Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 6


Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hoặc Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi uỷ quyền, nộp lệ phí và bản cam kết thông báo tình hình phát triển của con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em và 01 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi.

Bước 6: Quyết định cho người nước ngoài nhận con nuôi

Việc ra quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài chỉ khi đã hoàn tất hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi theo quy định của pháp luật, người nhận con nuôi đang có mặt tại Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi.

Theo quy định tại điều 48, Nghị định 68/CP thì trong thời gian 07 ngày, Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi với các điều kiện sau:

- Có bản giải trình của Sở Tư pháp trình và kèm theo hồ sơ xin trẻ

- Xét thấy việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài là biện pháp tốt nhất bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em đó và không thuộc trường hợp từ chối đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Nghị định.

Sau khi ký Quyết định cho nhận con nuôi, Chủ tịch UBND sẽ trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức giao nhận con nuôi theo thủ tục chung, tổ chức ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 7: Giao nhận con nuôi

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Sở Tư pháp phải tiến hành việc giao nhận con nuôi cho cha mẹ nuôi. Lễ giao nhận trẻ được tổ chức tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, bên nhận là cha mẹ nuôi, bên giao là đại diện cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ. Việc giao nhận con nuôi phải được ghi đầy đủ trong Biên bản giao nhận con nuôi theo mẫu quy định, có đầy đủ chữ ký của bên nhận, bên giao và đại diện Sở Tư pháp. Theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


quy định của Thông tư 07/2002 thì việc giao nhận không chấp nhận việc uỷ quyền giao con nuôi, nhận con nuôi. Nếu vì lý khách quan (ốm đau, bệnh tật, bận công tác...) mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt để nhận con nuôi, thì việc giao nhận con nuôi phải hoãn lại. Trong trường hợp hai vợ chồng cùng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt thì phải có giấy uỷ quyền cho người kia; giấy uỷ quyền phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận. Trong trường hợp bên giao con nuôi là cha mẹ đẻ của trẻ em, nhưng vì lý do khách quan mà một trong hai người không thể có mặt thì cũng phải có giấy uỷ quyền cho người kia, giấy uỷ quyền phải được UBND cấp xã, nơi người đó cư trú xác nhận. Đại diện của Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài có thể tham dự lễ giao nhận con nuôi với tư cách là người chứng kiến chứ không được phép nhận trẻ em với tư cách là bên nhận.

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 6

Tại lễ giao nhận, đại diện Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Quyết định cho các bên. Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi được làm 04 bản chính: 01 bản trao cho Bên nhận là cha mẹ nuôi; 01 bản trao cho bên giao; 01 bản lưu tại Sở Tư pháp; 01 bản gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế Bộ tư pháp.

Nói chung, trải qua một khoảng thời gian tương đối dài (120 ngày theo quy định của pháp luật) trong quá trình xin nhận con nuôi, thì lễ bàn giao con nuôi dường như là điểm mốc cuối cùng của qúa trình này và trên thực tế có rất nhiều lễ bàn giao con nuôi diễn ra hết sức cảm động, chân tình. Thông qua đó càng làm gắn chặt mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi đối với Việt Nam nói riêng mà còn tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và nước nơi cha mẹ nuôi cư trú.

Bước 8: Quản lý hồ sơ và theo dõi tình hình phát triển của trẻ sau khi được cho làm con nuôi người nước ngoài.

Có thể cho rằng đây là bước hậu cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, bởi vì sau khi bàn giao cho cha mẹ nuôi xong thì dường như quá trình giải quyết con nuôi đã chấm dứt. Tuy nhiên, về mặt quản lý Nhà nước và trách nhiệm của cha mẹ nuôi với nước cho vẫn tiếp tục.


Về nguyên tắc, toàn bộ hồ sơ xin nhận con nuôi (gồm hồ sơ của cha mẹ nuôi người nước ngoài và hồ sơ của trẻ em Việt Nam cùng các giấy tờ liên quan khác) do Cơ quan con nuôi quốc tế Bộ tư pháp trực tiếp thống nhất quản lý trong phạm vi toàn quốc. Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài theo dõi về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi cho đến khi trẻ đủ 18 tuổi. Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan con nuôi quốc tế, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 6, điều 49, Nghị định 68/CP bao gồm:

- Một bản chính Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

- Một bản chính Biên bản giao nhận con nuôi

- Một bản chính Giấy cam kết thông báo về tình hình phát triển của con

nuôi

- Các giấy tờ liên quan khác, nếu có, trừ các giấy tờ đã có trong hồ sơ

của trẻ em và của người xin nhận con nuôi.

Ngoài ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Tư pháp còn có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh quản lý toàn bộ hồ sơ của trẻ em trong địa bàn tỉnh đã được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi, cũng như theo dõi tình hình phát triển của trẻ em cho đến năm 18 tuổi theo thông báo hàng năm của cha mẹ nuôi.

Như vậy, qua phần phân tích ở trên cho thấy để giải quyết việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài phải trải qua ít nhất là 8 bước khác nhau, với thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong từng giai đoạn. Tổng thời gian theo quy định của pháp luật Việt Nam để giải quyết vấn đề này là 120 ngày đối với trường hợp xin đích danh trẻ.

Trường hợp không xin đích danh trẻ:


Nói chung trong trường hợp này về quy trình, thủ tục cũng tương tự như trường hợp xin đích danh trẻ nêu ở trên, tuy nhiên có bổ sung thêm một số công đoạn như sau:


1. Cơ quan con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp gửi công văn cho Sở Tư pháp nơi người xin nhận con nuôi có nguyện vọng kèm theo bản chụp đơn của người xin nhận con nuôi để Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em.

2. Sau khi nhận được công văn của Cơ quan con nuôi, trong thời hạn là 15 ngày, Sở Tư pháp có công văn đề nghị cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện, phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi để giới thiệu làm con nuôi. Sau khi đã lựa chọn được trẻ, Sở Tư pháp làm công văn trả lời Cơ quan con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp.

3. Cơ quan con nuôi, trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp phải có trách nhiệm làm công văn thông báo cho người nhận con nuôi về kết quả việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan con nuôi quốc tế, người xin nhận con nuôi phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan con nuôi quốc tế về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi. Nếu người xin nhận con nuôi đồng ý thì Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi con nuôi làm hồ sơ trẻ em. Trường hợp không đồng ý, Cơ quan con nuôi cũng phải có công văn thông báo cho Sở Tư pháp biết để Sở thông báo cho cơ sở nuôi dưỡng.

Quá trình giải quyết cũng như thời hạn cho con nuôi chỉ được tính khi nhận được văn bản trả lời đồng ý nhận trẻ em đó làm con nuôi của người nhận nuôi.

3.1.3.2. Trường hợp giải quyết việc nuôi con nuôi tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam

Theo quy định tại điều 5, Nghị định 68/CP thì cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam chỉ giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại nước tiếp nhận xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú tại nước đó làm con nuôi nếu trẻ em đó hiện tại không có hộ khẩu thường trú ở trong nước. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam được xin nhận làm con nuôi hiện có hộ khẩu thường trú ở trong nước thì thẩm quyền, trình


tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký con nuôi theo như đã trình bày tại mục 3.2.3 nói trên.

Nếu xét thấy việc xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm con nuôi không thuộc những trường hợp từ chối đăng ký quy định tại điều 50, Nghị định 68/CP và là biện pháp bảo đảm lợi ích của trẻ em đó thì người đứng đầu Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ký quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Trong trường hợp từ chối cho nhận con nuôi thì Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thông báo bằng văn bản cho người xin nhận con nuôi, trong đó nêu dõ lý do từ chối.

Sau khi hoàn tất việc giao nhận con nuôi, Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm thông qua Bộ ngoại giao, gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế hồ sơ con nuôi để quản lý chung.

Tuy nhiên, khi xem xét các quy định từ điều 52 đến điều 56, Nghị định 68/CP thì thấy rằng quy trình, thủ tục giải quyết con nuôi trong trường hợp này đơn giản hơn nhiều so với trường hợp xin trẻ em Việt Nam hiện đang cư trú ở trong nước. Nhưng thời hạn để giải quyết cũng là 120 ngày kể từ ngày Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.1.3.3. Trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới

Theo quy định của điều 71, Nghị định 68/CP thì công dân của nước láng giềng thường trú ở khu rực biên giới với Việt Nam muốn nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới làm con nuôi phải làm đơn theo mẫu quy định trong đó có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng đó về việc đương sự có đủ điều kiện nuôi con nuôi. Nếu vợ chồng xin nhận con nuôi thì trong đơn phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

Kèm theo đơn phải có giấy của cha mẹ đẻ của trẻ em về việc đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi. Trong trường hợp cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đó đà chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần giấy đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết hoặc bị tuyên bố


là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ của trẻ em đó. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý bằng văn bản của bản thân trẻ em đó.

Các giấy tờ nêu trên được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại UBND cấp xã nơi thường trú ở khu vực biên giới của trẻ em Việt Nam được xin nhận làm con nuôi. Khi nộp hồ sơ, đương sự phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 69 của Nghị định này để kiểm tra.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc xin nhận con nuôi trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc xin nhận con nuôi, UBND cấp xã có công văn gửi Sở Tư pháp, kèm theo 01 bộ hồ sơ để xin ý kiến.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của UBND cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, UBND cấp xã quyết định việc cho nhận con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi như đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Như vậy có thể thấy rằng, riêng trường hợp này, sau khi UBND xã tiến hành giao nhận con nuôi thì toàn bộ hồ sơ không gửi về cho Cơ quan con nuôi quốc tế theo quy định chung mà lưu tại địa phương cũng như không thấy vai trò của Cơ quan con nuôi quốc tế trong việc theo dõi, giám sát, quản lý trong vấn đề này. Theo tôi, đây cũng là vấn đề cần phải xem xét lại trong tương lai.

3.1.3.4. Trường hợp từ chối cho nhận con nuôi


Trong những phần trình bày ở trên cho thấy cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyền từ chối đăng ký việc xin nhận con nuôi nhưng phải nêu rõ lý do. Vậy những trường hợp nào thì được phép từ chối? Theo quy định của điều


50, Nghị định 68/CP người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi sẽ bị từ chối trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, người xin nhận con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật của nước nơi người đó thường trú.

Thứ hai, người nhận con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ ba, trẻ em được nhận làm con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ tư, có căn cứ để khẳng định việc nuôi con nuôi là nhằm mục đích buôn bán trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm phạm tình dục đối với trẻ em, thu lợi vật chất bất hợp pháp hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.

Sau khi kiểm tra xem xét tại Cơ quan con nuôi quốc tế hoặc thẩm tra, xác minh tại Sở Tư pháp hoặc cơ quan công an mà phát hiện người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp nêu trên, theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan này, UBND cấp tỉnh có quyền từ chối việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và thông báo bằng văn bản cho các đương sự biết.

Trong trường hợp người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi từ chối nhận trẻ đã được giới thiệu, Cục con nuôi quốc tế có công văn gửi Sở Tư pháp để Sở thông báo lại cho cơ sở nuôi dưỡng biết để giới thiệu trẻ em khác.

Nếu người xin con nuôi muốn trẻ em khác làm con nuôi thì hồ sơ của người này chỉ được xem xét giải quyết sau 12 tháng kể từ ngày người đó từ chối trẻ em đã được giới thiệu [29].

3.1.4. Hệ quả pháp lý đối với việc nuôi con nuôi

Theo quy định của Luật HNGĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì việc nuôi con nuôi sau khi hoàn tất các thủ tục và được công nhận đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Điều đó cũng có nghĩa là cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đẻ và con đẻ. Pháp luật Việt Nam không quy định việc trẻ em làm con nuôi thì sẽ chấm dứt về mặt pháp lý mối quan hệ giữa cha mẹ


đẻ và trẻ em được cho làm con nuôi. Ngoài ra, theo Luật quốc tịch Việt Nam quy định: “trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi sẽ đồng thời duy trì hai mối quan hệ pháp lý đó là với cha mẹ nuôi và cả với cha mẹ đẻ, đây là vấn đề còn là khoảng trống của pháp luật hiện hành.

3.1.5. Vai trò của các cơ quan giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

3.1.5.1. Cơ quan nuôi con nuôi trung ương (Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp)

Mô hình cơ quan Trung ương tập trung chỉ đạo và giải quyết trực tiếp các vấn dề nuôi con nuôi quốc tế được thiết lập hầu như tuyệt đại đa số tại 55 nước thành viên của công ước La Hay 1993 cũng như ở một số nước khác chưa phải là thành viên của Công ước này [26, tr.74-75]. Áp dụng mô hình này, với mục tiêu gia nhập công ước La Hay trong thời gian sớm nhất, Việt Nam đã thành lập Cục con nuôi quốc tế trực thuộc Bộ Tư pháp (theo quyết định 337/2003/QĐ-BTP). Theo quy định của Nghị định 68/CP thì Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp với chức năng chính là:

Hộp số: 1.5

Vai trò và MQH theo quy định pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

UBND TỈNH

Cơ sở nuôi dưỡng

SỞ TƯ PHÁP

BỘ TƯ PHÁP CỤC CON NUÔI QT

CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NN

Công an

tỉnh

BỘ CÔNG AN

BỘ NGOẠI GIAO

Quan hệ phối hợp

41

Quan hệ chỉ đạo

- Giúp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Giải

quyết việc nuôi con

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí