Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 5


đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Đây là những điều kiện quan trọng, nhằm đánh giá, sàng lọc ban đầu về tư cách pháp lý, đạo đức, điều kiện kinh tế của cha mẹ nuôi tương lai nhằm đảm bảo cho trẻ em có một môi trường tốt nhất và nhằm tránh những hiện tượng tiêu cực lợi dụng việc xin nuôi con nuôi. Ngoài điều kiện nêu trên, người xin con nuôi còn phải đáp ứng điều kiện về mặt giấy tờ, sẽ được trình bày ở những những phần sau.

3.1.2.2. Điều kiện đối với trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài

Nghị định 184/1994/NĐ-CP trước đây không quy định hạn chế về đối tượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi, cho nên giai đoạn thực hiện Nghị định này được coi là thời kỳ “mở cửa” nhất về việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bất kỳ người nước ngoài nào vào Việt Nam đều có thể tự xin hoặc bằng các hình thức khác xin trẻ em từ các cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế hoặc từ các gia đình để làm con nuôi. Thực tế đã cho thấy, Nghị định 184/CP cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhưng cũng phát sinh không ít những bất cập, đặc biệt gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực nuôi con nuôi cho thấy quy định về việc cho phép các cơ sở y tế được quyền cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài là một điểm sơ hở. Các cơ sở y tế (bệnh viện phụ sản, nhà hộ sinh) tuy không có chức năng nuôi dưỡng trẻ nhưng khi có trẻ bị bỏ rơi không tự giác chuyển vào các cơ sở nuôi dưỡng mà giữ trẻ lại nuôi để cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài và yêu cầu người nước ngoài thanh toán các chi phí nuôi dưỡng [17]. Chính vì vậy, để khắc phục những hiện tượng này, Nghị định 68/CP đã quy định cụ thể những điều kiện đối với trẻ em được nhận làm con nuôi, đó là:

1. Điều kiện về độ tuổi: khoản 1, Điều 36 quy định: trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Tại sao pháp luật Việt Nam lại lấy độ tuổi 15 làm tiêu chí để quy định cho trẻ em làm con nuôi người nước


ngoài. Theo những nghiên cứu cho thấy, trẻ em có độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống về mặt tâm sinh lý vẫn chưa có sự phát triển toàn diện, chúng chưa có khả năng sống tự lập, nên cần phải quan tâm chăm sóc giáo dục đặc biệt. Luật lao động Việt Nam cũng quy định độ tuổi lao động cũng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và đối với đối tượng lao động này cũng cần có sự ưu tiên đặc biệt. Do vậy, cần khẳng định rằng đối tượng dưới 15 tuổi là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm và bảo vệ, điều này cũng phù hợp với Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Việt Nam phê chuẩn.

Tuy nhiên, Nghị định 68/CP và sau này nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/CP ngày 10/7/2002 (sau đây gọi tắt là Nghị định 69/CP) cũng quy định trường hợp ngoại lệ đó là: trẻ em trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cố gắng đảm bảo cho trẻ em được có cuộc sống tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, trên thực tế thì những trường hợp này được nhận làm con nuôi người nước ngoài cũng rất hiếm hoi. Bên cạnh đó, Nghị định 69/CP cũng quy định trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng, vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân, có nghĩa là việc kết hôn của họ phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có thể thấy rằng Nghị định 68/CP và sau này là Nghị định 69/CP có những quy định rõ ràng và minh bạch hơn so với Nghị định 184/CP trước kia về vấn đề trẻ em được làm con nuôi với những đối tượng nào.

2. Điều kiện về đối tượng trẻ em làm con nuôi: Trước kia, khi thực hiện Nghị định 184/CP thì trẻ em được cho làm con nuôi xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau, do vậy đã gây rất nhiều bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và quản lý vấn đề này. Nghị định 68/CP đã chỉ rõ trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

a) Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam


Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 5

b) Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi

Để thống nhất áp dụng trên toàn quốc, tránh việc hiểu sai và vận dụng luật không đúng, Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư 07/2002 hướng dẫn chi tiết điểm (b) nêu trên như sau:

- Trẻ em bị mồ côi tức là bị mồ côi cả cha và mẹ hoặc mồ côi mẹ (hoặc cha) còn người kia không rõ là ai;

- Bị tàn tật;

- Có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.

Quan hệ họ hàng là quan hệ giữa cô, cậu, dì, chú, bác với nhau (theo bên nội hoặc bên ngoại); quan hệ thân thích là quan hệ giữa bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng [15].

Như vậy có thể thấy rằng Nghị định 68/CP đã quy định chặt chẽ hơn về đối tượng trẻ được cho làm con nuôi người nước ngoài, tạm thời khắc phục được những nhược điểm, hạn chế của Nghị định 184/CP. Tuy nhiên, với quy định này cũng gây không ít khó khăn, cản trở trong việc giải quyết cho con nuôi người nước ngoài, do vậy Nghị định 69/CP quy định rõ hơn đối tượng trẻ em được cho người nước ngoài nhận làm con nuôi, đó là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam gồm:

Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em mồ côi;

Trẻ em khuyết tật, tàn tật;


Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;


Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác;


Trẻ em khác được tiếp nhận và cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật

Đồng thời, những đối tượng trẻ em nêu trên nếu sống ở gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài. Ngoài ra, trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi.

Một điểm mới nữa của Nghị định 69/CP đó là trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.

Như vậy có thể thấy rằng, Nghị định 69/CP đã có những quy định cụ thể, thông thoáng hơn và quan trọng nhất là phần nào đã giải quyết được những khó khăn vướng mắc trên thực tế.

3.1.3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi

Theo quy định của Nghị định 68/CP và Thông tư 07/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/CP thì trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được giải quyết như sau:

3.1.3.1. Đối với việc đăng ký nuôi con nuôi tại Việt Nam:


trường hợp người nước ngoài xin đích danh trẻ em Việt Namthì quy trình, thủ tục và thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

Bước 1: người xin con nuôi nộp hồ sơ cho Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi bao gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi: đơn này được làm theo mẫu do Bộ tư pháp quy định

b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;


c) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó. Các gia đình Pháp thường nhận được Giấy phép do các Hội đồng tỉnh (tương đương UBND tỉnh của Việt Nam), ở Đức là do Tổng hội thanh nhiên, ở Italia do Toà án cấp phép;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp; Đây là quy định mới của Nghị định 69/CP nhằm đánh giá nhân thân của cha mẹ nuôi trước khi nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

đ) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó có đủ sức khoẻ, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;

e) Giấy xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó có đủ điều kiện về kinh tế để nuôi con nuôi;

g) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.

h) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân

Các giấy tờ nêu trên được lập thành 02 bộ, nếu xin ở cơ sở nuôi dưỡng thì hỗ sơ phải do cơ quan, tổ chức hữu quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan nộp


cho cơ quan con nuôi quốc tế. Trong trường hợp người nước ngoài xin trẻ em đang sống tại gia đình thì hồ sơ xin nhận con nuôi phải do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp cho Cơ quan con nuôi quốc tế. Việc quy định nộp hồ sơ tại Cục con nuôi này nhằm tập trung quản lý hồ sơ cho thống nhất và dễ quản lý, khắc phục tình trạng lộn xộn trước kia khi thực hiện Nghị định 184/CP đó là cha mẹ nuôi trực tiếp nộp đơn cho Sở Tư pháp nơi có trẻ em thường trú và chỉ sau khi giải quyết xong mới nộp về lưu trữ tại Bộ Tư pháp một bộ hồ sơ. Thực tế thì rất nhiều địa phương đã không thực hiện đúng quy định này và do vậy công tác quản lý hồ sơ và nắm bắt tình hình của Bộ Tư pháp đã gặp không ít khó khăn, phức tạp. Đặc biệt, việc quy định nộp hồ sơ cho Cục con nuôi quốc tế là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Công ước La Hay 1993 và các Hiệp định con nuôi mà Việt Nam đã ký kết.

Bước 2: Cục con nuôi phải tiến hành xử lý hồ sơ ban đầu của người xin nhận con nuôi.

Bước này nhằm mục đích kiểm tra về tính hợp lệ như: đối tượng xin con nuôi, điều kiện của người xin nhận con nuôi, các giấy tờ cần thiết có đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác hay không... Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của người xin nhận con nuôi đã đầy đủ và hợp lệ, thì Cục con nuôi mới tiến hành gửi Công văn có kèm nội dung hồ sơ trích ngang của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi có trẻ em thường trú để hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ người giám hộ của trẻ làm hồ sơ của trẻ em (điểm b, khoản 2, điều 46) hoặc yêu cầu Sở tư pháp giới thiệu trẻ nếu không xin đích danh (điểm c, khoản 2, điều 46). Nếu là xin đích danh thì kể từ lúc này tiến trình giải quyết hồ sơ của người xin nhận con nuôi bắt đầu được thực hiện.

Một điểm mới là khi gửi công văn cho Sở Tư pháp, cơ quan con nuôi quốc tế không gửi kèm hồ sơ của người xin nhận con nuôi, kể cả đối với trường hợp xin đích danh cũng như không đích danh. Bởi theo điều 46, Cơ quan con nuôi có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của trẻ em. Mục đích của việc Cơ quan con nuôi quốc tế không gửi ngay hồ sơ của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp là xuất phát từ


quy định trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi mà Việt Nam ký với các nước, nhằm tránh việc chuyển hồ sơ lòng vòng khi chưa xác định được trẻ em làm con nuôi. Nhưng Cơ quan nuôi con nuôi quốc tế phải gửi kèm công văn nội dung hồ sơ trích ngang của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ của trẻ

Thực hiện bước này, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ em làm hồ sơ cho trẻ với các loại giấy tờ đã được nêu ở trên. Việc pháp luật quy định như thế này nhằm nâng cao trách nhiệm của trại trẻ hoặc cha mẹ trẻ em trong việc hoàn thiện hồ sơ, tránh tình trạng người nước ngoài phải thông qua dịch vụ môi giới trung gian, hạn chế được tình trạng giả mạo giấy tờ do quan nhiều công đoạn, nhiều người liên quan như trước kia. Trong thời hạn 30 ngày nếu cha mẹ trẻ hoặc cơ sơ nuôi dưỡng, người giám hộ đồng ý thì sẽ hoàn tất 04 bộ hồ sơ gửi cho Sở Tư pháp để thẩm tra hồ sơ trẻ. Nếu có vấn đề về nguồn gốc của trẻ hoặc giấy tờ trong hồ sơ không rõ ràng, thì Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan công an để tiến hành xác minh, tuy nhiên công đoạn này không phải là bắt buộc và thời gian để xác minh là 30 ngày và không tính vào thời gian giải quyết cho con nuôi.

Theo một số tác giả thì không coi đây là một bước riêng trong quy trình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, thông thường là gộp chung vào bước xử lý hồ sơ ban đầu. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi thì đây phải tách thành một bước riêng bởi vì thực hiện công đoạn này là do địa phương mà cụ thể là cha mẹ trẻ, người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện. Còn việc xử lý hồ sơ ban đầu là công đoạn do Bộ Tư pháp tiến hành và mang tính chất kiểm tra thủ tục ban đầu trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ trẻ. Mặt khác, có bước chuẩn bị hồ sơ trẻ thì mới phát sinh những bước tiếp theo trong quy trình cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Bước 4: Kiểm tra hồ sơ của trẻ em tại Cơ quan con nuôi quốc tế

Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của trẻ em do Sở Tư pháp gửi, Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm:


- Kiểm tra lại toàn bộ các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của trẻ em, nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em hoàn toàn hợp lệ, có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, Cơ quan con nuôi quốc tế gửi công văn nêu rõ ý kiến của mình, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp. Như vậy cho đến bước này, hồ sơ của cha mẹ xin con nuôi mới được gửi cho Sở Tư pháp.

- Trong trường hợp hồ sơ của trẻ chưa đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện theo quy định của pháp luật, cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập thì Cơ quan con nuôi quốc tế thông báo cho Sở Tư pháp biết để yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ để bổ sung.

Bước 5: Hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi

Cục con nuôi quốc tế gửi công văn lần 2 (công văn đồng ý ghép trẻ và hồ sơ của cha mẹ nuôi) cho Sở Tư pháp. Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cơ quan con nuôi quốc tế gửi, Sở Tư pháp – thông qua đại diện của tổ chức con nuôi được cấp phép – thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nộp lệ phí và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Khoản lệ phí theo quy định hiện nay là 1.000.000 đồng, nộp cho Sở Tư pháp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người nhận nuôi con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để nộp lệ phí cho Sở Tư pháp hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan mà người nhận nuôi con nuôi không thể có mặt trong thời gian đó, thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có văn bản của Sở Tư pháp cho phép gia hạn.

Bước này được hoàn tất khi người nhận con nuôi (qua đại diện của tổ chức nuôi con nuôi được cấp phép) nộp lệ phí cho Sở Tư pháp và làm bản cam kết thông báo tình hình phát triển của con nuôi (theo mẫu quy định), định kỳ 06 tháng/lần thông báo cho UBND cấp tỉnh và Cơ quan con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 03 năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ mười tám tuổi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023