nuôi người nước ngoài và khoảng 3.000 trẻ em làm con nuôi trong nước. Thực tế, nhu cầu tìm gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài cho trẻ em Việt Nam là nhu cầu có thực, nhất là đối với trẻ em trong danh sách 2 (trẻ em có nhu cầu đặc biêt). Nhưng trong quá trình thực thi Luật Nuôi con nuôi chưa phản ánh đúng thực trạng đó (danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trên phạm vi cả nước đến tháng 2/2012 lập theo Luật nuôi con nuôi chỉ là 170 trẻ em), vì vậy cả hệ thống cho nhận con nuôi quốc tế của Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực vì lợi ích của trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Tuy nhiên điều này không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn về thời gian và còn phải tích cực tuyên truyền, vận động, tập huấn để tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và hành động vì lợi ích của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Công ước Lahay mới có hiệu lực từ 01/02/2012, với thời gian thực thi ngắn như vậy chưa thể có bất kỳ đánh giá cụ thể nào. Bước đầu phải mất từ 1-2 năm để tuyên truyền, tập huấn đưa Công ước này thực sự đi vào cuộc sống. Việc gắn kết giữa Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay sẽ chuyển đổi từng bước vững chắc sang thời kỳ mới là thời kỳ hợp tác đa phương về con nuôi quốc tế theo khuôn khổ Công ước Lahay.
Hiện nay Việt Nam đang hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với 7 nước theo Công ước Lahay, gồm: Pháp, Ý, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Canada và Ailen. Trong đó Ailen là quốc gia đầu tiên ký Biên bản ghi nhớ về các thủ tục hành chính áp dụng trong việc giải quyết hồ sơ con nuôi với Việt Nam kể từ khi Công ước Lahay có hiêu lực tại Việt Nam từ 01 tháng 02 năm 2012.
Cho đến năm 2012 có 87 quốc gia, vùng lãnh thổ (tham khảo tại phần Phụ lục 2.3) tham gia Công ước Lahay 1993. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia nhận con nuôi nhiều nhất trên thế giới, việc đưa ra số liệu trẻ em Việt Nam được Hoa Kỳ nhận nuôi sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể hơn về tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và các nước. Tham khảo số liệu tại bảng sau:
Biểu đồ số 2.2: Số liệu trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ nhận làm con nuôi từ năm 1999 đến 2012 [4,8]
Xem thêm Phụ lục 2.4 và 2.5 về tình hình cuộc sống trẻ em làm con nuôi người ngoài và quá trình trưởng thành phát triển.
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Thứ Tự Ưu Tiên Lựa Chọn Gia Đình Thay Thế Được Thực Hiện Quy Định Sau Đây:
- Tình Hình Ký Kết Và Thực Hiện Các Điều Ước Quốc Tế Về Nuôi Con Nuôi Của Việt Nam
- Bất Kỳ Quốc Gia Nào Khác Đều Có Thể Gia Nhập Công Ước Sau Khi Công Ước Có Hiệu Lực Theo Khoản 1 Điều 46.
- Pháp Luật Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Của Ấn Độ
- Số Lượng Trẻ Em Guatemala Được Người Nước Ngoài Nhận Nuôi Từ Năm 1997 Đến Tháng 7/2005 [21]
- So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Việc so sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới giúp chúng ta tìm hiểu và tiếp cận được cách các nước với cùng quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì mỗi nước sẽ có các chế định khác nhau về mối quan hệ này như thế nào. Cũng như phương pháp hài hoà hoá luật trong nước với các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi của các nước. Điều này sẽ giúp chúng ta cách tiếp cận và hiểu các điều ước quốc tế trên khía cạnh tổng quan và trong sự hội nhập, phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
2.1. Pháp luật của một số nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới được chia thành hai nhóm chủ yếu:
- Nhóm 1: Bao gồm các nước đang phát triển hoặc kém phát triển hoặc các nước có những đặc điểm lịch sử đặc biệt như chiến tranh, thiên tai, bão lụt, nội chiến… thường là các nước cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài (như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Guatemala….)
- Nhóm 2: Bao gồm các nước phát triển, có nền kinh tế và giáo dục ở mức cao. Các nước này thường có công dân nhận trẻ em nước ngoài về làm con nuôi (như Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển, Canada, Úc, Anh, Nhật Bản…)
Với mỗi nhóm trên, pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ qui định theo những đặc tính riêng phù hợp với các quan hệ phát sinh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Với các nước chủ yếu cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thì các qui định của pháp luật sẽ đề cập nhiều đến các chế định về trẻ em cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài một cách cụ thể. Đối với các nước có công dân nhận trẻ của các nước khác làm con nuôi thì pháp luật sẽ qui định cụ thể hơn đối với công dân nước mình trong việc nhận con nuôi người nước ngoài.
Về nội dung các chế định nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng của các nước cũng rất khác nhau, có nước qui định trong Bộ luật dân sự, có nước xây dựng một luật riêng, có nước chỉ qui định như những nguyên tắc. Tuy nhiên, mục tiêu cao cả của các chế định nuôi con nuôi đều hướng đến mục đich bảo vệ trẻ em, tạo cho các em mái ấm thay thế thật sự có ý nghĩa, tạo cho các em sự phát triển cả về tinh thần và thể chất.
Trong luận văn này tác giả chỉ đề cập đến pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của các nước cho trẻ em nước mình làm con nuôi nước khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala, Nepan để so sánh với pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực con nuôi quốc tế. Do các nước này, đều có chung một số yếu tố lịch sử và đều là các nước chủ yếu cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
2.1.1. Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Trung Quốc
a. Tình hình xã hội và việc cho con nuôi có yếu tố nước ngoài của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận. Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người, dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc. Ngay người Hán cũng là một dân tộc tương đối không đồng nhất về mặt chủng tộc, có thể coi như là sự kết hợp giữa nhiều nhóm dân tộc khác nhau cùng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ chung. Người Kinh (người Việt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây.
Là một nước đông dân, chính phủ có chính sách hạn chế phát triển dân số, chính sách này yêu cầu các gia đình ở các vùng đô thị (ngoại trừ các dân tộc "thiểu số" như Tây Tạng) chỉ nên có một con còn các hộ gia đình ở các vùng nông thôn có thể có hai con nếu con đầu là gái. Do ở các vùng nông thôn, người con trai được coi có lợi về mặt kinh tế hơn
cộng với yếu tố văn hóa, tâm lý truyền thống của người Trung Quốc là chuộng con trai hơn, do vậy có vẻ như tỷ lệ phá thai chọn giới tính và vứt bỏ trẻ sơ sinh khá cao ở những vùng nông thôn. Đặc biệt chính sách này chỉ áp dụng đối với người Hán. Kết quả là năm 2000 tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại Trung Quốc là 177 bé trai so với 100 bé gái, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tự nhiên (106 trên 100). Sự bất cân đối trong tỷ lệ giới tính khiến cho khoảng 30- 40 triệu đàn ông Trung Quốc không thể lấy được vợ Trung Quốc.
Và ngày càng có nhiều viện cô nhi nuôi trẻ em bị bỏ rơi, và khoảng 98% những trẻ em này không có ai nhận làm con nuôi mà sống hẳn trong các viện này cho đến lúc trưởng thành. Trước tình hình đó,Trung Quốc đã mở một chương trình cho con nuôi quốc tế
nhưng hiện cũng chỉ đáp ứng được một tỷ lệ nhỏ những trẻ em này.
Tính đến năm 2012, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP danh nghĩa. GDP bình quân đầu người đạt 5.417 đô la Mỹ, bằng khoảng 1/9 GDP bình quân đầu người của Mỹ (48.328 USD) và cao gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam (1.374 USD). Tuy nhiên, chênh lệch mức sống của người dân Trung Quốc là rất lớn. Rất nhiều vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh sống trong nghèo khó đã tự nguyện muốn bỏ con cho các tổ chức nuôi trẻ của Chính phủ chăm sóc” [9]
Với các lý do trên, tỷ lệ trẻ em của Trung Quốc có nhu cầu làm con nuôi nước ngoài ngày càng tăng cao.
b. Công ước Lahay 1993
Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế ngày 16 tháng 9 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã hoàn thiện được hệ thống pháp luật nuôi con nuôi quốc tế của mình khá sớm.
Việc tham gia Công ước Lahay 1993 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Việc tham gia Công ước đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ con nuôi không chỉ với các nước đã ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Trung Quốc mà còn mở ra quan hệ với các nước đã ký Công ước Lahay 1993.
Trung Quốc đã có những bước đi mạnh mẽ trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với các nước, thể hiện cụ thể là các con số về nuôi con nuôi. Tới thời điểm hiện nay, Trung
Quốc là nước cho con nuôi nhiều nhất trên thế giới. Và Hoa Kỳ là nước nhận con nuôi của Trung Quốc nhiều nhất trong số các nước nhận con nuôi. Tham khảo số liệu trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi tại bảng sau để thấy rõ hơn tình hình cho nhận con nuôi quốc tế của Trung Quốc:
Biểu đồ 3.1: Số lượng trẻ em Trung Quốc phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ 2005-2009 [10,11]
Với số liệu trên thể hiện rõ nét Hoa Kỳ là quốc gia nhận nhiều trẻ em Trung Quốc làm con nuôi nhất trong số các nước có quan hệ nuôi con nuôi với Trung Quốc. Tham khảo thêm số liệu trẻ em Trung Quốc được Hoa Kỳ nhận nuôi qua các năm như sau:
Biểu đồ 3.2: Số liệu trẻ em Trung Quốc làm con nuôi tại Hoa Kỳ từ 1991 đến 2011 [11]
c. Pháp luật trong nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Luật Nuôi con nuôi của Trung Quốc được Ủy ban thường vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua ngày 29/12/1991 có hiệu lực từ ngày 01/4/1992 và được sửa đổi thông qua ngày 4/11/1998, có hiệu lực từ ngày 01/4/1999.
Luật Nuôi con nuôi của Trung Quốc bao gồm 2 phần:
Phần A: Luật nuôi con nuôi trong nước bao gồm 6 chương 34 điều
Nội dung đề cập đến các vấn đề sau: Nguyên tắc, mục đích của việc nuôi con nuôi; Điều kiện cho và nhận con nuôi; Thủ tục cho nhận con nuôi và cơ quan quản lý con nuôi của Trung Quốc; Hệ quả pháp lý việc nuôi con nuôi; Các hành vi bị cấm liên quan đến trẻ em và trong quan hệ nuôi con nuôi; Trách nhiệm pháp lý với các hành vi bị cấm; Các trường hợp thực thi luật này của các vùng tự trị và việc ban hành các biện pháp thực hiện theo qui định của Luật này của Quốc hội.
Trong phần A điều 21 thuộc chương 2 qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: “Một người nước ngoài có thể nhận trẻ em (trai hoặc gái) ở nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa làm con nuôi phù hợp với qui định của Luật này…”
Đây chính là điều luật chung, làm nền tảng cho việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Trung Quốc. Trên cơ sở điều luật này, Trung Quốc đã ban hành một văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại phần B.
Phần B: Các biện pháp đăng ký nuôi con nuôi của người nước ngoài tại nước CHND Trung Hoa bao gồm 16 điều
Nghị định số 15 của Bộ Nội vụ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sửa đổi các biện pháp đăng ký nuôi con nuôi của người nước ngoài ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được Hội đồng nhà nước thông qua ngày 12/5/1999, nay ban hành thực hiện.
Nghị định này bao gồm 16 điều, qui định các vấn đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như điều kiện để người nước ngoài được nhận con nuôi, cơ quan giải quyết và quản lý con nuôi, trình tự thủ tục đăng ký nhận con nuôi cũng như mức phí phải trả cho cơ quan đăng ký con nuôi.
Những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh giữa các điều luật của những nước mà người xin nuôi con nuôi sinh sống với luật của Trung Hoa, sẽ được giải quyết thông qua đàm phán bởi các cơ quan, ban, ngành hữu quan của Chính phủ hai nước.
Để triển khai các biện pháp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của mình, ngày 9/10/2005 Cơ quan con nuôi Trung ương của Trung Quốc (CCAA) ban hành Qui định đối với các tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực con nuôi tại Trung Quốc. Khi thực hiện hoạt động hỗ trợ nhận con nuôi tại Trung quốc, các tổ chức con nuôi nước ngoài phải tuân thủ các qui định và
các yêu cầu trong văn bản này.
Văn bản này bao gồm 7 phần qui định về các vấn đề sau:
- Thủ tục về xin con nuôi;
- Các giấy tờ về xin con nuôi;
- Qui trình nộp hồ sơ, giải quyết, chấm dứt hồ sơ;
- Phí dịch vụ nhận nuôi con nuôi;
- Việc nhận trẻ có nhu cầu đặc biệt
- Báo cáo về con nuôi;
Trong đó qui định 8 điểm cần lưu ý trong quan hệ nuôi con nuôi của người nước ngoài, như: không được thu lợi, không được lừa đảo, có kênh trao đổi thông tin với Cơ quan con nuôi TW của Trung Quốc, không được lựa chọn hoặc chỉ định trẻ em để cho làm con nuôi.
Tiếp theo, ngày 02/12/2008, Trung tâm con nuôi Trung Quốc đã gửi thư tới các tổ chức và cha mẹ nuôi thông điệp liên quan đến việc nhận con nuôi và số tiền hỗ trợ cho các tổ chức nuôi con nuôi và trẻ em tại Trung Quốc. Mức tiền hỗ trợ được qui định chung là 35.000 tệ tương đương
5.100 USD kể từ ngày 01/01/2009. Khoản hỗ trợ này được cam kết sử dụng để chăm sóc trẻ em trong các cơ sở nuôi dưỡng.
Tham khảo thêm số liệu trẻ em Trung Quốc được người nước ngoài nhận nuôi giai đoạn 2005-2009.
Biểu đồ 3.3: Số liệu trẻ em Trung Quốc được người nước ngoài nhận nuôi từ 2005 -2009 [10, 11]