Nâng Cao Trình Độ Đội Ngũ Nhân Sự Và Không Ngừng Rèn Luyện Đạo Đức Nghề Nghiệp


quả kinh doanh thì phải xử lý tốt vấn đề nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu của đơn vị về ngưỡng cho phép và hướng tới đưa về bằng 0. Để thực hiện tốt điều này cần phải có các giải pháp đồng bộ trong công tác xử lý nợ, từ cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ phụ trách thẩm định đến cán bộ phụ trách xử lý nợ, ban xử lý nợ và các cơ quan tòa án, thi hành án,… Phải thực hiện trong thời gian ngắn nhất các biện pháp như thỏa thuận bán tài sản, khởi kiện để giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu, giảm trích lập dự phòng cho đơn vị. Bên cạnh đó việc khoanh vùng nợ xấu, ngăn ngừa phát sinh nợ xấu là vô cùng cần thiết, việc này cần phải được tiến hành ngay sau khi cho vay, trong các lần kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Nếu có dấu hiệu phát sinh phải lập tức áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi nợ ngay, tránh để khoản vay chuyển sang nợ xấu. Khi tỷ lệ nợ xấu về ngưỡng cho phép thì thẩm quyền phán quyết mức cho vay cũng như uy tín của đơn vị sẽ tăng lên tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHDNVVN.

Các NHTM đang hướng tới thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại thông tư 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 30/12/2016 về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu từ ngày 01/01/2020, do đó việc xử lý dứt điểm nợ xấu sẽ có ý quan trọng để NHTM có dư địa để tăng trưởng tín dụng trong điều kiện mới.

3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp

Đội ngũ nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, là những người trực tiếp làm việc với khách hàng và khách hàng đánh giá ngân hàng thông qua tác phong, kiến thức, kinh nghiệm làm việc đội ngũ nhân viên. Vì vậy, Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ phải tăng cường đầu tư vào yếu tố con người.

Là cán bộ ngân hàng, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ khác nhau, nhưng trước hết phải được rèn luyện về ý thức làm việc, tác phong khi giao tiếp với khách hàng. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định việc khách hàng có tiếp tục quay lại với ngân hàng hay không. Vì vậy, Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ phải thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra, thi sát hạch về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Đặc biệt là tổ chức các buổi trò chuyện trao đổi kinh nghiệm, xử lý khủng hoảng


truyền thông, nhằm xử lý tốt trong các tình huống bất ngờ và gìn giữ hình ảnh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc đào tạo về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, quy định của cơ quan nhà nước là không thể thiếu. Ban lãnh đạo ngân hàng và đội ngũ cán bộ nhân viên cần có sự trao đổi thường xuyên để nằm bắt kịp thời tình hình thực tế.

Cũng như mọi NHTM khác, Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ cần không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên. Đây là yếu tố chiến lược trong phát triển thương hiệu cho ngân hàng. Chi nhánh cần xây dựng được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể, đề cao tính trung thực, độc lập trong xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên và cả đội ngũ quản lý của chi nhánh. Từ đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xứ lý kịp thời đối với những trường hợp vi phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Để làm được những điều này, Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ phải có chính sách linh hoạt, công bằng và quý trọng người lao động. Kết hợp với công tác đào tạo, chi nhánh cần tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, chính sách thưởng phạt công minh, chính sách tiền lương đúng đắn giúp ngân hàng giữ chân được người tài và nâng cao tinh thần, chất lượng đội ngũ nhân sự. Đồng thời bản thân mỗi nhân viên phải có ý thực tự chủ, tự giác rèn luyện nghiệp vụ và lấy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp làm cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm xây dựng ngân hàng uy tín và vững mạnh.

Khi có được nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ là động lực để thúc đẩy việc tăng trưởng tín dụng và góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro hoạt động tín dụng.

Chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ - 14

3.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban và các cơ quan có liên quan

Để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vay vốn của các khách hàng KHDNVVN nhưng đảm bảo tuân thủ các điều kiện vay vốn của Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan và các cơ quan có liên quan như: cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác từ hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước (CIC), các cơ quan công chứng, chứng thực, Văn phòng đăng ký


quyền sử dụng đất, Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, hệ thống thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh… để có đầy đủ các thông tin về tình hình kinh tế xã hội nói chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, đảm bảo giải quyết đúng các giao dịch tín dụng của KHDNVVN với ngân hàng.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với ngân hàng nhà nước

Phát huy vai trò là cơ quản quản lý chủ quản, tham mưu về các vấn đề liên quan đến lĩnh lực ngân hàng cho Chính phủ trong việc đưa ra những quyết định, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD. Đồng thời, cũng là kênh thông tin quan trọng tổng hợp về tình hoạt động chung có liên quan đến các TCTD của các thành phần kinh tế trong xã hội, mà cụ thể là các KHDN để Chính phủ có cơ sở đề ra những định hướng, chính sách phù hợp đồng bộ nhằm hỗ trợ và khuyến khích các KHDN phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xây dựng hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng dựa trên những quy định, định hướng của văn bản pháp luật hiện hành, các chỉ đạo của Chính phủ nhằm tổ chức, vận hành hoạt động hệ thống các TCTD một cách trơn tru, hiệu quả, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu về kinh tế, xã hội.

Nghiên cứu, cập nhật các số liệu báo cáo tổng hợp, thống kê từ các ngành, thành phần kinh tế, vùng miền,... để đưa ra các dự báo về xu hướng vận động của nền kinh tế và những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có những chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn kịp thời cho các TCTD trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống và mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội phù hợp theo định hướng, chỉ đạo của Chính phủ.

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng thường xuyên, phân tích đánh giá chất lượng hoạt động của các NHTM nhằm phát hiện, ngăn ngừa, khắc phục kịp những rủi ro, giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động, góp phần đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của toàn hệ thống.


NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả, xây dựng chế tài đối với các hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động của các NHTM, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, đảm bảo cho các hoạt động tín dụng diễn ra minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Là cơ quan quản lý chủ quản, NHNN cần phát huy vai trò trong việc tạo lập cơ chế hỗ trợ cho các NHTM được thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh như việc hợp tác phối hợp với các bộ ban ngành liên quan như tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, bộ tư pháp, tài nguyên môi trường,… để đưa ra những hướng dẫn, cơ chế phối hợp về các hoạt động bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý nợ xấu, hỗ trợ thông tin về doanh nghiệp,…

3.3.2. Đối với ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, định hướng chính sách về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ xây dựng quy định, quy trình cấp tín dụng cụ thể, định hướng tín dụng, định hướng khách hàng, định hướng phát triển kinh doanh phù hợp làm cơ sở cho Chi nhánh triển khai các hoạt động kinh doanh.

Thường xuyên cải tiến, cập nhật quy định, quy trình cấp tín dụng ngắn hạn cho các khách hàng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng trong hệ thống. Để làm tốt việc này, Vietinbank cần tiến hành khảo sát thực tế hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với KHDN tại các chi nhánh trong hệ thống, cũng như các đối thủ cạnh tranh điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam… Từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh doanh, nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và thực hiện vai trò chính trị, xã hội được phân công.

Vietinbank cần thúc đẩy phát triển trở thành ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng ngân hàng số như xây dựng các hệ thống máy móc phục vụ cho quá trình hoạt động, quản lý hiệu quả, triển khai các hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch của khách hàng.


Vietinbank đẩy mạnh xây dựng đa dạng các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm phi tín dụng, các gói sản phẩm đồng bộ nhằm đáp ứng đầy đủ, có hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trường (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường kinh doanh,…) để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Đây là tiền đề giúp Chi nhánh có cơ hội tiếp cận và cung cấp sản phẩm tới khách hàng được hiệu quả, tăng cường khả năng cạnh tranh với các TCTD khác và là cơ sở nền tảng để mở ra tiềm năng thuận lợi cho việc mở rộng phát triển trong hoạt động cấp tín dụng.

Vietinbank thường xuyên mở các lớp đào tạo tập trung, đào tạo trực tuyến tại các điểm cầu, đào tạo online,… nhằm truyền thông, trao đổi, hướng dẫn, đào tạo về các văn bản hướng dẫn, quy định, quy trình nghiệp vụ nội bộ, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, sản phẩm dịch vụ, đào tạo về kỹ năng cho cán bộ công nhân viên,… để toàn thể cán bộ trong hệ thống hiểu và nắm được một cách đầy đủ, đúng đắn, có hệ thống các nội dung nhằm phục vụ cho việc triển khai có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý, đảm bảo đồng lương đủ để chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên và cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm giữ chân được những nhân sự có năng lực và thu hút thêm những cá nhân xuất sắc gia nhập hệ thống để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là tiền đề cho việc xây dựng phát triển Vietinbank ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với NHCT Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn dành khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một vài kiến nghị đối với Trụ sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng nhà nước.

Nếu những giải pháp và kiến nghị được triển khai tốt, tác giả tin rằng chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank KCN Quế Võ sẽ ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, tác giả cho rằng bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định như: chưa nghiên cứu được tất cả các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn KHDN VVN, hay mô hình chỉ áp dụng được tại NHCT Chi nhánh KCN Quế Võ mà chưa nhân rộng lên toàn hệ thống NHCT. Những hạn chế này sẽ là định hướng cho những nghiên cứu sau này về nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay KHDN của Vietinbank.


KẾT LUẬN


Chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp là mục tiêu mà hầu hết các ngân hàng đều hướng đến và theo đuổi. Số lượng doanh nghiệp nhiều, nhu cầu vốn cao, đa dạng trong lĩnh vực ngành nghề, cùng với thâm niên làm việc lâu năm của lãnh đạo doanh nghiệp, cho nên việc tìm hiểu nhu cầu KHDN và các nhân tố tác động lên chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp càng trở nên cần thiết hơn. Do đó đề tài nghiên cứu: “Chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ” được thực hiện với mong muốn tìm ra các nhân tố tác động, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn KHDN, tăng năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

Luận văn đã có một số đóng góp cơ bản như sau:

Một là, đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Nêu lên được ngân hàng thương mại là gì, khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là ai và dịch vụ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại như thế nào. Từ đó chỉ ra được các chỉ tiêu định tính và chỉ ra chỉ tiêu định lượng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp, các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Hai là, phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn KHDN VVN tại Vietinbank KCN Quế Võ từ năm 2018 đến năm 2020. Số liệu cho thấy số lượng và dư nợ ngắn hạn của KHDN VVN tuy có giảm thời gian đầu nhưng đã tăng trưởng trở lại trong thời gian sau. Tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu, đo lường các nhân tố tác động đến sự hài lòng của KHDN VVN vay vốn ngắn hạn tại chi nhánh, thông qua hai bước là: nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch


vụ cho vay ngắn hạn mà Vietinbank KCN Quế Võ cung cấp chưa được KHDN VVN đánh giá cao, chỉ đạt ngưỡng trung hòa.

Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một vài kiến nghị đối với Trụ sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng nhà nước.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung, hoàn thiện. Vì vậy, học viên rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà khoa học và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Học viên xin chân thành cảm ơn!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023