Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 11


mà có thể cho góp dưới dạng cho phép sử dụng quyền sử dụng đất đó mà không cho pháp nhân công ty có quyền định đoạt đối với tài sản góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất, sau khi hết thời hạn hoặc xảy ra sự kiện theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn làm chấm dứt việc góp vốn thì người góp vốn có quyền nhận lại quyền sử dụng đất. Cách này giống như việc góp vốn bằng cách công ty thuê quyền sử dụng đất nhưng thay vì lấy tiền thuê người góp vốn nhận cổ phiếu tương ứng với giá thuê. Thực chất đây là trường hợp góp vốn, mà tài sản góp vốn là quyền hưởng dụng như đã phân tích ở Chương 1 pháp luật doanh nghiệp của chúng ta không dự liệu trường hợp này.


2.4.4.2 Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức , cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền liên quan đến giống cây trồng(K1- Đ4 - Luật sở hữu trí tuệ 2005)

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ thì việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu công nghiệp và quyền liên quan đến giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản và chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền( đối với trường hợp các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký) ( K1 -Đ148 ; K3 - Đ192). Vì vậy việc góp vốn vào công ty cổ phần đối với tài sản là giá trị quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu công nghiệp, quyền liên quan đến giống cây trồng phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật. Pháp luật về sở hữu trí tuệ không chỉ cho phép chuyển nhượng quyền sở hữu mà còn cho phép chuyển giao quyền sử dụng đối với sản phẩm trí tuệ, tuy nhiên pháp luật doanh nghiệp vẫn chưa quy định rõ trong trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ.


Ví dụ một tổ chức góp vốn vào công ty cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng giống cây trồng có được không? luật doanh nghiệp chưa có quy định .


2.4.4.3 Góp vốn bằng các tài sản đặc biệt khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Luật doanh nghiệp của chúng ta cũng chưa dự liệu trong trường hợp tài sản góp vốn là tài sản đặc biệt Ví dụ như tàu bay.Đối với những loại tài sản đặc biệt này thì chủ thể góp vốn và nhận góp vốn đều phải được phép sở hữu đối với loại tài sản góp vốn đó theo quy định của pháp luật .


Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 11

2.4.5 Thời hạn, trách nhiệm

Trong LDN 1999 không có các quy định về thời hạn thủ tục góp vốn cũng như nghĩa vụ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh, trách nhiệm trong trường hợp cổ đông sáng lập không góp vốn đúng như cam kết , nên so với quy định về trách nhiệm góp vốn của thành viên sáng lập của công ty TNHH có phần không chặt chẽ bằng, điều này đã được khắc phục trong LDN 2005 mới được ban hành.

So với LDN 99, LDN 2005 quy định về công ty cổ phần chặt chẽ hơn về mặt thủ tục cũng như đảm bảo về sự quản lý của nhà nước về vấn đề góp vốn thành lập công ty cổ phần, thể hiện ở ba điểm mới sau:

1. Thanh toán đủ số cổ phiếu mua trong thời hạn là 90 ngày , kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh14 .

Quy định chặt chẽ hơn về thời hạn góp vốn, cổ đông sáng lập phải thanh toán đủ số cổ phiếu đã đăng ký mua trong một thời hạn nhất định là 90 ngày , không cho phép các cổ đông sáng lập quyền tự định ra thời hạn cam kết góp vốn như trước kia nữa vì như vậy có thể dẫn đến tình trạng kéo dài không cần thiết thời gian góp vốn ngay ở bước đầu hoạt động công ty .


14 K1 - Đ 84 - LDN 2005


So với quy định về việc góp vốn của các thành viên sáng lập CT TNHH thì quy định về thời hạn góp vốn của các cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần giờ đây theo tinh thần luật mới là chặt chẽ hơn một bước . Việc góp vốn phải tuân thủ theo thời hạn luật định các cổ đông sáng lập không có quyền tự thỏa thuận thuận điểm cam kết góp vốn như đối với các thành viên sáng lập của công ty TNHH .

2. Thủ tục thông báo việc góp vốn cổ phần cho cơ quan đăng ký kinh doanh, bảo đảm có sự giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền về tiến độ góp vốn theo cam kết của các cổ đông 15.

3. Cách xử lý trong trường hợp các cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định cụ thể như sau:

Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và


nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó16.


2.5 Chuyển nhượng vốn

Trước khi luật doanh nghiệp 99 , 2005 ra đời thì vấn đề chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần đã được đề cập đến trong luật công ty 1990 theo đó việc chuyển nhượng cổ phần phụ thuộc vào hình thức cổ phiếu . Đối với loại cổ phiếu không ghi tên thì được tự do chuyển nhượng, cổ phiếu có ghi tên thì chỉ được phép chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị (K4

- Đ30- luật công ty 1990)

Quy định như vậy làm giảm khả năng chuyển nhượng của loại cổ phiếu có ghi tên, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Luật doanh nghiệp đã khắc phục điều đó khi không phân thành loại cổ phiếu ghi tên hay không ghi tên để đặt điều kiện trong chuyển nhượng mà quy định cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ hai trường hợp hạn chế chuyển nhượng sau :

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác17

- Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc


16 K3 - Đ 84 - LDN 2005


chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ 18.

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông. Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại19.

Qua những quy định trên , chúng ta thấy việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần được thực hiện dễ dàng và thuận tiện không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào, đây là điều kiện tiên quyết để góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán ngày một phát triển, phát huy được ưu điểm của công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác.

Ngoài ra để bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số luật doanh nghiệp còn quy định các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong những trường hợp nhất định sau :

Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự



18 K5 - Đ 84 - LDN 2005

19 K5 - Đ 87 - LDN 2005


định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.(Đ90 - LDN 2005)

Việc yêu cầu công ty mua lại cổ phần không được luật công ty 1990 quy định, còn so với luật doanh nghiệp 1999 thì luật doanh nghiệp 2005 đã hoàn thiện thêm một bước trong quy định về thủ tục yêu cầu công ty mua lại cổ phần để đảm bảo quyền lợi của cổ đông đó là quy định về yêu cầu sự tham gia của tổ chức định giá chuyên nghiệp trong trường hợp các bên không thoã thuận được về giá mua lại. Trước đây luật doanh nghiệp 1999 quy định nếu không thoả thuận được thì đưa ra trọng tài kinh tế giải quyết, quy định như vậy là không đảm bảo tính thực tế bởi vì bản chất của vấn đề ở đây là định giá cổ phiếu mà thôi.

Tuy nhiên quyền lợi của cổ đông vẫn bị xếp dưới quyền lợi của trái chủ của công ty nên pháp luật cũng quy định công ty chỉ được phép mua lại trong trường hợp không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ của công ty theo đó:

Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này nếu ngay sau khi thanh


toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.(K1,4 - Đ 92- LDN 2005)

Luật doanh nghiệp 2005 đã tỏ ra khá chặt chẽ về mặt thủ tục để bảo vệ quyền lợi của cổ đông khi quy định về quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần tuy nhiên luật vẫn chưa quy định cụ thể về thời hạn để công ty quyết định việc mua lại là trong bao lâu và liệu cổ đông yêu cầu công ty mua lại có phải bán hết toàn bộ số cổ phiếu mình đang nắm giữ hay không? đây là những vấn đề thực tế cần có quy định cụ thể rõ ràng của luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cổ đông.


2.6 Huy động vốn‌

2.6.1 Chào bán cổ phần

Luật doanh nghiệp căn cứ vào phạm vi, quy mô, đối tượng chào bán để phân chào bán cổ phần ra làm hai loại là chào bán cổ phần riêng lẻ và chào bán cổ phần ra công chúng. Chào bán cổ phần riêng lẻ thì do chính phủ hướng dẫn tuy nhiên hiện vẫn chưa có văn bản nào của Chính phủ ban hành điều chỉnh đối với hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ; còn chào bán cổ phần ra công chúng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp sau đây:


a) Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;

b) Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty;

c) Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trong trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

d) Các trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty quy định .


Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải thực hiện theo quy định sau đây:

a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ. Thông báo phải được đăng báo trong ba số liên tiếp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thông báo.

b) Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến phát hành và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Thời hạn xác định trong thông báo phải hợp lý đủ để cổ đông đăng ký mua được cổ phần. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua do công ty phát hành;

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí