Chất lượng công chức cấp xã huyện Đắk Mil, tỉnh Đắc Nông - 2


Bảng 2.10.

Trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số của công chức cấp xã huyện Đắk Mil 2020

58

Bảng 2.11.

Tổng hợp kết quả đánh giá - xếp loại công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông các năm 2018, 2019 và 2020


61

Bảng 2.12.

Đánh giá của người dân về phong cách, thái độ giao tiếp

và chất lượng thực hiện công việc của công chức cấp xã huyện Đắk Mil


62

Bảng 2.13.

Khảo sát mức độ hài lòng của người dân khi tiếp xúc, làm việc và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức cấp xã huyện Đắk Mil


62

Bảng 2.14.

Kết quả khảo sát ý kiến một số lãnh đạo UBND xã, công chức chuyên môn đánh giá về chất lượng thực chất của công chức cấp xã


63

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

46

Biểu đồ 2.1.

Tổng hợp ý kiến người dân, một số cán bộ công chức UBND xã đánh giá chất lượng CCCX về thực hiện nhiệm vụ được giao


63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chất lượng công chức cấp xã huyện Đắk Mil, tỉnh Đắc Nông - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các địa phương và của đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH), mục tiêu phát triển của đất nước ta đặt ra đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao trên mọi lĩnh vực, trong đó có yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC).

Đội ngũ CBCC nói chung là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền các cấp xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của CBCC. Khẳng định vai trò của đội ngũ này trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” [27].

Địa bàn xã (phường, thị trấn) là nơi cư trú, sinh sống của đại bộ phận người dân trong xã hội. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN), chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là chính quyền cấp xã) là đơn vị hành chính thấp nhất nhưng cũng là cấp quản lý gần dân nhất; là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường đại đoàn kết toàn dân, khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển KT-XH, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư; đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai - thực hiện trong cuộc sống.

Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng, sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị. Để giữ vững ổn định xã hội, khai thác tốt tiềm năng và mọi nguồn lực của địa phương cho phát triển KT-XH thì phải luôn chú trọng xây dựng chính quyền cấp xã. Sinh

thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vị trí cấp xã, Người cho rằng: “ Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” [27- T.5, tr. 460].

Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương, đội ngũ công chức cấp xã (CCCX) là lực lượng nòng cốt của bộ máy chính quyền cơ sở. Để thực thi công vụ theo chức năng QLNN trên địa bàn, CCCX khá gắn bó với nhân dân, thường trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các công việc hàng ngày của công dân và doanh nghiệp. Vì vậy, việc chăm lo xây dựng đội ngũ CCCX có đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao là một trong những nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

“Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020” được ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2011 trước đây có nêu một trong những mục tiêu chủ yếu là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; đồng thời đề ra yêu cầu trọng tâm: “Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả”. [13]

Đắk Mil là huyện miền núi thuộc vùng Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 682,99 km², nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông. Hiện nay, dân số toàn huyện là 101.200 người. Trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) là 19.762 người - chiếm tỷ lệ 19,5%. Đặc biệt, huyện Đắk Mil có gần 46 km đường biên giới giáp với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia, có cửa khẩu Đắk Puer là đầu mối quan trọng và thuận lợi trong việc giao lưu KT-XH với nước bạn. Toàn huyện Đắk Mil hiện có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Đắk Mil và 09 xã (trong đó có 02 xã biên giới và 03 xã có khá đông đồng bào DTTS) với gần 140 thôn, bon, bản, tổ dân phố.

Trong những năm qua, Đắk Mil đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc tiếp tục được cải thiện, từng bước nâng cao. Quốc phòng, an ninh được giữ vững... Việc xây dựng và củng cố - kiện toàn chính quyền cơ sở được chú trọng và tăng cường. Trong đó, công tác xây dựng đội ngũ CBCC nói chung, việc nâng cao chất lượng CCCX nói riêng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đắk Mil quan tâm thực hiện và đã tạo được nhiều chuyển biến trong công tác xây dựng đội ngũ CCCX, góp phần xây dựng chính quyền các xã, thị trấn ngày càng vững mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, so với yêu cầu, nhìn chung chất lượng CCCX huyện Đắk Mil vẫn còn không ít hạn chế - bất cập về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng như hiệu quả công tác, nhất là đối với một bộ phận công chức công tác ở các xã vùng biên giới, vùng có đông đồng bào DTTS; kế hoạch, phương thức tổ chức một số lớp bồi dưỡng CCCX chưa đạt kết quả như mong muốn…

Do vậy, việc nâng cao chất lượng CCCX cần được tiếp tục xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Xét trên phương diện khoa học quản lý, thực tế cho thấy cần có những nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn gắn với những điều kiện đặc thù của một huyện miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, để trên cơ sở đó, có thể đề ra những giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông những năm sắp tới.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của địa phương và với những lý do chủ yếu nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Chất lượng công chức cấp xã, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Nghiên cứu về lĩnh vực công vụ và công chức hiện nay không còn là một vấn đề mới nhưng vẫn luôn là đề tài có tính thời sự. Vấn đề xây dựng đội ngũ CBCC nói chung, nâng cao năng lực công chức chính quyền địa phương các cấp nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên được tổ chức Đảng, các cấp QLNN và nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong đó, lĩnh vực xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở, nâng cao chất lượng CCCX được chú trọng và đã có một số chuyên khảo, công trình nghiên cứu liên quan khá mật thiết đến đề tài luận văn như:

Các đề tài nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học, sách chuyên khảo:

- Viện Nghiên cứu và phát triển tổ chức - Bộ Nội vụ (2017), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đà Nẵng, 12/6/2017: Nội dung kỷ yếu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ CBCC nói riêng. Hội thảo cũng đã nêu lên thực trạng các quy định pháp luật, tình hình tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng CBCC từ đó xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng CBCC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. [44]

- Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”: Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC và thể chế quản lý CBCC nước ta hiện nay; đồng thời phân tích kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của một số nước trên thế giới và bài học có thể rút ra cho Việt Nam. [28]

- Nguyễn Minh Sản (2009), “Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”:

Trong Sách chuyên khảo này, tác giả đã đi sâu phân tích vị trí, vai trò của CBCC chính quyền cấp xã; khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật; yêu cầu hoàn thiện pháp luật về CBCC chính quyền cấp xã; kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về CBCC của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật về CBCC chính quyền cấp xã ở Việt Nam. [32]

- Nguyễn Minh Tuấn (2012), “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa": Tác giả đã phân tích và xác định yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Theo tác giả, các cấp có thẩm quyền cần chú trọng hơn nữa việc bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức đủ phẩm chất và năng lực, có tính kế thừa và phát triển; đồng thời chỉ ra tính cấp thiết cần khắc phục những hạn chế, yếu kém của đội ngũ công chức và công tác cán bộ thời gian qua; nhấn mạnh công tác bồi dưỡng công chức cần có chương trình, cách thức tổ chức phù hợp với thực tiễn.

- Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”: Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn các tác giả đã tập trung phân tích, hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Từ đó, đưa ra hệ thống các quan điểm và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. [39]

- Dương Trung Ý (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn: Tác giả phân tích thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã các địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp như: thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ; đẩy mạnh việc đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có chuyên

môn phù hợp về công tác tại cơ sở; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. [46]

Một số bài báo trên tạp chí chuyên ngành:

- Tạ Ngọc Hải (2018), “Chất lượng công chức và chất lượng đội ngũ công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước ngày 08/02/2018: Tác giả chỉ ra ba nhóm yếu tố phản ánh chất lượng cá nhân mỗi công chức: tâm lực, thể lực và trí lực. Đồng thời tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức và phân tích nội dung của các tiêu chí đó. [21]

- Hoàng Thị Hoài Hương (2018), “Tiêu chí và giải pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã”, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 11/2018: Thông qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất bổ sung một số tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC cấp xã; xác định các tiêu chí cơ bản có tính quyết định đến năng lực của người cán bộ chính quyền cấp cơ sở. [25]

- Đặng Xuân Hoan (2019), “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, Trang thông tin điện tử Tạp chí Cộng sản (www.tapchicongsan.org.vn), ngày 11/01/2019: Bài viết đã làm rõ hạn chế của công tác bồi dưỡng CBCC những năm qua, đồng thời đưa ra một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng CBCC ở nước ta trong thời gian tới. [23]

- Trong bài viết “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công”, Ngô Thành Can (2014) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng nguồn nhân lực khu vực công; phân tích quá trình bồi dưỡng với các bước: Xác định nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá… từ đó hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực khu vực công. Cũng trong một bài viết khác trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước - 20/09/2013 “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức", tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; phân tích quá trình và

những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức. [10]

Nhìn chung, từ những cấp độ và góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu nêu trên đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBCC chính quyền địa phương những năm qua. Đây là những những tài liệu khoa học bổ ích cho học viên tham khảo, tiếp thu - kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng CCCX của một địa bàn có nhiều đặc thù như huyện Đắk Mil. Do vậy, “Chất lượng về công chức cấp xã, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” là một đề tài mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN cấp xã ở Đắk Mil những năm tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm thiết lập luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng CCCX huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng CCCX; làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, vị trí, yêu cầu và những tiêu chí đánh giá chất lượng CCCX.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng CCCX trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông qua đó chỉ ra các ưu điểm, những mặt hạn chế - tồn tại cần khắc phục; phân tích nguyên nhân của những hạn chế.

- Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng CCCX nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN nước của chính quyền cấp xã của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023