Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết Và Quyền Của Cổ Đông Ưu Đãi Biểu Quyết


d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;

h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

(Đ79 -LDN 2005) .

Tương ứng với quyền lợi cổ đông phổ thông có nghĩa vụ sau:


Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút (K1 - Đ 80 - LDN 2005).

Việc quy định nghĩa vụ phải thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày , kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dường như nhà làm luật đang hướng tới việc cam kết mua cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì đúng hơn, bởi vì chỉ có

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 9


cổ đông sáng lập mới có thể gắn với thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được, còn nếu coi đây là nghĩa vụ của bất kỳ cổ đông phổ thông nào thì không hợp lý và cũng khó có thể thực hiện được trong thực tế, bởi vì cổ đông khác có thể mua cổ phần của công ty trong bất kỳ thời điểm nào khi công ty quyết định chào bán cổ phần.

Luật doanh nghiệp còn quy định riêng đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập theo đó : các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là quy định mới so với LDN 1999, trước kia luật cho phép các cổ đông sáng lập tự thoả thuận thời hạn góp vốn và ghi vào điều lệ công ty.

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm đầu tiên kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc hạn chế chuyển nhượng này nhằm mục đích gia tăng trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty mới được thành lập chưa thể đi vào hoạt động ổn định ngay rất cần sự đóng góp công sức của các cổ đông sáng lập. Đây là trường hợp ngoại lệ đối với quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông.


2.3.2 Cổ phần ưu đãi

Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;


c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.


2.3.2.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Chỉ có hai loại chủ thể đặc biệt được sở hữu loại cổ phần ưu đãi biểu quyết này đó là : tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông11

Sau ba năm, kể từ ngày thành lập thì chỉ có tổ chức được nhà nước ủy quyền mới còn được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết đây là một đặc quyền dành cho cổ đông đặc biệt là nhà nước. Còn đối với cổ đông sáng lập cần phải dự liệu trường hợp luật định này trong bản điều lệ của mình để tránh trường hợp bị thiệt thòi khi cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình bị chuyển thành cổ phần phổ thông mà mất quyền quản trị đối với công ty. Cụ thể là nên xác định tỉ lệ chuyển đổi cổ phần ưu đãi biểu quyết thành cổ phần phổ thông để vẫn đảm bảo được việc vẫn nắm quyền quản trị công ty của mình khi bị chuyển thành cổ phần phổ thông.



11 K3 - Đ 78 - LDN 2005


2.3.2.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức12.

Mức cổ tức cố định hàng năm của cổ phần ưu đãi cổ tức được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số vốn cổ phần thực góp vào công ty. Căn cứ vào tỷ lệ và tổng số vốn cổ phần thực góp vào công ty để xác định số cổ tức cố định hàng năm của cổ đông ưu đãi cổ tức.

Cổ tức thưởng của cổ phần ưu đãi cổ tức được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Không có cổ tức thưởng trong trường hợp không trả cổ tức cho cổ phần phổ thông hoặc mức cổ tức của cổ phần phổ thông thấp hơn mức cổ tức cố định của cổ phần ưu đãi cổ tức;

b) Trường hợp mức cổ tức của cổ phần phổ thông cao hơn hoặc bằng mức cổ tức cố định của cổ phần ưu đãi cổ tức, thì phải có thêm cổ tức thưởng. Cổ tức thưởng được xác định ở mức bảo đảm tổng số cổ tức cố định và cổ tức thưởng của cổ phần ưu đãi cổ tức phải cao hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông được trả trong năm đó;

c) Mức cổ tức cố định hàng năm và cách thức xác định mức cổ tức thưởng do công ty và người đầu tư có liên quan thoả thuận hoặc công ty ấn định theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.


Tỷ lệ cổ tức, tổng số vốn góp cổ phần, tổng số cổ tức cố định được nhận hàng năm và cách thức xác định cổ tức thưởng phải được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (Đ20 -NĐ 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000).

Cổ phần ưu đãi cổ tức theo quy định của luật doanh nghiệp luôn cho cổ đông sở hữu nó được hưởng cổ tức cố định ở đây nó có tính chất như một khoản lãi bắt buộc phải trả khi công ty phát hành trái phiếu, nó không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty.

Cổ phần ưu đãi cổ tức luôn cho cổ đông sở hữu nó được hưởng mức cổ tức cao hơn so với cổ đông thường trong trường hợp công ty làm ăn có lãi và chia cổ tức. Đối với loại cổ phần ưu đãi cổ tức này khi phát hành thì ai cũng muôn mua bởi những ưu đãi quá tuyệt vời cho cổ đông sở hữu nó.

Cổ phần ưu đãi cổ tức có tính ưu tiên thanh toán trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản không cao bằng so với cổ phần ưu đãi hoàn lại, tức là được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản. Ngoài ra cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.


2.3.2.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. 13.


Theo quy định trên thì công ty có thể phát hành hai kiểu cho trường hợp này: Thứ nhất : phát hành loại cổ phần mà công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu.

Loại này có thể gây bất lợi cho công ty, trong trường hợp công ty đang gặp khó khăn mà bị cổ đông yêu cầu hoàn lại vốn ngay lập tức thì sẽ càng khó khăn hơn. Quy định như vậy cũng không thật sự hợp lý bởi vì tính ưu tiên hoàn vốn của cổ phần ưu đãi hoàn lại mặc dù cao nhất trong tất cả các loại cổ phần ưu đãi khác nhưng nó vẫn bị xếp sau các khoản nợ của công ty, kể cả trái phiếu. Việc yêu cầu hoàn lại bất cứ khi nào có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ của công ty.

Thứ 2 : Loại cổ phần được công ty hoàn lại phần vốn góp theo điều kiện ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại . Điều kiện này có thể do công ty đưa ra hoặc do công ty thỏa thuận với các cổ đông sở hữu nó. Tuy nhiên điều kiện này phải đảm bảo được quyền lợi của cổ đông ưu đãi hoàn lại thì mới có thể thuyết phục được họ góp vốn.


2.4 Góp vốn‌

2.4.1 Chủ thể góp vốn

Theo luật doanh nghiệp 2005 thì : Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây :

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình ;

2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

3. Sỹ quan, hạ sỹ quan , quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân dội nhân dân Việt Nam ; sỹ


quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan , đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt nam;

4. Cán bộ lãnh đạo , quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước , trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quuyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lưc hành vi dân sự;

6. người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;

7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. (K1,2-

Đ13)


Đối với việc mua cổ phần thì luật chỉ cấm đối với hai trường hợp sau:

1. Cơ quan nhà nước , đơn vị lực lưọng vũ trang nhân dânViệt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh ghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình;

2. Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức .(K3,4- Đ13)


So với đối tượng bị cấm góp vốn thành lập công ty thì đối tượng không được mua cổ phần của công ty cổ phần là ít hơn, chỉ có hai loại đối tượng so với bảy loại đối tượng bị cấm góp vốn thành lập công ty ở trên.

Ví dụ : Người chưa thành niên không được quyền góp vốn vào giai đoạn thành lập để trở thành cổ đông sáng lập nhưng có quyền mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty cổ phần trong giai đoạn sau này.

Ở đây pháp luật đã coi người góp vốn thành lập công ty là người chịu trách nhiệm về sự tồn tại phát triển của công ty, đòi hỏi phải đầu tư nhiều


công sức, thời gian nên phải hạn chế những đối tượng không đủ năng lực, đối tượng đang phục vụ trong bộ máy nhà nước… không được ra thành lập công ty để họ có thể tập trung và đủ khả năng đầu tư thời gian, công sức vào phát triển công ty mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác.

Theo quy định của pháp lệnh cán bộ công chức thì : Cán bộ , công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty CP , hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và các tổ chức nghiên cứu khoa học tư. ( Điều 17- Pháp lệnh cán bộ công chức ngày 26/2/1998)

Đối với việc góp vốn mua cổ phần của cán bộ công chức thì pháp luật chỉ quy định cấm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó trong những ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.( K2 - Đ1 - PL sđbx 1 số điều của pháp lệnh cán bộ công chức ngày 28/9/2000)


Cán bộ, công chức không được góp vốn thành lập công ty cổ phần, không được quản lý điều hành, nhưng vẫn có quyền mua cổ phần và trở thành cổ đông của công. Như vậy pháp luật của chúng ta chỉ hạn chế quyền kinh doanh của đối tượng là cán bộ, công chức trong việc thành lập công ty mà thôi , còn không ngăn cản việc cán bộ, công chức mua cổ phần của công ty khi nó đã được thành lập và hoạt động. Chúng ta hãy phân tích ví dụ sau:

A là công chức của tỉnh X.

A có tiền và muốn hùn vốn với B,C ,D để thành lập công ty cổ phần.

Do vướng quy định pháp luật về điều cấm đối với cán bộ công chức nên họ đã bàn nhau lách luật bằng cách thoả thuận :

B, C, D sẽ đứng ra thành lập công ty, sau khi thành lập xong sẽ bán cho A 50% số lượng cổ phần có quyền chào bán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022