Thủ Tục Công Nhận Việc Nuôi Con Nuôi Đã Đăng Ký Tại Cơ Quan Có Thẩm Quyền Của Nước Ngoài

Cục Con nuôi đề nghị cơ quan có liên quan trong nước thẩm tra, xác minh và trả lời cho Cơ quan đại diện. Trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đại diện thông báo lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi.

2.4.2.4. Thủ tục công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Đây là trường hợp công dân Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ được công nhận tại Việt Nam và ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi.

Khoản 2 Điều 30 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định việc ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú.

Người có yêu cầu ghi chú việc nuôi con nuôi phải xuất trình với Sở Tư pháp bản chính giấy tờ đăng ký việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Sở Tư pháp sẽ tiến hành kiểm tra xem việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có vi phạm các quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi hay không. Nếu việc đăng ký nuôi con nuôi đúng thủ tục và không vi phạm một trong các trường hợp tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp ghi chú việc nuôi con nuôi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và cấp cho người có yêu cầu ghi chú Giấy xác nhận đã ghi chú việc nuôi con nuôi đó.

2.4.3. Vấn đề nuôi con nuôi thực tế và đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý. Về nguyên tắc, việc nuôi con nuôi không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không có giá trị pháp lý, các bên không được công nhận có quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật.

Trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi ở nước ta đã từng tồn tại việc nuôi con nuôi thực tế. Trong từng giai đoạn lịch sử, việc nuôi con nuôi

thực tế đã từng được pháp luật điều chỉnh và công nhận giá trị pháp lý. Nuôi con nuôi thực tế là việc nuôi con nuôi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích nuôi con nuôi, trong đó các bên đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau, việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền [20].

Theo Luật HN & GĐ năm 2000, về nguyên tắc những trường hợp nhận nuôi con nuôi diễn ra trước ngày 01/01/2001 nếu chưa đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền đều không được công nhận có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp ngoại lệ nhận con nuôi giữa đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng sâu vùng xa theo Điều 16 Nghị định 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 về việc quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. Đồng thời mọi trường hợp nuôi con nuôi sau ngày 01/01/2001 mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đều không có giá trị pháp lý. Quy định này là chưa hợp lý và nếu áp dụng những quy định về nuôi con nuôi thực tế một cách cứng nhắc như trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, không phù hợp với thực tế của quan hệ nuôi con nuôi. Bởi vì, có nhiều trường hợp, quan hệ nuôi con nuôi đã được xác lập trên thực tế, giữa hai bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau, việc nuôi con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi và đã tồn tại trong một thời gian dài, được mọi người công nhận, đến nay con nuôi có thể đã trên 15 tuổi, nhưng nếu các bên có nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thì không có cơ sở pháp lý để giải quyết, vì vậy quyền lợi của các bên không được bảo đảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Vấn đề này đã được Luật Nuôi con nuôi năm 2010 điều chỉnh. Theo quy định của Luật nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam

với nhau chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/01/2011) thì sẽ được đăng kí trong thời hạn 05 năm, nếu các bên đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50, đó là:

Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 9

- Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

- Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

- Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Đây là một điểm mới của Luật Nuôi con nuôi có ý nghĩa hết sức to lớn để bảo vệ quyền và lợi ích của người nuôi và con nuôi đã phát sinh trên thực tế nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm ngăn ngừa, hạn chế những tác động, tranh chấp phát sinh từ việc nuôi con nuôi thực tế. Đồng thời, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở địa phương. Việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế được thực hiện nếu các bên thỏa mãn các điều kiện tại khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi đã đảm bảo sự chặt chẽ trong việc thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế.

Việc các bên có đủ điều kiện nuôi con nuôi tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi sẽ đảm bảo việc nuôi con nuôi được thực hiện đúng mục đích, người nhận nuôi thực sự mong muốn xác lập quan hệ gia đình bền vững với đứa trẻ đó. Các điều kiện đó là: người được nhận nuôi phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, người nhận nuôi con nuôi thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi. Đây là điều kiện bắt buộc và quan trọng để xem xét công nhận việc nuôi con nuôi thực tế. Việc các bên có mong muốn xác lập quan hệ nuôi con nuôi thực tế nhưng tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi các bên không đáp ứng các điều

kiện của việc nuôi con nuôi thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ không được công nhận giá trị pháp lý.

Điều kiện thứ hai là đến thời điểm Luật nuôi con nuôi có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ con vẫn còn tồn tại và cả hai bên còn sống. Đây là điều kiện mang ý nghĩa thực tế. Nếu tại thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ cha mẹ và con không còn tồn tại hoặc một trong hai bên đã chết thì việc công nhận nuôi con nuôi thực tế không cần đặt ra.

Điều kiện thứ ba là giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Đây là điều kiện đảm bảo việc nuôi con nuôi con nuôi thực tế đã xác lập thể hiện đúng ý chí của các bên chủ thể, quan hệ nuôi con nuôi thể hiện mong muốn xác lập quan hệ gia đình bền vững, có sự chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Trường hợp, tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi các bên không thỏa mãn các điều kiện theo luật định, cơ quan có thẩm quyền không thể công nhận việc nuôi con nuôi thực tế. Tuy nhiên, các bên vẫn có thể đăng ký nuôi con nuôi nếu thời điểm hiện tại cả hai bên còn đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập có giá trị pháp lý kể từ thời điểm đăng ký.

Quy định chặt chẽ về các điều kiện để công nhận việc nuôi con nuôi thực tế như trên đã bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người nhận nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi. Đồng thời cũng hạn chế được những hành vi lợi dụng việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế nhằm mục đích trục lợi như: việc nuôi con nuôi mặc dù đã chấm dứt, con nuôi đã trưởng thành và không còn đủ điều kiện để cho làm con nuôi người khác nhưng muốn nhập hộ khẩu hoặc mang quốc tịch của bố mẹ nuôi nên đã thỏa thuận

một lợi ích nhất định với cha mẹ nuôi trước kia để được công nhận quan hệ nuôi con nuôi thực tế …

Về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế: theo hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thời hạn đăng ký từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi. Việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi sẽ có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Đây là một quy định hợp lý và khắc phục được hạn chế của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về việc giải quyết nuôi con nuôi thực tế tại Việt Nam hiện nay.

Về trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế: Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, người nhận con nuôi phải làm tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho UBND cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong tờ khai cần ghi rò ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng và các giấy tờ kèm theo đó là: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi; Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi; Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi (nếu có); Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi (nếu có). Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh nếu các bên có đủ điều kiện theo quy định thì UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.

Khi tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUÔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY

3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi

Luật nuôi con nuôi ra đời cùng với việc Công ước Lahay số 33 có hiệu lực thi hành tại Việt Nam đã tạo ra một khung pháp lý về nuôi con nuôi của Việt Nam. Pháp luật nuôi con nuôi Việt Nam đang được hoàn thiện theo hướng tiệm cận với những chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền của trẻ em thông qua các quy định về việc nuôi con nuôi và thực hiện cơ chế hợp tác quốc tế đa phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Các quy định về việc cho nhận con nuôi trong nước cũng chặt chẽ hơn đảm bảo quyền lợi của trẻ em một cách tốt nhất. Đặc biệt các quy định về điều kiện nuôi con nuôi đã góp phần giải quyết việc nuôi con nuôi tốt hơn, vừa đảm bảo mục đích nuôi con nuôi vừa bảo vệ được quyền cũng như lợi ích của trẻ được cho làm con nuôi.

Kể từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực đến nay, trên cả nước đã giải quyết được 7.295 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước và 1.234 trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong đó có 543 trường hợp được hoàn tất thủ tục theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, 691 trường hợp được giải quyết theo quy định của Luật Nuôi con nuôi [11, tr.8].

3000

2607

2665

2500

2000

1500

1000

500

0

2023

Nuôi con nuôi trong nước

602

Nuôi con nuôi nước ngoài

298

334

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Biểu đồ 3.1: So sánh số lượng trẻ em được cho làm con nuôi trong nước và số lượng trẻ em được cho làm con nuôi ở nước ngoài

(Nguồn: Cục Con nuôi (2014), Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 02 năm thi hành công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế)

So sánh số liệu về việc giải quyết việc nuôi con nuôi qua các năm sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực có thể thấy, số lượng trẻ em cho làm con nuôi trong nước tăng lên. Số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài giảm mạnh nhưng lại được cải thiện rò nét về chất lượng. Phần lớn số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài thuộc đối tượng có nhu cầu chăm sóc đặc biệt. Nhiều trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo không có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước, nay đã có gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài có đầy đủ điều kiện chăm sóc trong môi trường gia đình ở những nước có trình độ y học phát triển. Việc này đã thể hiện theo đúng nguyên tắc “ưu tiên nuôi con nuôi trong nước” và chỉ cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở Việt Nam. Điều này còn thể hiện rò những quy định để thực hiện việc tìm kiếm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước đã phát huy được tác dụng thiết thực và được thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh số lượng các vụ việc mà chính quyền cơ sở đã giải quyết, đăng ký việc nuôi con nuôi thì còn một lượng lớn hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi trong nước chưa được giải quyết. Do pháp luật chưa có các quy định cụ thể hướng dẫn về việc đăng ký nhu cầu nhận nuôi con nuôi trong nước theo Điều 16 Luật Nuôi con nuôi nên không có số liệu thống kê về việc đăng ký nhu cầu nhận nuôi con nuôi của cha mẹ nuôi người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính tỷ lệ trung bình giải quyết nuôi con nuôi trong nước hàng năm có khoảng trên 4500 trẻ em [11, tr.11] tìm được mái ấm gia đình trong nước, đó là chưa kể con số “ẩn” đối với các trường hợp nhận nuôi con nuôi nhưng không thực hiện việc đăng ký theo quy định pháp luật.

Qua báo cáo của các tỉnh/thành phố trong cả nước về tình hình thực hiện Luật Nuôi con nuôi, phần lớn các trường hợp đăng ký nuôi con nuôi được giải quyết theo đúng thẩm quyền và thủ tục. Người nhận con nuôi và

người được nhận làm con nuôi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Các bước lấy ý kiến đồng ý cho trẻ làm con nuôi, hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi nhìn chung được bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ. Công tác giải quyết việc nuôi con nuôi được thực hiện đúng tinh thần nhân đạo, tự nguyện nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con, đảm bảo trẻ em được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong môi trường gia đình. Sau khi được nhận làm con nuôi, trẻ em có sức khỏe tốt, phát triển bình thường về tâm lý, thể chất và nhân cách.

Về lý do nhận con nuôi, đa số người nhận con nuôi thuộc trường hợp hiếm muộn, vô sinh, phụ nữ độc thân muốn nhận con nuôi để có mẹ có con và để nương tựa khi tuổi già. Có một số ít gia đình mặc dù đã đông con nhưng vẫn nhận trẻ mồ côi làm con nuôi vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp xuất phát từ tư tưởng phân biệt giới tính, muốn nhận con nuôi để có nếp có tẻ. Đây là nếp nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam, khó có thể khắc phục một sớm một chiều. Ngoài ra, còn có trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên đường phố, trước cơ sở nuôi dưỡng hoặc trẻ đi lạc, lang thang cơ nhỡ trong khu dân cư. Những trẻ em này thường được các gia đình, công dân trong nước phát hiện, nuôi dưỡng và xin nhận làm con nuôi.

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước là kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi của người dân còn rất hạn chế, nhất là ở vùng núi, nông thôn. Do nhận thức đơn giản, nên việc thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi đối với trẻ em bị bỏ rơi thường rất sơ sài. Đa số trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, người phát hiện không thông báo cho cơ quan Công an, UBND cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản xác nhận tình trạng bị bỏ rơi của trẻ em. Nhiều trường hợp người dân tự đem trẻ em về nuôi dưỡng mà không làm thủ tục. Do vậy, sau một thời gian dài khi cha, mẹ nuôi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con thì rất khó thực hiện, vì lúc này việc xác định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022