Điều Ước Quốc Tế Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Mà Việt Nam Ký Kết, Tham Gia.


nuôi có yếu tố nước ngoài.

Thực hiện chức năng này, theo như những điều đã được trình bày ở trên về quy trình, thủ tục cho nhận con nuôi cho thấy Cục con nuôi quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Vai trò đó thể hiện ở vòng tròn to nhất và tiếp cận gần nhất vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài tại sơ đồ nêu tại (xem hộp số 1.6). Vai trò này cũng được thể hiện trong chức năng nhiệm vụ của Cục do Bộ tư pháp quy định đó là:

- Cục tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ xin trẻ em của người nước ngoài, hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi. Bên cạnh đó, Cục cũng giải quyết các trường hợp người Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

- Quản lý hồ sơ, giấy tờ về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hoạt động quản lý này được tiến hành song song với quản lý giấy tờ của UBND tỉnh (Sở Tư pháp). Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, căn cứ vào hồ sơ lưu trữ, Cục đề xuất phương án xử lý.

- Theo dõi tình hình phát triển của trẻ thông qua báo cáo của cha mẹ nuôi và Cơ quan trung ương của nước nhận. Đây là điều kiện để Cục giúp nhà nước bảo vệ quyền lợi trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Trên cơ sở nhận đầy đủ thông tin về con nuôi, Cục tiến hành thống kê, báo cáo về toàn bộ vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong đó có văn phòng con nuôi nước ngoài.

3.1.5.2. Cơ quan địa phương


Ngoài vai trò của Cơ quan trung ương là Cục con nuôi quốc tế thì các cơ quan địa phương (UBND tỉnh, Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng...) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo sơ đồ nêu trên và theo quy định của pháp luật thì đối với cơ quan tại địa phương, UBND tỉnh lại có vòng tròn lớn hơn thể hiện vai trò lớn hơn các cơ quan khác trong vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài bởi vì UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, tuy nhiên khoảng cách giữa UBND tỉnh với vấn đề nuôi con nuôi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

lại xa hơn Sở Tư pháp. Mặc dù, Sở Tư pháp chỉ là cơ quan giúp UBND tỉnh trong việc quản lý Nhà nước về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài nên Sở Tư pháp có vòng tròn nhỏ hơn so với UBND tỉnh nhưng khoảng cách lại rất gần với việc giải quyết con nuôi, chỉ sau Cục con nuôi quốc tế. Tuy nhiên, xét trên thực tế và toàn bộ quy trình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được trình bày ở trên, thì có lẽ vai trò của Sở Tư pháp phải quan trọng hơn vai trò của UBND tỉnh, bởi vì UBND tỉnh thực tế chỉ ký Quyết định cho nhận con nuôi sau khi đã hoàn tất các thủ tục do Sở Tư pháp thực hiện. Còn vai trò của cơ sở nuôi dưỡng thì hoàn toàn thụ động trong vấn đề này, chỉ giải quyết trên cơ sở yêu cầu của Sở Tư pháp mà thôi, chính vì vậy có vòng tròn bé nhất thể hiện vai trò thấp nhất khi giải quyết việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.

Cũng theo sơ đồ trên cho thấy, trong vấn đề giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Sở Tư pháp có mối quan hệ rất mật thiết với Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp hơn là với UBND tỉnh, bởi trong quá trình giải quyết bất kể vấn đề gì liên qua. đến con nuôi, Sở Tư pháp phải có nghĩa vụ báo cáo và xin ý kiến Cục con nuôi quốc tế, còn đối với UBND tỉnh Sở chỉ có trách nhiệm trình hồ sơ trẻ sau khi đã hoàn thiện để Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định cho nhận trẻ.

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 7

3.1.5.3. Các cơ quan khác


Trong quá trình giải quyết còn có sự phối hợp với các cơ quan khác như: cơ quan ngoại giao, cơ quan công an. Phối hợp với cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam trong các vấn đề như hợp thức hoá giấy tờ trong hồ sơ nuôi con nuôi, phối hợp trong vấn đề kiểm tra, theo dõi, thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích pháp của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài. Phối hợp với cơ quan công an ở TW và địa phương khi cần phải xác minh rõ nguồn gốc của trẻ, phối hợp phòng chống các hành vi giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích trục lợi, mua bán, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục...

3.1.6. Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam


Theo Nghị định 68/CP, hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được quy định từ điều 58 đến điều 64, theo đó tổ chức nước ngoài muốn thành lập Văn phòng tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

- Được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi có tổ chức được thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam

- Có chương trình, kế hoạch hoặc dự án hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

-Có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng tại Việt Nam bảo đảm cho hoạt động của mình

- Người dự kiến đứng đầu văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phỉa là người có đạo đức tốt, có tâm huyết hoạt động nhân đạo, từ thiện, không có tiền án.

Toàn bộ hồ sơ nộp tại Bộ Tư pháp. Sau khi được cấp phép hoạt động với thời hạn là 05 năm, các văn phòng con nuôi nước ngoài được phép hỗ trợ công dân nước mình trong một số công đoạn của trình tự giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi như: nộp hồ sơ ban đầu tại Bộ Tư pháp, thay mặt người xin nhận con nuôi khám sức khoẻ cho trẻ em (nếu người xin nhận con nuôi yêu cầu) hoặc thông tin cho người xin nhận con nuôi biết về trẻ em được giới thiệu cho làm con nuôi sau khi có thông báo của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam...

3.2. Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà Việt Nam ký kết, tham gia.

Cùng với sự mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế về mặt kinh tế, song song với nó là vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật. Để làm được điều này thì việc Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương, song phương là một trong những con đường ngắn nhất để hoà mình vào với thế giới phát triển, chơi chung một luật chơi trên một sân chơi rộng lớn. Trong lĩnh vực HNGĐ nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng không phải là một ngoại lệ, các hiệp định hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi chính là vũ khí sắc bén và quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em khi làm con nuôi người nước ngoài.


Ở Việt Nam, bên cạnh các hiệp định song phương về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được ký kết với các nước như: Pháp, Italia, Thuỵ Điển, Mỹ, Đức, Canada, Quebec... còn có các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước từ những năm 1980 mà trong đó có các điều khoản về nuôi con nuôi như Điều 28 HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên Xô ký ngày 20/10/1981 (cho đến nay CHLB Nga vẫn kế thừa), Điều 26, 27 HĐTTTP giữa Việt Nam và Tiệp Khắc ký ngày 12/10/1982 (hiện Séc và Slovakia kế thừa), Điều 28 HĐTTTP giữa Việt Nam và Cuba ngày 30/11/1984, Điều 41 HĐTTTP giữa Việt Nam và Hungari ngày 18/1/1995, Điều 25 HĐTTTP giữa Việt Nam và Bungari ngày 3/10/1986, Điều 31 HĐTTTP giữa Việt Nam và Lào ngày 6/7/1998, Điều 30 HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên bang Nga ngày 25/8/1998 (hiện chưa có hiệu lực), Điều 29 HĐTTTP giữa Việt Nam và Ucraina ngày 6/4/2000 và Điều 29 HĐTTTP giữa Việt Nam và Mông Cổ ngày 17/4/2000.

3.2.1. Nội dung cơ bản các HĐTTTP về dân sự

Thứ nhất, các HĐTTTP đều quán triệt nguyên tắc giải quyết vấn đề con nuôi đó là cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp để trẻ em được chăm sóc trong môi trường gia đình tốt nhất và đảm bảo cho trẻ em công dân nước ký kết kia được nhận làm con nuôi trên lãnh thổ nước mình được bảo vệ và hưởng đầy đủ những quyền dành cho trẻ em thường trú trên lãnh thổ của nước mình. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của các công ước quốc tế, trong đó có Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam đã tham gia đó là: “các quốc gia thành viên công nhận hoặc cho phép chế độ nhận con nuôi phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm cao nhất”

Thứ hai, các HĐTTTP này chủ yếu đề cập đến vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ về nuôi con nuôi và xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết việc nuôi con nuôi. Việc nhận và huỷ nuôi con nuôi được áp dụng theo pháp luật của các nước ký kết mà người nhận nuôi hay xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi là công dân. Nếu người nuôi là công dân của nước này nhưng lại thường trú trên lãnh thổ của nước kia thì áp dụng pháp luật của nước nơi người nuôi thường


trú. Trong trường hợp vợ chồng nhận trẻ em làm con nuôi nhưng trong đó người chồng là công dân của nước ký kết này, vợ là công dân của nước ký kết kia thì yêu cầu đối với việc nhận nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của cả hai bên kí kết. Tuy nhiên, riêng Hiệp định Việt Nam – Liên bang Nga còn quy định thêm là pháp luật của nơi hai vợ chồng cùng thường trú. Hiệp định Việt Nam – Ba Lan cho phép áp dụng pháp luật nước ký kết này hoặc nước ký kết kia. Nếu vợ chồng thường trú trên lãnh thổ một nước thì pháp luật của nước nơi họ thường trú sẽ được áp dụng [4].

Về thẩm quyền cơ quan giải quyết, các HĐTTTP quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan của nước đã ký kết mà người nhận nuôi là công dân. Trường hợp vợ chồng người nhận nuôi khác quốc tịch thì thẩm quyền thuộc cơ quan của nước ký kết nơi vợ, chồng hiện có hoặc đã có nơi thường trú chung.

Đặc biệt riêng Hiệp định Việt Nam – Lào việc áp dụng luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi lại áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của con nuôi. Điều đó có nghĩa là việc nhận nuôi con nuôi sẽ áp dụng luật nước ký kết mà trẻ em là công dân; đối với quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc thay đổi, chấm dứt nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của nước kí kết mà cha mẹ nuôi là công dân. Trường hợp cha mẹ nuôi là công dân của hai nước khác nhau thì phải theo pháp luật của nước kí kết nơi con nuôi cư trú. Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về con nuôi như: nhận con nuôi, thay đổi, chấm dứt việc nhận con nuôi là cơ quan tư pháp của nước mà con nuôi là công dân vào thời điểm xin nuôi con nuôi. Nếu con nuôi là công dân của nước này nhưng lại thường trú trên lãnh thổ của nước nơi người nhận nuôi thường trú thì cơ quan của nước nơi người nhận nuôi thường trú cũng có thẩm quyền giải quyết [5].

3.2.2. Các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã ký kết

Không giống như các HĐTTTP nói trên, các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước quy định một cách toàn diện và đầy đủ về vấn đề nuôi con nuôi. Nhìn một cách tổng quát, các Hiệp định này tương đối thống nhất về bố cục và nội dung các quy định trong Hiệp định tương đối đầy đủ và phù hợp với


các quy định của Công ước La Hay 1993. Ngoài phần nói đầu, các Hiệp định đều gồm các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về pháp luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi, các Hiệp định quy định: điều kiện đối với trẻ em được nhận làm con nuôi và việc xác định cá nhân, tổ chức có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi cũng như hình thức của sự đồng ý đó phải tuân theo pháp luật nước gốc.

Điều kiện đối với người nhận con nuôi ngoài việc tuân theo các điều kiện quy định trong pháp luật nước nhận còn phải tuân theo quy định về điều kiện trong pháp luật nước gốc.

Đối với thẩm quyền quyết định việc cho nhận con nuôi thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước gốc. Việc công nhận việc nuôi con nuôi theo quy định tại các Hiệp định, Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW của Việt Nam cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi phù hợp với quy định của Nghị định 68/CP và Hiệp định tương ứng thì được công nhận tại nước nhận.

Về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, theo quy định của Hiệp định vấn đề này sẽ được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành việc nuôi con nuôi. Sau khi trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi, thì trẻ em đó sẽ có quốc tịch của nước nhận nhưng vẫn được mang quốc tịch nước gốc (Việt Nam); trẻ em Việt Nam có quyền lựa chọn quốc tịch (quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch của nước nhận) khi đạt đến độ tuổi mà pháp luật nước nhận quy định có quyền lựa chọn quốc tịch. Theo pháp luật của các nước trên thế giới trong đó có cả các nước ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam thường áp dụng hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn đối với việc nuôi con nuôi. Theo đó, việc nhận nuôi con nuôi thường phát sinh những hệ quả pháp lý sau:

- Phát sinh quan hệ cha mẹ và con, kể cả quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi

- Chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con đã được cho làm con nuôi kể cả quan hệ thừa kế theo pháp luật


- Sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc những người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có giá trị vĩnh viễn, không thể huỷ bỏ được.

Thứ hai, về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi, hầu hết các hiệp định đều quy định về các vấn đề như:

- Xác nhận hồ sơ của người xin nhận trẻ em Việt Nam là con nuôi, theo đó, hồ sơ của người xin nhận con nuôi phải được cơ quan TW về con nuôi quốc tế của nước nhận xác nhận bằng hình thức Công hàm, trong đó nêu rõ người xin nhận con nuôi có đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi theo pháp luật của nước nhận và đảm bảo rằng trẻ em được nhận làm con nuôi sẽ được nhập cảnh và thường trú trên lãnh thổ của nước nhận. Trong trường hợp Hiệp định có quy định về việc Cơ quan TW về con nuôi quốc tế của nước nhận uỷ quyền việc xác nhận này cho tổ chức nuôi con nuôi của nước đó, thì việc xác nhận hồ sơ của người xin nhận con nuôi sẽ do tổ chức nuôi con nuôi thực hiện. Việc uỷ quyền này phải được Cơ quan TW về nuôi con nuôi của nước nhận thông báo bằng văn bản cho Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp Việt Nam biết.

- Thủ tục gửi hồ sơ: Hồ sơ xin nhận con nuôi được lập theo quy định của pháp luật nước nhận và nước gốc. Hồ sơ được gửi tới Cơ quan TW của nước gốc thông qua Cơ quan TW của nước nhận hoặc qua tổ chức được uỷ quyền về nuôi con nuôi. Trường hợp người xin nhận con nuôi chưa biết rõ về trẻ em xin làm con nuôi, thì Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp sẽ liên hệ với địa phương để làm thủ tục giới thiệu trẻ em theo diện xin con nuôi không đích danh. Người xin nhận con nuôi không được trực tiếp liên hệ với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, gia đình hoặc cơ sở y tế để tìm trẻ em xin làm con nuôi, trừ trường hợp xin nhận con nuôi là trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định.

- Quyết định cho nhận nuôi con nuôi và việc giao nhận con nuôi được thực hiện theo pháp luật của nước mà trẻ em là công dân.

Thứ ba, quy định về cơ quan TW: Cơ quan TW (cơ quan có thẩm quyền) theo quy định của các Hiệp định thì về phía Việt Nam là Cục con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp; còn về phía các nước ký kết khác là: Cơ quan con nuôi quốc tế thuộc Bộ


Ngoại giao (Pháp) [6], Vụ Pháp luật tư, Bộ Tư pháp (Đan Mạch) [7], Uỷ ban con nuôi quốc tế đặt tại Văn phòng chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (Italia) [8], Cơ quan con nuôi quốc tế thuộc Bộ Y tế và trẻ em (Ailen) [9], Uỷ ban quốc gia về nuôi con nuôi quốc tế (Thuỵ Điển) [10].

Cơ quan TW về con nuôi quốc tế là đầu mối trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và là cơ quan thực thi hiệp định thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi; theo dõi về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi và các hoạt động khác theo quy định của Hiệp định và pháp luật của mỗi nước ký kết.

Thứ tư, quy định về các tổ chức được cấp phép: Tổ chức được cấp phép là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của các nước ký kết Hiệp định. Tổ chức được cấp phép hoạt động với tư cách là tổ chức được uỷ quyền để thực hiện một số công việc trong tiến trình nhận nuôi con nuôi. Các tổ chức uỷ quyền chỉ có thể hoạt động trong phạm vi lĩnh vực được uỷ quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước gốc cũng như nước nhận. Tổ chức được uỷ quyền đã được cấp phép hoạt động theo pháp luật của nước nhận sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước gốc cấp phép thì sẽ được hoạt động trên lãnh thổ của nước gốc như là một tổ chức nhân đạo và phi lợi nhuận để giúp những công dân của nước nhận xin trẻ em thường trú tại nước gốc làm con nuôi. Cho đến nay, các tổ chức được uỷ quyền hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam, góp phần không nhỏ trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Ngoài ra, các Hiệp định còn quy định một số vấn đề khác như dịch và công chứng tài liệu, nghĩa vụ hợp tác...

Nói tóm lại, trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay khi chưa đủ điều kiện gia nhập Công ước La Hay 1993 thì các Hiệp định nói trên là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em khi làm con nuôi người nước ngoài. Đồng thời, những Hiệp định này cũng là bước đệm ban đầu tạo điều kiện thuận lợi khi gia nhập Công ước La Hay 1993 trong thời gian gần đây.

3.3. Một số quy định của một số nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí