Tình Hình Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế Từ Năm 2001 Đến Năm 2011

3.1.2.2 Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây và Luật Nuôi con nuôi năm 2010 hiện nay và các văn bản pháp luật quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đánh dấu sự thay đổi lớn về cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài được quy định chặt chẽ để các cơ quan nhà nước có điều kiện kiểm soát có hiệu quả hơn việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Cơ chế, quy trình, thủ tục, hồ sơ giấy tờ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài theo hướng minh bạch, rõ ràng và cụ thể hơn như: chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở những nước ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi; đối với những nước chưa ký kết điều ước quốc tế, chỉ giải quyết trong một số trường hợp ngoại lệ có tính nhân đạo, theo pháp luật Việt nam;... Với sự kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền của địa phương và Trung ương đối với hồ sơ của trẻ em, đã dần dần tạo ra sự minh bạch hơn về nguồn gốc của trẻ em. Điều này góp phần hạn chế một cách đáng kể các hành vi làm sai lệch hồ sơ về nguồn gốc của trẻ em để cho làm con nuôi người nước ngoài, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ em. Các thông tin về trẻ em được theo dõi, quản lý khá thống nhất từ địa phương đến trung ương.

Từ năm 2001 đến 2011 UBND tỉnh đã giải quyết 35 trường hợp trẻ em trong nước được người nước ngoài nhận làm con nuôi.

Bảng 3.2 Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến năm 2011


NĂM

SỐ TRẺ ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI

ĐỘ TUỔI

HOÀN CẢNH

Dưới 1 tuổi

Trên 1 tuổi

Trẻ có hoàn cảnh khó

khăn, mồ côi

Trẻ bị bỏ rơi, khác

2001

03

03

0

0

03

2002

02

01

01

0

02

2003

03

01

02

0

03

2004

02

0

02

02

0

2005

01

0

01

0

01

2006

09

04

05

07

02

2007

04

01

03

01

03

2008

08

07

01

02

06

2009

02

01

01

0

02

2010

0

0

0

0

0

2011

01

0

01

0

01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 13


[Trích từ báo cáo số liệu hộ tịch hàng năm của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2001 đến năm 2011]

Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy trẻ em tại tỉnh Thừa Thiên Huế được người nước ngoài nhận làm con nuôi rất ít so với nuôi con nuôi trong nước, trung bình mỗi năm có 3,18 trẻ được người nước ngoài nhận nuôi, trong khi đó trẻ được người trong nước nhận nuôi trung bình mỗi năm là 9,8 trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỉ lệ 63%. Trẻ được người nước ngoài nhận nuôi tăng trong 2 năm 2006 và 2008 do thời điểm đó có Văn phòng con nuôi nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây việc cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài tại Việt Nam đang có những dư luận không tốt trên trường quốc tế. Số liệu thống

kê từ cơ quan Trung ương cho thấy số lượng con nuôi được nhận từ Việt Nam là tương đối nhiều và nhìn chung là đang tăng dần trong những năm 2005, 2006, 2007, nhất là tại các nước mà Việt Nam đã ký Hợp tác song phương [17]. Do đó, một số quốc gia đang lo lắng và cho rằng nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam đang tiềm ẩn một số vấn đề đáng báo động.

Tại Thừa Thiên Huế trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi con nuôi bao gồm công dân của các nước như: Pháp, Thụy Điển, Ý, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Canada. Trong đó nhiều nhất là công dân Thụy Điển nhận nuôi 12/35 trẻ; Hoa Kỳ nhận nuôi 10/35 trẻ; Pháp nhận nuôi 06/35 trẻ; Ý nhận nuôi 4/35 trẻ; Đan Mạch nhận nuôi 02/35 trẻ; Canada nhận nuôi 01/35 trẻ. Hầu hết các trường hợp trên được giải quyết từ trước khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực. Sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế mới tham mưu giải quyết 01 trường hợp nuôi có nuôi có yếu tố nước ngoài do cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi.

Tình hình người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trên toàn quốc nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng giảm hẳn sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực. Ví dụ: năm 2009 và 2010 không tiếp nhận hồ sơ nào (02 trường hợp giải quyết năm 2009 là hồ sơ tiếp nhận từ năm 2008). Sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực đến nay Sở Tư pháp mới chỉ tiếp nhận và giải quyết 01 trường hợp. Do Luật Nuôi con nuôi đã có những quy định chặt chẽ hơn về trình tự, điều kiện cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và quy định chặt chẽ hơn hoạt động của các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam, nên tình trạng cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài giảm đáng kể.

Qua nghiên cứu các báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em và nắm bắt từ thực tế một số gia đình nhận nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế thấy rằng trẻ em ở cùng cha mẹ nuôi được chăm sóc tốt, hòa hợp với môi trường sống, cha mẹ nuôi rất tự hào về con nuôi. Đặc biệt thông qua các báo

cáo tình hình trẻ được nhận làm con nuôi người nước ngoài từ gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài, chúng tôi thấy rằng hầu hết trẻ được chăm sóc trong điều kiện kinh tế tốt hơn nhiều so với trước khi được nhận làm con nuôi, con nuôi hội nhập nhanh với môi trường nước nhận, nhiều trẻ phát triển được tài năng trong lĩnh vực văn hóa, âm nhạc, thể thao…cha mẹ nuôi ý thức hướng cho trẻ tìm về cội nguồn và dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ.

Ví dụ: Cháu Lê Thanh Bình, sinh năm 2007, được ông bà Hofman và Deborah (Hoa Kỳ) nhận nuôi năm 2008. Khi nhận nuôi cháu có một số vấn đề về sức khỏe. Nay theo báo cáo mới nhất từ bố mẹ cháu vào tháng 1 năm 2010 thì tình hình sức khỏe của cháu đã khá hơn, cháu đã thích nghi tốt với cuộc sống mới, hiện cháu mang họ tên mới là Charles Binh Hoffman.

Hoặc cháu Lê Thanh Hiếu, sinh năm 2005, được ông bà Rosado và Andrea (Thụy Điển) nhận nuôi năm 2007, sau khi được nhận nuôi cháu được đổi tên thành Mateo Hieu Sequeira Rosado. Hàng năm cha mẹ nuôi đều có báo cáo tình hình phát triển của cháu cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo báo cáo năm 2009 (ngày phỏng vấn 08/01/2009) thì Mateo là một cậu bé hiếu động, thích chạy nhảy và leo trèo và thường được cha mẹ nuôi cho tham gia các hoạt động chung với các gia đình nhận nuôi con nuôi Việt Nam khác trong vùng.

Trước đây các trường hợp người nước ngoài nhận trẻ em tại Thừa Thiên Huế làm con nuôi đều thông qua các Văn phòng con nuôi của các nước đặt tại Việt Nam theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP.

Ví dụ: Trường hợp cháu Hương Giang được ông bà Sven và Ann, người Thụy Điển nhận nuôi năm 2001, thông qua tổ chức AC- Thụy Điển, theo quy trình: Cục Con nuôi quốc tế (nay là Cục Con nuôi) tiếp nhận hồ sơ, giao cho Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để

giới thiệu trẻ em phù hợp với nguyện vọng. Cục Con nuôi quốc tế cho ý kiến, hoàn tất hồ sơ và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Thực tế quá trình giải quyết hồ sơ nuôi của ông bà Sven và Ann cũng như các hồ sơ con nuôi khác thường kéo dài hơn 05 tháng, do phải gửi hồ sơ qua lại giữa Sở Tư pháp và Cục Con nuôi quốc tế, nên các giấy tờ có trong hồ sơ thường bị hết hạn, cần phải làm lại như: phiếu lý lịch tư pháp, Giấy khám sức khỏe của người nhận con nuôi, điều đó làm cho việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trở nên phức tạp hơn.

Về cơ bản hồ sơ của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi không có thay đổi nhiều so với trước đây, nhưng để tạo thuận lợi đối với người nhận nuôi thì thời hạn có giá trị của các giấy tờ trong hồ sơ là 12 tháng (so với quy định trước đây là 06 tháng). Về trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Luật Nuôi con nuôi còn quy định thêm văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi (Khoản 3 Điều 36). Đây là một điểm mới nhằm tránh tình trạng sau khi đã hoàn tất thủ tục nhận con nuôi, bố mẹ nuôi không thể đưa con nuôi về nước đoàn tụ cùng gia đình. Việc này đã từng xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế khi Hoa Kỳ không chấp nhận cho 02 trẻ em đã được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi với lý do nghi ngờ về tính hợp pháp của quá trình giải quyết nuôi con nuôi của Việt Nam và 02 cháu chỉ được nhập cảnh sau khi cơ quan chức năng của Hoa Kỳ đã trực tiếp đi kiểm tra và không phát hiện có vi phạm gì trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi.

Ngoài giải pháp cho trẻ em làm con nuôi, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có hệ thống chăm sóc và nhận hỗ trợ từ một số chương trình của quốc gia. Các tổ

chức tư nhân và tôn giáo cũng cung cấp một số hình thức chăm sóc như mái ấm tình thương, nhà mở và một số hình thức nơi ở tạm thời. Hiện toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 20 trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội. Các cơ sở này nuôi dưỡng này được thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Cho đến nay tại Thừa Thiên Huế không có trường hợp nào bị thu hồi, hủy bỏ việc nuôi con nuôi; các cơ quan chức năng cũng chưa phát hiện có vi phạm nào về nuôi con nuôi xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.3 Hoàn cảnh trẻ được cho làm con nuôi

Điều 9 Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia phê chuẩn có ghi: …“phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly cha mẹ trái với ý muốn của họ”. Tuy nhiên, không phải lúc nào và bất cứ khi nào muốn trẻ em cũng đều được sống trong gia đình cha mẹ đẻ của mình, mà có nhiều lý do khác nhau nên trẻ đã phải rời khỏi gia đình gốc của mình để làm con nuôi người khác.

- Những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị tách rời gia đình cha mẹ đẻ:

Theo thực tế quan sát chúng tôi thấy rằng nghèo đói và thiếu hiểu biết chính là nguyên nhân cơ bản, cộng với các khó khăn trở ngại khác như phụ nữ đơn thân phải chịu sự kỳ thị của mọi người khi có thai và sinh con đã dẫn đến tình trạng trẻ em phải rời khỏi cha mẹ đẻ.

Trẻ rời khỏi gia đình dễ xảy ra ở các bà mẹ đơn thân bởi họ không đủ kinh tế để nuôi con một mình và họ khó có thể đối mặt với sự kỳ thị trong thôn xóm, nơi cư trú do phong tục, truyền thống văn hoá của địa phương. Trong quá trình công tác chúng tôi đã nghe các báo cáo của cán bộ tư pháp về một số trường hợp các bạn gái trẻ lỡ mang thai, không thể loại bỏ cái thai vì lý do y tế, đã đến các cơ sở nuôi dưỡng thuộc các tổ chức tôn giáo để nhận được sự chăm sóc cho đến khi sinh con và bỏ con tại cơ sở nuôi dưỡng này.

Hầu hết những trường hợp này các bạn gái không khai đúng về họ tên, địa chỉ của mình, nên khi trẻ được người khác nhận làm con nuôi khó thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi do không thể tìm kiếm lại được mẹ đẻ của trẻ. Cụ thể: trường hợp của ông Dũng và bà Dịu thường trú tại NB đã nhận một cháu bé từ Tổ ấm Bình Minh tại thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế năm 2009. Đến năm 2010 ông Dũng và bà Dịu đến UBND xã NB để làm thủ tục nhận con nuôi và khai sinh cho con. Tuy nhiên khi xác minh tại tổ ấm Bình Minh thấy thể hiện nguồn gốc của trẻ như sau: ngày 6/8/2009, con trai, mẹ Nguyễn Thị Đào, sinh năm 1988, quê Nghệ An (người mẹ khai không đúng sự thật nên không xác định được nguồn gốc của trẻ), ngoài ra không có thông tin gì hơn. Sau khi phối hợp với cơ quan chức năng của Nghệ An cũng không rõ tung tích của mẹ trẻ. Tổ ấm Bình Minh không có căn cứ pháp lý để cho trẻ làm con nuôi. Do đó, trường hợp này không thể xem xét giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Một số trường hợp tương tự như trên trước đây thường được cán bộ tư pháp- hộ tịch vận dụng giải quyết bằng cách thực hiện lại từ đầu việc trẻ bị bỏ rơi để tiến hành giải quyết việc nuôi con nuôi trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi. Riêng trường hợp của ông Dũng và bà Dịu được cán bộ tư pháp- hộ tịch xã NB hướng dẫn chờ Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực để áp dụng Điều 50 Luật Nuôi con nuôi. Tuy nhiên, việc trả lời của cán bộ tư pháp- hộ tịch chưa thỏa đáng vì trường hợp này nên áp dụng theo Điều 50 Luật Nuôi con nuôi hay giải quyết theo thủ tục trẻ bị bỏ rơi, không xác định được nguồn gốc?

Ngoài ra, khi các gia đình sống trong nghèo khó lại phải đối mặt với trách nhiệm chăm sóc con cái bị bệnh tật, khuyết tật bẩm sinh cũng là một trong lý do cha mẹ từ bỏ trách nhiệm và quyền nuôi con. Theo báo cáo của các Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng thì trẻ có hoàn cảnh đặc biệt về sức khỏe chiếm một tỉ lệ tương đối trong các trung tâm này, những trẻ này ít có cơ hội được nhận làm con nuôi bởi hoàn cảnh đặc biệt.

Có thể phân thành 3 loại trẻ em thường được nhận làm con nuôi đó là: trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị cha mẹ xao nhãng, không chăm sóc và trẻ mồ côi.

+ Trẻ bị bỏ rơi

Là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ, những trẻ em này được tìm thấy mà không có bất cứ thông tin gì về nguồn gốc của chúng. Mặc dù Điều 6 và Điều 7 Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004 nghiêm cấm việc bỏ rơi trẻ em nhưng tình trạng bỏ rơi trẻ em vẫn tồn tại. Điển hình gần đây nhất có 02 trẻ nhỏ bị bỏ rơi tại Bệnh viện Trung ương Huế (tháng 7/2012) và trước cổng chùa Thiên Mụ (tháng 12/2011) đang gây xôn xao trong dư luận.

Do không có con số thống kê đầy đủ về số lượng trẻ em bị bỏ rơi trên toàn tỉnh, nên không xác định được nguyên nhân chính của bỏ rơi và hậu quả của môi trường chăm sóc. Thông thường thì có rất ít thông tin để lại nếu một đứa trẻ bị bỏ rơi ở ngoài đường phố, cơ sở nuôi dưỡng, bệnh viện. Ví dụ như trường hợp cháu bé bị bỏ rơi tại Bệnh viện trung ương Huế vào đầu tháng 7/2012, trẻ bị bỏ rơi với một túi xách quần áo, 1 bình sữa, 1 bình nước, ngoài ra không có bất cứ thông tin, vật dụng gì thêm. Việc thiếu thông tin liên quan đến nguồn gốc của đứa trẻ là cản trở lớn để đảm bảo tính pháp lý về việc cho nhận con nuôi. Tuy nhiên, người nhận con nuôi trong nước lại thích được nhận con nuôi là những trẻ bị bỏ rơi, lý do cũng từ tập quán, suy nghĩ của người dân không muốn con nuôi biết mình là con nuôi và không muốn con nuôi biết về nguồn gốc, cha mẹ đẻ của mình. Có 57/143 trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Trẻ bị cha mẹ xao nhãng, không chăm sóc

Là những trẻ xác định được nguồn gốc, xác định được cha mẹ, nhưng bị cha, mẹ, người giám hộ cho một cá nhân, hoặc cơ sở nào đó chăm sóc ban đầu và đảm bảo trẻ tiếp tục được hưởng phúc lợi và chăm sóc thông qua cá nhân, tổ chức đó hoặc thông qua các hình thức cho con nuôi khác mà không

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024