Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 2


Thứ hai, số lượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài có tăng, đồng thời quy trình xin được quy định chặt chẽ hơn tránh được những hiện tượng trục lợi, cò mồi, đảm bảo tính nhân đạo và nghiêm minh của pháp luật.


Biểu đồ 1.1: Số lượng trẻ em làm con nuôi qua các năm


1860

1584 1695 1576

1474

1392

1233

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1229 1127

807

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 2

432

181

2000


1500


SL con nuôi

1000


500


0

1991 1992 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003



Nguồn: Bộ Tư pháp, 2004


Qua biểu đồ trên cho thấy, số lượng trẻ em làm con nuôi cho người nước ngoài có sự chuyển biến tích cực về số lượng trong thập kỷ 90. Sau đó, số lượng có phần thuyên giảm do nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân là Việt Nam quy định chặt hơn việc xin con nuôi.

Nghị định 68/2002/NĐ-CP ra đời đã khắc phục được những bất cập của Nghị định 184/1994/NĐ-CP, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các băn trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, hoạt động xin và cho con nuôi bước đầu đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, sau hơn một năm áp dụng Nghị định 68/CP cũng đã bộc lộ những điểm vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của hoạt động này. Chẳng hạn như:

Vai trò, thẩm quyền của Cục con nuôi quốc tế đã xứng tầm với Cơ quan TW về con nuôi hay chưa?

Sự phối hợp giữa Cục nuôi con nuôi quốc tế và các Sở tư pháp, UBND tỉnh;


Đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi đã thực sự là phù hợp với yêu cầu chưa?

Tại sao lại có rất nhiều hồ sơ còn tồn đọng chưa giải quyết được?

Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế được ký kết giữa Việt Nam và các nước đã đem lại những kết quả gì trong việc giải quyết các vấn đề nuôi con nuôi?

Việt Nam có nên gia nhập Công ước La Hay 1993 hay không? Vào khi nào?

Tất cả những vấn đề này đang thực sự là những thách thức lớn đối với Việt Nam khi mà chúng ta đã và đang tiếp tục đàm phán, ký kết hàng loạt các hiệp định song vỡi với các nước về vấn đề này. Và quan trọng hơn là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang xem xét quá trình gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước.

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trong lĩnh vực này, cũng như xác định rõ cơ chế điều chỉnh mối quan hệ này trở thành vấn đề cấp thiết.

Với những căn cứ thực tiễn và khoa học nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật quốc tế.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Thực ra vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được khá nhiều nhà lý luận và hoạt động thực tiễn nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Có những luận án tiến sĩ luật học, chẳng hạn như luận án “Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Công Khanh hoặc luận án tiến sĩ “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc. Luận văn thạc sĩ chẳng hạn như luận văn của tác giả Nguyễn Phương Lan nghiên


cứu về “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam”; luận văn “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hướng tới gia nhập Công ước La Hay 1993” của tác giả Đào Thị Thu Hường. Gần đây nhất, Bộ Tư pháp đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”. Ngoài ra, Bộ Tư pháp, Cục con nuôi quốc tế còn tổ chức các cuộc hội thảo xoay quanh vấn đề này như Hội thảo hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia nhập Công ước La Hay; Hội thảo Gia nhập Công ước La Hay với việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi (tháng 9/2006). Một số bài báo chuyên khảo của các tác giả đăng trên các tạp chí như Dân chủ và pháp luật, Luật học, Nghiên cứu lập pháp… Mặc dù các công trình trên cũng đề cập tới vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhưng ở những góc độ khác nhau, chẳng hạn như luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Công Khanh thì vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ là một phần nhỏ; hoặc các tác giả có thiên hướng so sánh pháp luật Việt Nam với Công ước La Hay nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam để gia nhập Công ước. Chính vì vậy, khi nghiên cứu lĩnh vực này, tác giả đã cố gắng chọn lọc, kế thừa những kết quả nghiên cứu nêu trên đồng thời nghiên cứu làm rõ vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài dưới góc độ là một Chế định pháp lý. Tác giả đã cố gắng làm rõ quá trình phát triển của Chế định này và tập trung phân tích sâu những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại khi thực hiện chính sách mới về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để từ đó đưa ra những kiến nghị về giải pháp nhằm hoàn thiện chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.

3. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


3.1 Mục đích nghiên cứu


Bản luận văn này là một nghiên cứu về thực trạng quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bản luận văn này cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ ý kiến trong việc hoàn thiện pháp luật Việt


Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:

- Đánh giá tổng quan pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- So sánh với pháp luật các nước về con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- Đưa ra một số gợi ý, ý kiến đóng góp trong việc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước xu thế hội nhập.

3.2 Phạm vi nghiên cứu


-Tìm hiểu lịch sử hình thành vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;

- Nêu và phân tích một số khái niệm về con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- So sánh, đánh giá, phân tích pháp luật của một số nước trên thế giới về con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn và pháp luật hiện hành trong vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- Đề xuất giải pháp, đóng góp ý kiến về việc hoàn thiện pháp luật con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


4.1 Cơ sở lý luận


- Đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Các văn bản pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định 68/2002/NĐ-CP

- Các vụ việc thực tiễn về con nuôi có yếu tố nước ngoài

4.2 Phương pháp nghiên cứu


* Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng‌

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phương pháp so sánh: Đề tài tìm hiểu và so sánh các vấn đề liên quan với pháp luật một số nước để khẳng định những điểm chung, những điểm khác biệt và tìm kiếm những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam

- Phương pháp điều tra xã hội học (PRA): Để đánh giá được toàn diện, khách quan và trung thực, đề tài cũng sẽ tiến hành phỏng vấn, thu thập số liệu tại một số tỉnh có trẻ em làm con nuôi người nước ngoài

- Phân tích tổng hợp số liệu: trên cơ sở điều tra, khảo sát và nghiên cứu các tài liệu có sẵn, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp và phác thảo ra một bức tranh tổng quát về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để có một bức tranh tổng thể và toàn diện về vấn đề này thì cần đầu tư thời gian và công sức hơn nữa để thu thập số liệu và phân tích sâu.

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những bổ sung vào lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong hoàn cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Những đề xuất, giải pháp của luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài – lĩnh vực đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN


Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các chương sau:


Chương 1: Những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Chương 2: Thực tiễn giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Chương 3: Kiến nghị và giải pháp về việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Lược sử phát triển vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam

Từ trước cho đến nay, chúng ta cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về sự hình thành chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam cho nên thật khó xác định chế định nài lần đầu tiên xuất hiện trong cổ luật Việt Nam từ khi nào. Tuy nhiên, khi xem xét trong các đạo luật của thời phong kiến thì vấn đề nuôi con cũng đã được đề cập đến, tuy không phải là phổ biến. Trong Bộ luật Hồng Đức ban hành dưới triều Lê, trong tập luật lệ mang tên Hồng Đức Thiện Chính Thư, cũng được ban hành dưới triều Lê thì vấn đề nuôi con nuôi đã được quy định tại điều 290, 380 và 381 Bộ luật Hồng Đức và các đoạn 92, 110, 254, 057, 70 và 271 Hồng Đức Thiện Chính Thư.

Khi xem xét bác chính sách cũng như các văn bản pháp luật của Việt Nam, dường như chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới được nói đến trong thời gian gần đây. Cụ thể có thể chia thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: trước năm 1986, đây là giai đoạn trước khi ban hành Luật hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 1986

- Giai đoạn 2: từ năm 1986 đến năm 2003, đây là giai đoạn ban hành Luật HNGĐ 2000, thay thế luật HNGĐ năm 1986 với những quy định chi tiết và rõ ràng hơn về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Giai đoạn 3: từ năm 2003 đến nay. Việc lựa chọn thời điểm năm 2003 là thời điểm Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài chính thức có hiệu lực. Trong giai đoạn này, chính sách về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài có những thay đổi so với giai đoạn trước (Hộp số 1.1).


Hộp số: 1.1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI

NHỮNG MỐC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUAN TRỌNG


Ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ năm 2000 về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài (2002)


Ban hành Luật Hôn nhân và gia đình (2000)


Ban hành thông tư liên bộ số 503/TT-LB hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 184/CP của Chính phủ (1995)


Ban hành Nghị định số 184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài (1994)


Ban hành pháp lệnh HNGĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (1993)



Ban hành Quyết định số 145/HĐBT quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi, mồ côi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng (1992)


Ban hành Luật hôn nhân và gia đình (1986)


Ban hành Luật HNGĐ (1959)


1940

1950

1960

1970

1980

1990

2000

2005


1.1 Giai đoạn trước năm 1986


Luật HNGĐ năm 1959 đã được Quốc hội khoá 1, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959, đây là văn bản pháp lừ đầu tiên có những quy định về chế độ nuôi con nuôi, còn trước đó vấn đề này chưa được quy đ^nh cụ thể ở bất kỳ một văn bản pháp lý nào mà hầu như chỉ được thừa nhận như một quyền công dân nói chung và khằng định trẻ em có quyền chăm sóc và bảo vệ. Chẳng hạn như Hiến pháp 1946 quy định: “... Trẻ em được chăm sóc về mặt giáo dưỡng” (Điều thứ 14); hoặc Hiến pháp 1959 quy định: “... Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ trẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ” (Điều 24). Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về dân luật và hôn nhân và gia đình cũng chỉ có một điều khoản quy định: “cho phép con hoang được tự mình xin truy nhận cha hoặc mẹ”. Như vậy, có thể nhận thấy rằng những quy định này mới chỉ mang tính “tuyên ngôn” chứ chưa được quy định cụ thể vấn đề cho trẻ em làm con nuôi nói chung và trẻ em làm con nuôi người nước ngoài nói riêng được tiến hành như thế nào?

Như đã nói ở trên, Luật HNGĐ 1959 được Quốc hội thông qua được đánh giá và khẳng định là: “công cụ pháp lý của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vì lợi ích của việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của toàn dân” [30]. Tuy nhiên, chế định nuôi con nuôi không quy định tập trung vào một chương riêng và đặc biệt là không có quy định về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Những quy định về vấn đề con nuôi được quy định tại các điều 9, 18 và điều 24 Luật HNGĐ 1959.

Xét trên bình diện tổng thể có thể thấy rằng tư tưởng, quan điểm của nhà làm luật thời kỳ này mong muốn xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình cũ vẫn còn tồn tại khá sâu rộng trong đại bộ phận tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy những quy định về con nuôi cũng bị ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng chỉ đạo đó, khi phân tích những quy định trong luật chúng ta nhận thấy rằng những quy định này đã không thừa nhận quan điểm nhận con nuôi xuất phát từ lợi của cha mẹ như để thừa kế, thờ tự, chăm sóc... mà dần tiếp cận với quan điểm của pháp luật hiện đại là việc

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí