Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 3


nhận con nuôi hay chấm dứt con nuôi đều xuất phát từ lợi ích của người được nhận làm con nuôi.

Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi (Điều 9)

Cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu, con nuôi, con riêng (Điều 18)

Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ.

Việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Toà án nhân dân có thể huỷ bỏ việc công nhận ấy, khi bản thân người con nuôi hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của người con nuôi (Điều 24)

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong giai đoạn này, khi cả nước đang dồn sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và ngay sau đó toàn Đảng, toàn dân lại hướng tới một mục tiêu vô cùng to lớn đó là: “giai đoạn cả nước độc lập thống nhất và làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” (Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng) cho nên vấn đề con nuôi, đặc biệt là con nuôi có yếu tố nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù lúc bấy giờ trong xã hội nhu cầu không phải là không có. Luật HNGĐ năm 1959 nói riêng và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng chưa đề cập một cách cụ thể, chi tiết tới vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

1.2. Giai đoạn sau năm 1986 – 2003


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Do có sự tác động khách quan và chủ quan, trong giai đoạn này Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong công tác xây dựng khung pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là: Luật HNGĐ năm 1986, Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Hiến pháp năm 1992, Pháp lệnh HNGĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 1993, Nghị định 184/CP năm 1994 quy định thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nhận đỡ đầu công dân Việt Nam với người nước ngoài, Bộ luật dân sự năm 1995...


Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 3

* Từ năm 1986 đến năm 1992:

Sau năm 1986, Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế theo nền kinh tế hàng hoá thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về quan hệ đối ngoại, Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Chính vì vậy, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có những biến đổi nhất định cả về chất và lượng. Trước kia, các quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ bó hẹp trong quan hệ giữa công dân Việt Nam với công dân các nước xã hội chủ nghĩa, sau khi mở cửa thì những quan hệ này mở rộng đối với người nước ngoài thuộc nhiều quốc gia với chế độ chính trị khác nhau. Trong các quan hệ dân sự thì quan hệ hôn nhân với người nước ngoài và quan hệ nuôi con nuôi với người nước ngoài ngày càng phát triển.

Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn trước đó, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể việc cho và nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, cho đến ngày 29/12/1986 Luật HNGĐ mới được Quốc hội thông qua thay thế Luật HNGĐ năm 1959. Lần đầu tiên có một chương riêng quy định về việc nuôi con nuôi và đưa ra những nguyên tắc chung nhất về nuôi con nuôi như mục đích của việc nuôi con

Hộp số: 1.2


Khó khăn khi xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi


Trước năm 1998, việc cho trẻ em mồ côi Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đi làm con nuôi người nước ngoài là những trường hợp hết sức hãn hữu với số lượng hàng năm có thể đếm trên đầu ngón tay.

Khi đó, ông Đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam, một người sống độc thân, sau khi đi thăm một cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, được biết một cháu bé trai và xin làm con nuôi nhưng đã phải theo đuổi mất 2 năm mà không có kết quả. Khi ông Đại sứ đến chào từ biệt Thủ tướng Chính phủ cũng đã trình bày vấn đề này, nhưng khi lên đường về nước vẫn chưa được giải quyết (Nghiêm Xuân Tuệ, tham luận việc cho trẻ em VN làm con nuôi

người nước ngoài, hội thảo ngày 2/11/2001)

nuôi, điều kiện nhận nuôi con nuôi, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi... Tuy nhiên, Luật HNGĐ năm 1986 chưa có quy định cụ thể về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, mà dành thẩm quyền quy định những vấn đề này cho Hội đồng Nhà nước (nay là Chính phủ). Chính vì vậy,


11


mặc dù đã có những quy định chi tiết rõ ràng hơn so với trước đây nhưng việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài gặp không ít khó khăn và bất cập (xem hộp số: 1.2) ví dụ :

- sự áp dụng và đường hướng giải quyết của các địa phương về vấn đề cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài là rất khác nhau;

- do không quản lý và không quản lý chặt chẽ được nên hiện tượng cò mồi, môi giới nhằm mục đích kiến lời bắt đầu xuất hiện;

- một số tổ chức nuôi con nuôi quốc tế muốn mở văn phòng tại Việt Nam nhưng chưa có cơ sở pháp lý cho phép hoạt động.

Chính sự phát triển của xã hội đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách và pháp luật cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Ngày 2 tháng 4 năm 1992 HĐBT (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 145/HĐBT quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi, mồ côi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý. Theo đó, lần đầu tiên tại Việt Nam có một văn bản pháp luật – mặc dù là tạm thời - quy định chi tiết trình tự, thủ tục, đối tượng được nhận trẻ và cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Trong văn bản này, một lần nữa quan điểm vì lợi ích của trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu và cũng là tư tưởng xuyên xuốt trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi sau này.

Việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật làm con nuôi phải xuất phát từ tình cảm giữa người nuôi với trẻ được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đầy đủ (Điều 1, Quyết định tạm thời 145).

Cần phải khẳng định rằng Quyết định tạm thời 145 đã đặt viên gạch đầu tiên cho việc hình thành chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trên thực tế, Quyết định này cũng đã đóng góp phần không nhỏ trong việc giải quyết tình hình hhện tại, giúp cho rất nhiều trẻ em tìm được nơi nuôi dưỡng đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, giúp cho chúng có được mái ấm tình thương và được học hành. Tuy


nhiên, việc thực hiện quyết định này cũng để lại không ít những hiệu quả phức tạp, tạo dư luận không tốt cả trong vào ngoài nước.

* Từ năm 1993 đến năm 2003

Từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại khi thực hiện Quyết định tạm thời 145, ngày 2 tháng 12 năm 1993, HĐNN (nay là Chính phủ) đã ban hành pháp lệnh HNGĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Pháp lệnh đã quy định các điều kiện cụ thể đối với người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, quy định nghĩa vụ của người) nuôi con nuôi phải cung cấp thông tin về tình trạng phát triển của con nuôi; thẩm quyền quyết định cho con nuôi; thủ tục xin con nuôi... Tiếp sau đó, ngày 30/11/1994 Chính phủ (CP) ban hành Nghị định số 184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác giải quyết trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Để hỗ trợ cho các địa phương trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành thông tư liên bộ số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 184/CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 1 năm 1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ năm 1986, trong đó giải thích việc áp dụng đồng nhất chế độ pháp lý của con nuôi như chế độ pháp lý của con đẻ, liên quan đến quyền thừa kế của con nuôi.

Trong giai đoạn này việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực HNGĐ nói chung và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng đã đạt được những bước tiến dài. Từ năm 1993 đến năm 1995 Việt Nam liên tục ban hành những văn bản pháp lý quan trọng về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Có thể nói rằng, giai đoạn này đánh dấu sự hoàn thiện của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sự hoàn thiện và phát triển này bởi các lý do sau :


- Nhu cầu của xã hội về vấn đề cho và nhận trẻ em làm con nuôi là rất lớn cả về cung và cầu

- Việt Nam đang dần từng bước hội nhập với thế giới, muốn làm bạn với các nước trên thế giới thì Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi, do vậy tâm lý bảo thủ, e dè, lo ngại thời bao cấp trước kia phải nhường chỗ cho tư tưởng mở cửa và hoà nhập.

- Việt Nam với tư cách là nước thứ hai trên thế giới, thứ nhất ở Châu Á phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và đặc biệt Việt Nam muốn gia nhập công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh vực con nuôi nước ngoài thì bắt buộc phải dần hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Thực tế đã cho thấy, cùng với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài thì số lượng trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi cũng tăng lên theo cấp số nhân. Cụ thể là: từ năm 1990 đến hết năm 1992 chỉ có 673 trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Nhưng đến giai đoạn 1993 đến năm 2003 đã có 14.615 trẻ em cho làm con nuôn người nước ngoài (xem biểu đồ số 1.2).

Qua biểu đồ trên cho thấy, trong số các nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi,

Hoa Kỳ và Pháp là


nước dẫn đầu về số lượng trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi, tiếp theo đó là Thuỵ Điển và Đức. Điều này cho thấy các nước phát triển rất quan tâm tới và mong muốn


Biểu đồ số: 1.2

Hoa Kỳ Phá p Bỉ

Đ an Mạ ch

Đ ức Italia

Thuỵ Đ iển

Thuỵ Đ iển,Thuỵ Sĩ,

612

Italia, 267

154

Đ ức, 495

Hoa Kú,

2670

Đ an Mạ ch, 427


Bỉ, 436

Phá p, 2431

Nguồn: Bộ tư pháp, 2003

Số trẻ em Việt Nam làm con nuôi các nước từ 1998-2003


nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Việc tăng số lượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong giai đoạn này phải kể đến những quy định được coi là hết sức “thông thoáng” của Nghị định 184/CP. Theo quy định của Nghị định, việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam là con nuôi người nước ngoài được thực hiện từ ba nguồn cơ bản: cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế và gia đình đã tạo cơ hội cho người nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, liên hệ tìm kiếm trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của mình để xin nhận con nuôi một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Pháp lệnh, Nghị định 184/CP và các văn bản khác có liên quan cũng đã phát sinh những bất cập và tồn tại chẳng hạn như:

- Xuất hiện tình trạng môi giới trẻ em cho người nước ngoài, tạo ra dư luận xã hội không tốt đối với vấn đề cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài;

- Nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã lợi dụng hoạt động tài trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng để thực hiện việc môi giới con nuôi. Thông qua hoạt động môi giới con nuôi bất hợp pháp này, nhiều tổ chức nuôi con nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam để trục lợi;

- Việc thu phí và lệ phí giữa các địa phương không thống nhất, nhiều nơi tự đặt ra các khoản phí và lệ phí để yêu cầu người nước ngoài phải nộp. Nhiều khi mức phí này quá cao, gây dư luận không tốt đối với nước ngoài nói chung;

- Những quy định hiện hành không phù hợp với những quy định của các nước trên thế giới, nhất là đối với công ước La Hay.

Chính vì vậy, một lần nữa chúng ta lại đặt ra vấn đề phải sửa đổi, bổ sung những quy định về HNGĐ nói chung và vấn đề HNGĐ có yếu tố nước ngoài nói riêng, trong đó có vấn đề con nuôi. Ngày 9/6/2000 Quốc hội khoá 10 kỳ họp thứ 7 tưhông qua Luật HNGĐ năm 2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001 thay thế luật HNGĐ năm 1986. Chế định nuôi con nuôi được quy định tại chương 8 với 12 điều (từ điều 67 đến điều 78) và tại chương II với 1 điều 105 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sau khi Quốc hội thông qua Luật HNGĐ năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành


một số điều của Luật HNGĐ năm 2000 về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài (gọi tắt là Nghị định 68/CP), trong đó có những thay đổi căn bản về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

1.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay


Ngày 02/01/2003 Nghị định 68/CP có hiệu lực và thay thế Nghị định 184/CP đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và đặc biệt với những quy định hiện hành, chúng ta đã dần tiếp cận với những quy định của thế giới về vấn đề này. Những điểm mới của Nghị định 68/CP so với trước kia đó là:

Thứ nhất, đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi: Theo quy định của Nghị định chỉ có hai đối tượng có thể cho làm con nuôi người nước ngoài đó là:

- trẻ em đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, và

- trẻ em sống tâi gia đình thuộc diện mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin con nuôi.

Thứ hai, về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi: tiếp tục tái khẳng định việc gi6i quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Quan trọng hơn, Nghị định đã chỉ rõ rằng chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại nước mà nước đó với Việt Nam đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Trường hợp ngoại lệ chỉ giải quyết nếu người nước ngoài đã có thời gian sinh sống tại Việt Nam ít nhất 6 tháng trở lên xin nhận đích danh con nuôi là trẻ em đang sinh sống tại gia đình thuộc trường hợp mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi. Đây là quy định hoàn toàn mới, thực sự giúp cho Nhà nước quản lý tốt hơn hoạt động xin con nuôi của người nước ngoài, khắc phục những tồn tại, bất cập của Nghị định 184/CP. Nhưng chính quy định này cũng gây không ít những trở


ngại, khó khăn cho việc giải quyết trẻ em làm con nuôi người nước ngoài sẽ được phân tích trong phần sau.‌

Thứ Ba, cho phép tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: Quy định này thực chất là hợp pháp hoá cho những hoạt động được coi là “ngầm”, “bất hợp pháp” của các văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt là đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

Thứ tư, trình tự thủ tục giải quyết được quy định chi tiết và cụ thể hơn. Với những quy định này, cơ quan đầu mối là Cục con nuôi quốc tế, Bộ tư pháp để giải quyết và xem xét hồ sơ xin con nuôi của người nước ngoài

Thứ năm, thành lập Cục con nuôi quốc tế trực thuộc Bộ tư pháp: lần đầu tiên tại Việt Nam có một cơ quan chuyên môn phụ trách vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cơ quan này có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này và trực tiếp tham gia giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi. Đây là bước tiến bộ vượt bậc và là

Hộp số 1.3: Quy định về Cơ quan trung ương:


1. Mỗi quốc gia ký kết phải chỉ định một cơ quan trung

ương có thẩm quyền (về con nuôi) để thực hiện nghĩa vụ mà Công ước này quy định một cơ quan như vậy

2. Các cơ quan trung ương có thẩm quyền phải hợp tác với nhau và thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà chức trách có

thẩm quyền của các quốc gia đó để đảm bảo việc bảo vệ trẻ em và thực hiện các mục đích khác của Công ước.

(Điều 6,7 Công ước La Hay 1993)

minh chứng chứng tỏ pháp luật Việt Nam đang dần từng bước hội nhập quốc tế, ít nhất trong lĩnh vực HNGĐ có yếu tố nước ngoài (xem hộp số

1.4).

Nói tóm lại, trải qua các thời kỳ, các

giai đoạn lịch sử của dân tộc, chúng ta đã dần từng bước soạn thảo và ban hành các chính sách, pháp luật về vấn đề con nuôi nói chung và con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng một cách hoàn thiện, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em. Tuy nhiên, trong thời gian tới để đạt được mục tiêu gia nhập công ước La Hay 1993 chắc chắn Việt Nam tiếp tục cần phải sửa đổi, bổ sung pháp luật về vấn đề này cho phù hợp hơn nữa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023