý công ty, cũng như quyền của thành viên hợp danh trong việc nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh . Tuy nhiên, xét ở phương diện quản trị công ty, vẫn còn có một số nội dung cần xem xét thêm:

Thứ nhất, cơ chế hoạt động và ra quyết định của HĐTV chưa được quy định rõ ràng. Chẳng hạn như, chủ thể triệu tập, số lượng thành viên tối thiểu tham gia cuộc họp,…Đối với vấn đề biểu quyết khi thông qua quyết định tiếp nhận thêm thành viên mới có sự mâu thuẫn giữa khoản 3 điều 135 với khoản 1 điều 139 của Luật. Theo khoản 3 điều 135 thì việc tiếp nhận thêm thành viên mới phải theo tỷ lệ biểu quyết sàn là ba phần tư số thành viên hợp danh nhưng tại khoản 1 điều 139 thì lại đòi hỏi phải được sự chấp thuận của hội đồng thành viên (tức là tỷ lệ biểu quyết phải là 100%). Thêm nữa, mặc dù LDN 2005 cho phép các thành viên hợp danh thỏa thuận và ghi nhận trong điều lệ về quyền biểu quyết của mỗi thành viên, nhưng tại điều 135 khi nói về tỷ lệ biểu quyết để thông qua các quyết định của HĐTV thì nhà làm luật lại sử dụng đơn vị biểu quyết là người (số thành viên hợp danh) chứ không phải số quyền biểu quyết (điều này chỉ đúng trong trường hợp điều lệ công ty không

có quy định khác và mỗi thành viên hợp danh có một quyền biểu quyết ngang nhau);

Thứ hai, cơ chế giám sát, kiểm tra trong nội bộ công ty, cũng như cơ chế tiếp cận thông tin chưa được qui định cụ thể. Chẳng hạn như quyền yêu cầu thành viên khác cung cấp thông tin, trả lời một số vấn đề được cho là có khả năng tư lợi, trách nhiệm trả lời yêu cầu…;

Thứ ba, cơ chế đảm bảo quyền của thành viên góp vốn trong cơ cấu quản trị công ty còn nhiều điểm bất hợp lý và chưa được đề cập. Về quyền biểu quyết của thành viên góp vốn, mặc dù tại khoản 5 điều 135 có quy định quyền biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, song khoản 3 và khoản 4 của điều 135 khi quy định về tỷ lệ biểu quyết sản cho việc ra quyết định của HĐTV thì lại chỉ đề cập đến thành viên góp vốn. Điều 140 LDN 2005 thừa nhận quyền của thành viên góp vốn trong việc tham gia họp, thảo thuận và biểu quyết tại HĐTV về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, điều 135 LDN 2005 lại quy định HĐTV có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không có quy định thì việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ, giải thể công ty phải được ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh chấp thuận.

Ngoài ra, điểm b khoản 2 điều 140 LDN 2005 cũng tồn tại hạn chế khi ngăn cấm không cho thành viên góp vốn tham gia quản lý các công việc nội bộ công ty, dù có sự thỏa thuận với thành viên hợp danh. Điều này, có thể sẽ hạn chế các nhà đầu tư góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn. Hậu quả là sẽ ngăn cản sự lớn mạnh của công ty hợp danh. Thực tiễn phát triển loại hình công ty hợp danh vừa qua ở nước ta là ví dụ điển hình.

Có thể thấy, việc hạn chế không cho thành viên góp vốn tham gia vào các công việc quản lý nội bộ công ty là thiếu khả thi đối với đặc điểm kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

“đồng tiền đi liền khúc ruột” của người Việt Nam, vi phạm nguyên tắc tự do thỏa thuận của các thành viên công ty, cũng như trái với thông lệ chung của các nước, mà cụ thể là Cộng Hòa Liên Bang Đức (đã phân tích ở phần trên);

Thứ tư, bên cạnh việc bổ sung chức danh Chủ tịch HĐTV, LDN 2005 vẫn tiếp tục giữ lại chức danh GĐ nhưng lại không sự phân biệt rõ ràng quyền hạn giữa hai chức danh này (khoản 4 điều 137).

Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay - 9

Tóm lại, từ phân tích trên, có thể nói rằng LDN 2005 về cơ bản đã đề cập đến tất cả các nội dung theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và tiêu chuẩn quốc tế về quản trị công ty, nhưng nó cũng còn nhiều thiếu sót cần phải điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận nền đã trình bày ở chương 1, trong chương 2 tác giả đưa ra một bức tranh tổng quát về thực tiễn quản trị công ty ở Việt Nam, đánh giá những thành công, hạn chế của các quy phạm thực định vừa qua trong thực tiễn áp dụng để có một cái nhìn về viễn cảnh áp dụng pháp luật đối với LDN 2005, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời những hạn chế của Luật này trong tương lai.

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY‌

3.1. Phương hướng hoàn thiện


Trong bối cảnh mà hệ thống quan điểm, nhận thức về quản trị công ty chưa thực sự hoàn chỉnh, hệ thống pháp luật về quản trị công ty còn nhiều khiếm khuyết, bất cập thì việc hoàn thiện quy chế pháp lí về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc hoàn thiện quy chế pháp lí về quản trị công ty là một nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm vụ lớn là hoàn thiện một cách đồng bộ hệ thống pháp luật nói chung ở Việt Nam, đảm bảo tính thích ứng với đời sống kinh tế xã hội của quốc gia. Do đó, việc hoàn thiện quy chế pháp lí về quản trị công ty phải đảm bảo các định hướng sau:

Thứ nhất, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các nội dung của chế định quản trị công ty phải dựa trên đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế mới “chuyển đổi” của Việt Nam hiện nay. Ở giai đoạn này, vấn đề quản trị công ty ở Việt Nam còn thiếu cả về lí luận lẫn kinh nghiệm thực tiễn; các công ty cần được sự bảo vệ chặt chẽ của pháp luật. Pháp luật quản trị công ty cần phải đảm bảo tính minh bạch của các quy phạm, giúp giảm thiểu những rủi ro pháp lý cho nhà đầu tư.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật quản trị công ty phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam. Đó là truyền thống ưa thích kinh doanh ổn định, ngại mạo hiểm; là kiểu kinh doanh “mua có bạn bán có phường”, thích liên kết kinh doanh với những người thân hữu; là thói quen tâm lý “đồng tiền đi liền khúc ruột”, ưa chuộng mô hình tổ chức kinh doanh kiểu gia đình, dù rằng đã tiếp thu tinh hoa tổ chức kinh doanh của các nước. Vì vậy, pháp luật quản trị công ty cần phải chặt chẽ, đảm bảo sự an toàn về tài sản và khả năng giám sát cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật quản trị công ty phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của pháp luật. Về lí luận, pháp luật nói chung và pháp luật quản trị công ty nói riêng luôn đòi hỏi

sự thống nhất. Tính thống nhất của quản trị công ty thể hiện ở chỗ là các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quản trị công ty có nội dung tương thích, không mâu thuẫn, không chồng chéo lên nhau, đồng thời phải đảm bảo tính đồng bộ với các quy phạm có liên quan của các chế định khác.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật quản trị công ty phải đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Pháp luật quản trị công ty phải được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh hoa pháp luật quản trị công ty của các nước.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật quản trị công ty phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, phải nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc của thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.

Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật quản trị công ty trên cơ sở phát huy hiệu quả quyền tự do kinh doanh, đảm bảo sự tự do thỏa thuận và lợi ích của các chủ sở hữu công ty, đặc biệt là chủ sở hữu ít vốn; đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu công ty với nhau; tôn trọng và đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể có quyền lợi liên quan, đặc biệt là chủ nợ và người lao động.‌

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lí về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay.

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần

Một là: hoàn thiện các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ.

Để tránh trùng lấp và chồng chéo thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT, Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005, trong đó xác định rõ phạm vi của thẩm quyền “định hướng phát triển công ty” của ĐHĐCĐ. Thiết nghĩ, nên chăng văn bản hướng dẫn thi hành quy định theo hướng: đó là những định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh,… không bao gồm chiến lược

phát triển của ngành nghề đang hoạt động thuộc thẩm quyền và kỹ năng của HĐQT.

Đối với các trường hợp phải tiến hành họp ĐHĐCĐ. Khoản 2 điều 104 LDN 2005 nên điều chỉnh lại sao cho thể hiện rõ tinh thần bắt buộc phải tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ e, g của khoản 2 điều 104 LDN 2005. Ngoài các trường hợp này, Điều lệ công ty có thể quy định thêm một số trường hợp khác. Có như vậy thì mới tránh được hiện tượng không triệu tập họp ĐHĐCĐ như ở một số công ty hiện nay. Theo chúng tôi, khoản 2 điều 104 nên bỏ cụm từ: “Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì”.

Bên cạnh đó, LDN 2005 cũng nên cho phép công ty áp dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin hỗ trợ để tiến hành họp ĐHĐCĐ khi số lượng cổ đông quá lớn và phân tán ở nhiều nước khác nhau. Điều này được thực hiện sẽ giúp cho việc tiến hành ĐHĐCĐ được dễ dàng hơn, góp phần giảm chi phí cho công ty và cổ đông, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của hội nhập và phát triển. Đồng thời, giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông, nhất là những cổ đông thiểu số, hạn chế việc ngăn cản cổ đông nhỏ tham dự ĐHĐCĐ thông qua hình thức khống chế mức sở hữu cổ phần được quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ như vừa qua ở một số công ty.

Ngoài ra, để hạn chế hiện tượng lạm dụng cuộc họp ĐHĐCĐ quá mức cần thiết, gây tốn kém cho công ty, LDN 2005 nên điều chỉnh lại theo hướng cho phép thay thủ tục họp ĐHĐCĐ để biểu quyết bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT bằng một thủ tục có tính thông báo khác đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém hơn, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu bãi nhiệm, miễn nhiệm đó đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết và sở hữu trên 10 % tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cổ phần được quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ). Vì nếu họ yêu cầu triệu tập cuộc họp và cuộc họp được tiến hành thì kết quả cũng sẽ theo ý muốn của nhóm cổ đông này nhưng sẽ làm tăng chi phí không cần thiết cho công ty.

Về trình tự, thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ, để việc triệu tập ĐHĐCĐ được hiệu quả hơn, ít tốn kém chi phí cho công ty, LDN 2005 nên bổ sung quy định cho phép gửi thông báo triệu tập ĐHĐCĐ thông qua hình thức thư điện tử (email) và các kênh thông tin hiện đại khác. Vì hiện tại LDN 2005 chỉ ghi nhận hai hình thức thông báo là văn bản giấy và thông báo đăng trên trang thông tin điện tử của công ty, chứ chưa đa dạng hóa các kênh thông tin đối với mọi công ty như ở các quốc gia khác.

Về thể thức họp và biểu quyết thông qua quyết định ĐHĐCĐ, để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các cổ đông nhỏ, trước mắt Chính Phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005, trong đó quy định hướng dẫn rõ hơn điểm b khoản 3 điều 104 LDN 2005 đúng với tinh thần của Luật. Theo đó, đối với các quyết định của ĐHĐCĐ quy định tại điểm b khoản 3 điều 104 LDN 2005 chỉ được thông qua khi số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; Điều lệ công ty có thể quy định mức cao hơn nhưng không được thấp hơn tỷ lệ này. Có như thế thì mới logic với nội dung của điểm a khoản 3 điều 104 LDN 2005. Trái lại, nếu không có sự hướng dẫn thực thi quy định trên thì với cách quy định hiện nay của LDN 2005 có thể sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây bất lợi cho các cổ đông nhỏ và trái với mục đích của Luật là bảo vệ thỏa đáng quyền lợi của các cổ đông nhỏ.

Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán, trong quá trình hoàn thiện chế định quản trị công ty, các nhà lập pháp cũng cần xem xét hình thức “biểu quyết vắng mặt” trong một số trường hợp nhất định. Theo đó, cuộc họp ĐHĐCĐ vẫn diễn ra nhưng vì lý do khách quan cổ đông không thể dự họp và không thể cử được người đại diện cho mình biểu quyết tại ĐHĐCĐ, họ có thể gửi phiếu biểu quyết một số nội dung cơ bản nhất định. Điều này được thực hiện sẽ giúp giải quyết tốt hơn quyền lợi của cổ đông, hạn chế việc phải triệu tập nhiều lần cuộc họp ĐHĐCĐ gây tốn kém cho công ty.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí