Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 2

- Lê Chí Quế chủ biên (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

- Vũ Anh Tuấn chủ biên (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.

Các công trình này đã nghiên cứu đặc điểm, phân loại, thi pháp… để tìm ra được những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Từ đó có cơ sở để phân biệt truyền thuyết với các thể loại tự sự dân gian khác. Bên cạnh việc nghiên cứu các truyền thuyết hàng đầu của kho tàng truyền thuyết người Việt nói trên, chúng ta còn thấy xuất hiện xu hướng nghiên cứu truyền thuyết theo vùng. Hiện nay, hướng nghiên cứu này ngày càng được mở rộng và đã thu được nhiều kết quả thú vị. Các công trình nghiên cứu truyền thuyết gắn với địa phương có thể kể đến như:

- Bùi Văn Nguyên (1969), Hình tượng anh hùng trong truyện dân gian các dân tộc thiểu số miền Bắc, Tạp chí Văn học, số 9, tr 64-74.

- Nhiều tác giả (1976), Truyện cổ Hà Sơn Bình, Ty văn hóa thông tin Hà Sơn Bình.

- Nguyễn Thế Dũng (2001), Truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát Môn

- Phú Thọ - Hà Tây - Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Nguyễn Thị Ngọc Lan (2003), Truyền thuyết và lễ hội Lạc Long Quân - Âu Cơ ở Bình Đà - Hà Tây - Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Lê Thị Thoan (2005), Tìm hiểu mô típ sinh nở thần kì của các thành hoàng làng trong truyền thuyết và thần tích của người Việt ở Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Hà Thị Diệp Lê (2008), Truyền thuyết về Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không và lễ hội làng nghề Tống Xá ở Yên Xá, Ý Yên, Nam Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Những công trình trên đều đặt truyền thuyết trong môi trường mà nó ra đời, tồn tại, phát triển để nghiên cứu và thấy rằng: các truyền thuyết có mối quan hệ sâu sắc với văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và các đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa của địa phương cũng có tác động không

nhỏ tới truyền thuyết. Như vậy, đây là một hướng nghiên cứu mang lại những phát hiện giá trị.

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 2

2.2. Tình hình nghiên cứu truyền thuyết dân gian của các dân tộc miền núi phía Bắc

Khi tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng nhiều mặt của truyền thuyết các dân tộc Việt Nam, chúng ta mới chỉ chú ý khai thác trên các văn bản cố định và đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung vào các tác phẩm tiêu biểu của người Kinh (Việt). Gần đây trong các công trình nghiên cứu “trường hợp” về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều có ý thức đặt tác phẩm vào các ngữ cảnh xã hội và môi trường văn hóa của nó đồng thời mở rộng biên độ khảo sát vào kho tàng truyền thuyết của các dân tộc ở miền núi.

Cùng với văn học dân gian của người Kinh (Việt), bộ phận văn học dân gian của người Tày - Nùng (cư dân bản địa, chủ thể ở vùng Đông Bắc với bản sắc riêng của một tộc người miền núi) và các dân tộc thiểu số khác, đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú đa dạng của văn học dân gian Việt Nam… Văn học dân gian của các dân tộc ít người nơi đây đã được phản ánh khá đa dạng, ở đầy đủ các thể loại (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ…) và một số thể loại dân ca đặc sắc như: then, pụt, sli, lượn, hát quan lang… việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian các dân tộc miền núi đến thời điểm này vẫn còn nhiều khoảng trống. Hiện nay, đề tài về văn học dân gian các dân tộc miền núi cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên:

* Nhóm nghiên cứu về đề tài văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung:

- Võ Quang Nhơn (1977), Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người, một bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam thống nhất và đa dạng, Tạp chí Văn học, số 6, trang 47 - 57, Hà Nội.

- Vũ Anh Tuấn (1984), Suy nghĩ về một số biểu tượng đặc thù trong truyện cổ tích miền núi, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, trang 63 - 66, Hà Nội.

- Hà Thị Bích Hiền (2000), Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp và nghệ thuật trong văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Luận Văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đà Nẵng.

- Nguyễn Việt Hùng (2011), Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá, Nxb Khoa học Xã Hội.

* Nhóm nghiên cứu về đề tài văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc:

- Nguyễn Hằng Phương (1987), Hình tượng “người khổng lồ” trong loại hình tự sự dân gian các dân tộc thiểu số miền Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.

- Vũ Anh Tuấn (1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Ngữ Văn, trường Đại học tổng hợp, Hà Nội.

- Mai Thu Thủy (2005), Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết người Tày ở Bắc Kạn, Luận Văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Hồ Thị Mai Hương (2009), Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

- Nguyễn Thị Mai Quyên (2010), Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

- Phùng Thị Phương Hạnh (2011), Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

- Nguyễn Thị Phương Thủy (2013), Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

- Nguyễn Thị Minh Thu (2013), Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ Khoa học Ngữ Văn, Học Viện Khoa Học Xã Hội - Hà Nội.

Điểm qua lịch sử nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiếu số miền núi phía Bắc ta có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã đi từ khái quát đến cụ thể về các đặc trưng của văn học dân gian miền núi phía Bắc ở nhiều thể loại khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở truyện kể dân gian. Các tác giả nghiên cứu đi vào khảo sát truyền thuyết dân gian lưu hành ở từng địa phương như: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn… các truyền thuyết này được tìm hiểu gắn với tín ngưỡng và lễ hội của đồng bào các dân tộc nơi đây. Trong các công trình nghiên cứu này, nổi bật hơn cả là mảng truyền thuyết về các anh hùng dân tộc (anh hùng chống giặc ngoại xâm, anh hùng văn hóa) như Thục Phán, Nùng Chí Cao, Lưu Nhân Chú, Dương Tự Minh, Bế Khắc Triệu, Nàng Han… Bên cạnh đó, mảng truyền thuyết về địa danh hiện nay tuy đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống. Do đó, việc tìm hiểu về truyền thuyết về núi non ở xứ Lạng là một hướng nghiên cứu khả thi, bổ sung những khám phá mới về thể loại truyền thuyết địa danh, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung.

2.3. Tình hình nghiên cứu về truyền thuyết ở xứ Lạng.

Văn hóa, văn học dân gian các dân tộc xứ Lạng là mảnh đất ẩn tàng những giá trị đặc sắc đòi hỏi sự quan tâm và dụng công tìm hiểu. Trong phần dẫn luận: Truyền thuyết các dân tộc thiểu số - phác thảo một diện mạo, nhà nghiên cứu Trần Thị An đã có những đánh giá xoay quanh truyền thuyết của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc: Truyền thuyết của các dân tộc thiểu số đã thể hiện tín ngưỡng thờ thần tự nhiên của các dân tộc: thần nước, thần núi, thần nai, thờ vực nước sâu, thờ thần cây, thần đá…Truyền thuyết các dân tộc thiểu số biểu thị sự liên quan chặt chẽ giữa thần với đời sống con người.

Mối quan hệ thần - người trong truyền thuyết các dân tộc thiểu số được thể hiện ở hai loại thái độ: thần phục và chống đối… Về mặt nghệ thuật, truyền

thuyết các dân tộc thiểu số có kết cấu lỏng lẻo, các chi tiết nhiều khi được lắp ghép một cách khá ngẫu nhiên, tính thống nhất của cốt truyện chưa thật rõ ràng… Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi trội của truyền thuyết các dân tộc thiểu số là có sự đan xen nhiều thể loại. Có thể thấy rõ các dấu ấn của thần thoại, truyện cổ tích và sử thi trong các truyền thuyết ở đây [1, tr. 812 - 823].

Truyền thuyết dân gian xứ Lạng được đề cập đến trong một số cuốn sách viết về văn học dân gian miền núi phía Bắc, các truyện kể , luận văn, luận án… và ngày càng được quan tâm khai thác, tìm hiểu. Có thể kể đến như:

- Nguyễn Duy Bắc (1997), Truyện cổ xứ Lạng, Tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia.

- Hoàng Thị Khánh Xuân (2007), Truyền thuyết Bàn Hồ và tục thờ cúng Bàn Hồ của người Dao Lô Gang ở huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Phạm Thị Huyền (2008), Truyền thuyết và lễ hội ven sông Kỳ Cùng - Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

- Nguyễn Thị Tân Hương (2012), Khảo sát truyện kể dân gian Tày Nùng xứ Lạng, luận văn thạc sĩ, trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

Xứ Lạng là một phần lãnh thổ gắn bó từ lâu đời của Việt Nam, nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, có những nét đặc trưng riêng. Với đặc điểm địa thế tương đối thấp, địa hình chủ yếu những núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có núi cao. Xứ Lạng, mảnh đất nơi biên cương, với trọng trách là phên dậu của đất nước, từng tên đất, tên núi, tên sông… đều gắn với những truyền thuyết, truyện kể mang nét đặc trưng riêng.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết dân gian về núi non xứ Lạng, chúng tôi muốn giới thiệu thêm một nét đẹp trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian các dân tộc miền núi nơi đây, phần nào nói lên được đời sống tâm tư, tình cảm mà đồng bào bản địa gửi gắm trong kho tàng văn học dân gian của mình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các truyện kể, truyền thuyết về đề tài núi non được sưu tầm, biên soạn, đã được xuất bản và các truyền thuyết đang được lưu truyền trong dân gian mà chưa được ghi chép, khảo sát, nghiên cứu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tình hình sưu tầm truyện kể dân gian (trong đó có truyền thuyết) các dân tộc thiểu số nói chung và ở miền núi phía Bắc nói riêng có thể chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trên thực tế, những thành tựu sưu tầm biên soạn về truyện kể chủ yếu để lại dấu ấn ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám. Vì thế, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sẽ điểm lại lịch sử sưu tầm, biên soạn truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc một cách khái quát qua những công trình có giá trị được công bố từ sau Cách mạng tháng Tám. Đó cũng là nguồn tư liệu chính để chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích và triển khai đề tài.

*Tài liệu chúng tôi chọn để khảo sát chính gồm có:

- Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

- Nguyễn Trường Thanh (1987), Kỳ tích Chi Lăng, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

- Mã Thế Vinh (1996), Việt Nam Các Vùng Văn Hóa - Lạng Sơn Vùng Đất Của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa, Nxb Trẻ.

- Nguyễn Duy Bắc, Hoàng An, Hoàng Tuấn Cư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân (1997), Truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày và Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia.

- Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Bế Kim Loan, Vũ Kiều Oanh (2002), Lễ hội dân gian Lạng Sơn, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Lạng Sơn.

Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng biên độ khảo sát các truyền thuyết về đề tài núi non ở một số địa phương và một số dân tộc khác trong khu vực miền núi phía Bắc để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Đích đặt ra mà đề tài cần đạt được là khảo sát, tìm hiểu đặc điểm truyền thuyết xứ Lạng về mảng đề tài núi non đang được lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc nơi đây trên bình diện thể loại, qua góc nhìn bản sắc văn hóa tộc người. Nghiên cứu, phân tích, tìm ra sự tác động của vị trí địa lí, lịch sử, môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội góp phần hình thành nên những sáng tạo tinh thần đó.

Qua đó thấy được cái hay, cái đẹp của truyền thuyết địa danh về đề tài núi non ở xứ Lạng nói riêng và truyền thuyết xứ Lạng nói chung. Góp phần vào việc sưu tầm, bảo tồn và giới thiệu những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc nơi đây, tôn vinh những giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu về vùng đất, văn hóa và con người xứ Lạng, nơi hình thành và lưu truyền những truyện kể, trong đó có truyền thuyết dân gian mang nét đặc trưng, độc đáo riêng. Qua đó tìm hiểu nguyên do vì sao nơi đây lại lưu giữ và tồn tại một số lượng đáng kể các truyền thuyết về địa danh, đặc biệt là các truyền thuyết về núi non lại phong phú, đặc sắc và hấp dẫn đến như vậy.

Khái quát về văn học dân gian các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc, trong đó có thể loại truyền thuyết. Sưu tầm, khảo sát các truyền thuyết địa danh về núi non đang được người dân xứ Lạng truyền miệng hay đã xuất bản. Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những đặc trưng của tiểu loại truyền thuyết này về mặt nội dung, nhân vật, motif, sự tương đồng và dị biệt… Qua đó tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng, lễ hội nơi đây, làm sáng tỏ và góp phần gìn giữ

những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, phát huy các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp có tính phổ biến trong nghiên cứu khoa học như:

* Phương pháp sưu tầm: Văn học dân gian ra đời sớm và được lưu lại trong trí nhớ của nhân dân bằng con đường truyền miệng. Vì vậy để có thêm tư liệu trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm.

* Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát. Từ đó dẫn đến những kết luận khách quan. (Thống kê dân số, tộc người, địa danh, số lượng truyền thuyết...).

* Phương pháp tổng hợp, hệ thống tư liệu: Phương pháp hệ thống là cách đặt các truyền thuyết về núi non xứ Lạng trong cùng một hệ thống các truyền thuyết địa danh ở xứ Lạng cũng như các địa phương khác, các dân tộc khác để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó.

* Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Để tìm ra được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết, chúng tôi lấy văn bản của các truyền thuyết làm cơ sở. Từ đó tiến hành hệ thống, phân tích cụ thể hóa để làm nổi bật trọng tâm của các vấn đề cần nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để tìm hiểu đặc điểm và mối quan hệ giữa truyền thuyết của các dân tộc và lý giải các hiện tượng, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này để kết hợp nhiều góc nhìn văn hóa, văn học, địa lý, lịch sử, dân tộc học… trong đó góc nhìn văn học là trọng tâm.

6. Đóng góp của luận văn.

- Phác họa diện mạo chung của truyền thuyết dân gian các tộc người xứ Lạng, đi sâu vào mảng truyền thuyết địa danh về đề tài núi non. Thống kê và phân loại truyền thuyết về núi non được lưu truyền nơi đây, bởi các truyền thuyết này vốn được giới thiệu là các truyện cổ, được in lẻ tẻ trên các tạp chí và cuốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023