Qua quá trình nghiên cứu luật của một số nước trên thế giới về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cho thấy có thể phân chia thành hai “hệ thống” pháp luật khác nhau, một “hệ thống” gọi là pháp luật của những nước cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài (Nước gốc) và một “hệ thống” pháp luật của nước nhận trẻ em làm con nuôi (Nước nhận). Chính vì vậy các nước cũng có mối quan tâm khác nhau khi xây dựng những chế định về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đối với Nước gốc, pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài chủ yếu tập trung quy định chặt chẽ về đối tượng trẻ được làm con nuôi và thủ tục cho trẻ em làm con nuôi. Còn đối với Nước nhận, hầu hết các nước quy định chặt chẽ về vấn đề người xin trẻ em làm con nuôi, hệ quả pháp lý của việc nhận con nuôi...
Do vậy, Việt Nam cũng là một trong những nước được coi là Nước gốc cũng cần phải xem xét, học tập, tìm hiểu hệ thống các quy định về nuôi con nuôi của các nước khác trên thế giới là như thế nào bao gồm cả Nước gốc và Nước nhận. Vấn đề này hết sức quan trọng, bởi vì khi nghiên cứu pháp luật của các Nước nhận chúng ta hiểu rõ hơn hệ quả pháp lý của quyết định nuôi con nuôi của Việt Nam tại các nước nhận trẻ làm con nuôi; chúng ta có thể kiểm tra lại tính hợp pháp của các hồ sơ xin con nuôi có yếu tố nước ngoài tại các cơ quan Việt Nam. Đối với việc nghiên cứu pháp luật của Nước gốc, Việt Nam sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc giải quyết các vấn đề về con nuôi.
Ngoài ra, khi Việt Nam đang chuẩn bị ký kết Công ước La Hay 1993 thì việc nghiên cứu luật của các Nước nhận sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu trong việc chuyển hoá nội dung Công ước vào nội luật của từng nước.
3.3.1. Nước nhận con nuôi:
3.3.1.1. Pháp luật của Pháp
Có lẽ, Pháp là một trong những nước ở Châu Âu có hệ thống các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi tương đối đồ sộ và đầy đủ nhất. Đầu tiên phải kể đến Bộ luật dân sự sửa đổi, tiếp đó là Đạo luật số 2001-111 về con nuôi quốc tế và hai nghị định về Giấy phép của Người xin con nuôi (Nghị định 98-771) và Nghị định về các tổ chức nuôi con nuôi số 2002-575.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 5
- Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 6
- Điều Ước Quốc Tế Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Mà Việt Nam Ký Kết, Tham Gia.
- Thực Trạng Tình Hình Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài
- Những Kết Quả Đã Đạt Được Trong Thời Gian Vừa Qua
- Đánh Giá Việc Thực Thi Các Điều Ước Quốc Tế Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Điều kiện đối với người xin con nuôi
Theo pháp luật của Pháp, người xin con nuôi phải có độ tuổi từ 28 tuổi trở lên và hơn trẻ em làm con nuôi ít nhất là 15 tuổi. Đối với cặp vợ chồng xin con nuôi thì phải cùng chung sống có hôn thú và không ly thân ít nhất là 2 năm. Ngoài ra, người xin con nuôi còn phải đáp ứng các điều kiện về hoàn cảnh gia đình, điều kiện vật chất, tâm lý và sức khoẻ đảm bảo cho việc xin con nuôi. Các điều kiện trên đều được các cơ quan có thẩm quyền của các nước Nhận điều tra, đánh giá dưới hình thức lập bản báo cáo tâm lý và xã hội của Người xin con nuôi. Theo pháp luật của Pháp, cơ quan tiến hành đánh giá các điều kiện tâm lý – xã hội chính là cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận cho nhận trẻ em làm con nuôi (tức là Phòng trợ giúp xã hội thuộc Hội đồng tỉnh nơi Người xin con nuôi cư trú).
Xác nhận tư cách xin con nuôi của người xin con nuôi
Sau khi tiến hành đánh giá nói trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép cho nhận trẻ em làm con nuôi đối với người xin con nuôi, Giấy phép này xác nhận tư cách xin con nuôi hợp pháp của người xin con nuôi và trên cơ sở đó người xin con nuôi có thể tiến hành các thủ khác có liên quan như là xin visa, giấy lưu trú dài hạn cho trẻ, làm hồ sơ xin trẻ tại nước gốc. Theo pháp luật của Pháp, Giấy phép có giá trị trong phạm vi của tỉnh nơi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Mọi trường hợp thay đổi địa chỉ trong khi đang tiến hành điều tra xã hội và tâm lý, hoặc là phải tiến hành lại từ đầu hoặc tiếp tục tuỳ theo chính sách riêng của mỗi tỉnh. Đối với công dân Pháp đang sống hoặc công tác tại nước ngoài xin Giấy phép tại cơ quan cấp tỉnh nơi người đó trước đây đã cư trú. Đối với cặp vợ chồng có quốc tịch khác nhau, nếu cư trú tại Pháp sẽ xin Giấy phép tại nơi cư trú chung, Đối với cặp vợ chồng mà một trong hai người có quốc tịch Pháp và cư trú tại một nước khác theo quốc tịch của người kia thì phải tuân theo pháp luật nơi họ cư trú.
Điều kiện đối với trẻ em làm con nuôi
Trước hết, đối với trẻ em có nguồn gốc từ nước ngoài thì trước hết phải đáp ứng các quy định pháp luật của nước nơi trẻ em sinh sống trước khi được nhận làm con nuôi, đồng thời còn phải tuân thủ các điều kiện như:
- Quyết định đồng ý cho trẻ làm con nuôi: trước hết quyết định này phải được đưa ra tại Nước gốc và tuân thủ theo các quy định về hình thức của Nước gốc. Để quyết định hình thức nuôi con nuôi là đơn giản hay chọn vẹn thì Cơ quan có thẩm quyền của Pháp sẽ xem xét nội dung của Giấy chấp thuận. Nếu là một đơn xin công nhận nuôi con nuôi trọn vẹn thì nội dung của Giấy chấp thuận phải thể hiện rõ sự cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ trước đó và việc thiết lập một quan hệ gia đình mới sẽ không thể huỷ bỏ. Một quyết định chấp thuận cho trẻ làm con nuôi mà vi phạm pháp luật nước ngoài sẽ không có giá trị tại Pháp cho dù quyết định đó được đưa ra trong điều kiện nào đi chăng nữa.
- Điều kiện đối với chính trẻ em: cũng giống như điều kiện nói trên, đối với điều kiện này, trẻ em trước hết phải thoả mãn các điều kiện làm con nuôi theo pháp luật mà trẻ em đó mang quốc tịch.
Hệ quả pháp lý của quyết định nuôi con nuôi nước ngoài
Theo quy định của Pháp, quyết định nuôi con nuôi trọn vẹn phát sinh hệ quả về mặt quốc tịch và hộ tịch của trẻ được nhận làm con nuôi đó là: nếu trẻ em được nhận làm con nuôi trọn vẹn sẽ có quốc tịch Pháp kể từ khi trẻ đó được sinh ra, dù trẻ em được sinh ở bất kỳ đâu. Còn đối với trẻ em được nhận làm con nuôi theo chế định đơn giản (thường áp dụng cho trẻ em Việt Nam) thì không có ảnh hưởng nào tới quốc tịch của trẻ em đó đang mang. Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu trẻ em có thể yêu cầu nhập quốc tịch Pháp thông qua thủ tục thông báo trước toà sơ thẩm có thẩm quyền hẹp khi trẻ đó 16 tuổi mà không cần có sự cho phép của người đại diện hợp pháp. Nếu như trẻ em chưa đạt tới độ tuổi đó thì người đại diện hợp pháp, đó là cha mẹ nuôi thay mặt trẻ để tiến hành thủ tục xin quốc tịch.
Hệ quả về mặt hộ tịch: Trong trường hợp trẻ em được làm con nuôi theo chế định trọn vẹn thì đồng nghĩa với trẻ nhận được giấy khai sinh theo pháp luật của Pháp và sẽ được ghi chú vào Sổ hộ khẩu gia đình như những trẻ do chính cha mẹ sinh ra, hoặc như trẻ nhận tại Pháp. Đối với trường hợp con nuôi đơn giản sẽ chỉ được ghi chú bên lề Giấy khai sinh của trẻ lập trên một danh mục hộ tịch của Pháp. Quyết định đó được ghi chú chỉ với mục đích thông báo và lưu trữ. Khi trẻ đó được
nhập quốc tịch Pháp theo thủ tục thông báo sẽ làm lại Giấy khai sinh và quyết định nuôi con nuôi đơn giản vẫn được ghi chú.
Các cơ quan giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
- Cơ quan con nuôi trung ương (MAI, đến tháng 5/2006 cơ quan AFA thay thế MAI): cơ quan này trực thuộc Bộ Ngoại giao, bao gồm các thành viên của Bộ Tư pháp, Bộ An sinh và các vấn đề xã hội, Bộ Ngoại giao. Cơ cấu hỗn hợp cho phép ba Bộ tập trung phối hợp để xem xét các vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi quốc tế, tập trung quản lý, bảo đảm thực hiện một cách thống nhất các chính sách về hoạt động này. MAI có chức năng là cơ quan cấp quốc gia trong hoạt động cũng như là hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, hoạt động với các chức năng như: cấp visa cho trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi; nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xin con nuôi và các điều kiện xin con nuôi của người xin con nuôi; thông tin về quy định pháp luật của Nước gốc; giám sát hoạt động của Tổ chức con nuôi của Pháp...
- Chủ tịch Hội đồng tỉnh: cơ quan này có chức năng và thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận cho phép nhận trẻ trong nước hoặc nước ngoài làm con nuôi, sau khi đã có Bản báo cáo điều tra tâm lý – xã hội về người xin con nuôi. Giúp việc cho Hội đồng tỉnh để giải quyết các công việc có liên quan là phòng trợ giúp xã hội trẻ hoặc phòng đoàn kết. Những người làm trong bộ phận này có trách nhiệm tiến hành các điều tra tâm lý – xã hội của người xin con nuôi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng tỉnh trước khi cấp Giấy chấp thuận.
- Viện công tố Nantes: có chức năng xem xét tính đối kháng và tính hợp lệ của Quyết định nuôi con nuôi của nước ngoài, trên cơ sở đó quyết định xem xét việc nhận nuôi con nuôi là đơn giản hay trọn vẹn.
- Toà án sơ thẩm có thẩm quyền rộng: có thẩm quyền chuyển đổi các quyết định nuôi con nuôi đơn giản thành nuôi con nuôi trọn vẹn, sau khi người xin con nuôi đã hoàn tất các thủ tục nhận con nuôi tại nước ngoài.
- Bộ phận lãnh sự trực thuộc Đại sứ quán Pháp tại nước ngoài: có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan trong hoạt động trao đổi thông tin, trợ giúp kỹ thuật
cho Cơ quan con nuôi trung ương của Nước gốc, trợ giúp người xin con nuôi là công dân Pháp.
- Các tổ chức con nuôi của Pháp: các tổ chức này được thành lập và hoạt động theo Luật hiệp hội của Pháp. Các tổ chức này đóng vai trò trung gian trong hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài. Ngày nay, Pháp có khoảng 52 tổ chức nuôi con nuôi và hoạt động trên 28 nước trên thế giới. ở Việt Nam, các tổ chức nuôi con nuôi của Pháp hoạt động tương đối hiệu quả và có rất nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ công dân Pháp xin con nuôi là trẻ em Việt Nam.
3.3.1.2. Pháp luật của Thuỵ Điển
Vấn đề con nuôi nước ngoài trở thành một vấn đề lớn ở Thuỵ Điển bắt đầu kể từ khi chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, tuy nhiên trong thời gian này việc nhận con nuôi mang tính chất tự phát của các cá nhân trong cộng đồng khi coi những đứa trẻ vì chiến tranh loạn lạc phải đến cư trú tại Thuỵ Điển và được các gia đình Thuỵ Điển nhận và chăm sóc nuôi dưỡng như con đẻ của mình. Vào cuối những năm 1950, sáng kiến về việc xin con nuôi nước ngoài được những công dân Thuỵ Điển làm việc ở nước ngoài khởi xướng, và đến giữa những năm 1960 Thuỵ Điển đã chính thức đặt mối quan hệ và nuôi con nuôi với các nước khác trên thế giới. Kể từ giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, hàng năm có khoảng từ 900 đến 1800 trẻ em của các nước trên thế giới được nhận làm con nuôi tới Thuỵ Điển. Tính đến nay, có khoảng 45.000 trẻ em trên khắp thế giới được công dân Thuỵ Điển nhận làm con nuôi và đa phần trẻ em được nhận làm con nuôi là đến từ các nước ngoài Châu Âu [32]. Trong năm 2003, Thuỵ Điển đã tiếp nhận khoảng 1.046 trẻ em trong đó có khoảng 920 trẻ em được tiếp nhận thông qua các tổ chức được uỷ quyền. Trong tổng số trẻ em được tiếp nhận thì trong đó trẻ em Trung Quốc chiếm phần lớn (xem biểu đồ số 1.3) [34]:
Biểu đồ số 1.3: Số lượng trẻ em làm con nuôi Thụy Điển
400
350
300
250
200
150
100
50
Trung Quốc
0
Sè
Nam Phi Nga Colombia ấn Đ ộ Thá i Lan
Việt Nam
Hàn
Quốc
lư ợ ng trẻ em
Cơ quan nuôi con nuôi của Thuỵ Điển
Vào năm 1973 Chính phủ Thuỵ Điển thành lập Hội đồng con nuôi quốc tế (viết tắt là NIA) để giải quyết vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngày 1/7/1981 Nghị quyết của Chính phủ Thuỵ Điển đã đổi tên Hội đồng này thành Uỷ ban Quốc gia về con nuôi quốc tế (NIA) là cơ quan chuyên trách trực thuộc Bộ các vấn đề xã hội và sức khoẻ. Đến năm 2004, Chính phủ Thuỵ Điển quyết định nâng cấp Uỷ ban này trở thành Cơ quan con nuôi quốc tế của Thuỵ Điển (viết tắt là MIA) theo như Công ước La Hay quy định. Theo quy định của pháp luật Thuỵ Điển, MIA có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Uỷ quyền và giám sát các tổ chức tự nguyện;
Xem xét tiến trình xin con nuôi có được chấp nhận hoặc không trước khi trẻ em rời khỏi nước gốc đối với những trường hợp cá nhân có mối quan hệ họ hàng với trẻ em được nhận làm con nuôi;
Theo dõi, giám sát sự phát triển quốc tế và thu thập thông tin liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
Theo dõi, giám sát sự phát triển của chi phí về con nuôi;
Đàm phán với các tổ chức cơ quan, nhà nước có thẩm quyền với các nước khác;
Thực hiện việc cung cấp thông tin hoạt động và hỗ trợ cho các tổ chức và cơ quan được uỷ quyền;
Tư vấn cho những người xin con nuôi và Uỷ ban quốc gia về vấn đề sức khoẻ và y tế và những tổ chức được uỷ quyền trong vấn đề nuôi con nuôi [36]
MIA có một Hội đồng đặc biệt bao gồm 6 thành viên có trách nhiệm giám sát mọi họat động của MIA. Tổng giám đốc của MIA đồng thời là chủ tịch của Hội đồng này.
Chính sách và pháp luật của Thuỵ Điển về vấn đề con nuôi quốc tế
Thuỵ Điển công bố chính sách về nuôi con nuôi quốc tế đó là đặt lợi ích của trẻ có tầm quan trọng tối cao nhất như là chính sách chăm sóc đối với trẻ em Thuỵ Điển. Quan điểm của Chính phủ Thuỵ Điển là sự cân bằng của nuôi con nuôi quốc tế nên được đảm bảo giữa việc cung cấp cho trẻ em những triển vọng tốt đẹp cùng với việc tạo ra sợi dây và mối quan hệ gia đình giữa trẻ em và cha mẹ nuôi, đó mới là ý nghĩa của việc nhận con nuôi.
Hiện nay, Thuỵ Điển có những bộ luật sau liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi quốc tế:
Đạo luật về dịch vụ xã hội (2001:453) Bộ luật về cha mẹ và trẻ em (1949:381)
Đạo luật (1971:796) về mối liên hệ pháp luật quốc tế liên quan đến con nuôi
Pháp lệnh (1976:834) về việc kiểm tra quyết định của nước ngoài về con nuôi
Đạo luật (1997:191) về việc Thuỵ Điển gia nhập Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Đạo luật hỗ trợ nuôi con nuôi quốc tế (1997:192)
Đạo luật về người nước ngoài (2005:716) Đạo luật (2001:82) về quốc tịch
Pháp lệnh (2004:1145) hướng dẫn về cơ quan con nuôi quốc tế Thuỵ Điển [38]
Theo quy định tại chương 6 Đạo luật về dịch vụ xã hội thì tất cả mọi gia đình muốn xin con nuôi phải đảm bảo rằng được sự cho phép của uỷ ban các vấn đề xã hội của địa phương. Để cấp giấy phép này, Uỷ ban các vấn đề xã hội của địa phương tiến hành cuộc điều tra một cách cẩn trọng về khả năng của cha mẹ nuôi tương lai bao gồm những nội dung sau: điều kiện sống hiện tại; các điều kiện trước kia; về vấn đề sức khoẻ; vấn đề cá nhân; tình trạng hôn nhân; kinh nghiệm và kiến thức về trẻ em... [39]. Cuộc điều tra này được tiến hành bởi những chuyên gia về xã hội. Chỉ những cha mẹ nuôi tương lai đáp ứng đủ các điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận cho phép nhận nuôi con nuôi và giấy chấp nhận này cũng chỉ có giá trị trong thời gian là 2 năm.
Trước khi thực hiện việc xin con nuôi ở nước gốc, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Thuỵ Điển sẽ xem xét giấy phép này đã được cấp hay chưa để thực hiện quá trình xin con nuôi.
Để xin được con nuôi, cha mẹ nuôi còn phải đảm bảo các điều kiện sau: ít nhất phải từ 25 tuổi
Phải được phép của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý cho làm con nuôi
Những người không phải là vợ chồng thì không được phép nhận con nuôi đồng thời là vợ chồng cũng không được phép nhận con nuôi nếu không cùng nhận. Hai người cùng giới cũng có thể nhận trẻ em làm con nuôi nếu hai người này có đăng ký. Người độc thân cũng có thể nhận trẻ em làm con nuôi [33]
Hậu quả pháp lý của việc nhận con nuôi