Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng phát triển chung trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng tín dụng. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng hiện tại và trong tương lai hoạt động tín dụng vẫn đem lại nguồn thu chính cho các ngân hàng này. Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn hàm chứa nhiều rủi ro và nếu xảy ra rủi ro thì nó có tác động rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại, dư nợ tín dụng thường chiếm tới khoảng 60% tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 70-80% tổng thu nhập của ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu và danh mục tín dụng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh được thành lập từ năm 2003 và đã xây dựng được một hệ thống tín dụng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, quy mô tín dụng luôn tỉ lệ thuận với rủi ro. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Để chi nhánh phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản tỉnh Bắc Ninh cũng như công tác tín dụng luôn được phát huy tốt nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và bền vững thì việc nâng cao chất lượng cho vay tín dụng khách hàng doanh nghiệp là rất cần thiết. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tiễn; với mục tiêu phần nào chỉ rõ được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những hạn chế và khó khăn còn tồn tại của ngân hàng. Tôi xin lựa chọn đề tài “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong khoảng thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngành tài chính – ngân hàng của đại học Thương Mại kết hợp với việc làm việc tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh. Bản thân em đã được tiếp xúc với các hồ sơ vay vốn của các


khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Thông qua việc xử lý hồ sơ vay vốn theo đúng quy trình mà ngân hàng đề ra, bản thân em đã được tăng cường vốn hiểu biết về vấn đề cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng, do đó, trong danh mục bao gồm 5 đề tài luận văn thạc sĩ khoa tài chính – ngân hàng của trường Đại học Thương Mại, bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

- Huy động vốn tiền gửi tại khách hàng thương mại

Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh - 2

- Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

- Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại

- Phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại

Em đã lựa chọn cho mình đề tài Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh do đây là đề tài em có nhiều kiến thức nhất và đã có được kinh nghiệm thực tế thông qua quá trình làm việc. Những cơ sở trên chính là lý do khiến em tự tin rằng mình sẽ hoàn thành tốt đề tài luận văn về chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Đối với đề tài nghiên cứu này, những năm trở lại đây, đã có nhiều những công trình nghiên cứu và tài liệu xuất bản có liên quan đến chất lượng tín dụng, chất lượng cho vay, quản lý rủi ro, hiệu quả sử dụng vốn tại các Ngân hàng thương mại, trong đó có công trình điển hình như:

- Luận án tiến sĩ NCS Nguyễn Đức Tú (2012): “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam”.

Luận án đã đề xuất khái niệm mới về rủi ro tín dụng, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam. Luận án đã phát triển hệ thống lý luận về quản lý rủi ro tín dụng áp dụng cho ngân hàng với các nội dung là: Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo hướng tiếp cận những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại; Áp dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng; Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng nên xây dựng các chính sách tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng.


- Vương Thanh Vân (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Láng Hòa Lạc”. Luận văn phân tích tình hình thị trường cũng như mức độ cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng mới nhất. Việc nghiên cứu một chi nhánh nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đưa ra cái nhìn cận cảnh nhất về hệ thống cũng như các nguyên tắc, phương pháp, hình thức cho vay, quản lý và giám sát tín dụng cũng như tình hình quản lý nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng công thương trong giai đoạn hiện nay.

- Đào Văn Khoa (2013), “Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Cửa Lò”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. Với luận văn này, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động cho vay, chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Cửa Lò. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Cửa Lò cả về định tính và định lượng, từ đó tác giả rút ra những vấn đề còn tồn tại, phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu quá sâu vào việc sử dụng nguồn vốn tín dụng đúng mục đích tại doanh nghiệp nên chủ yếu các biện pháp đưa ra cũng đứng trên góc độ doanh nghiệp.

- Luận văn thạc sĩ của Học viên Ngô Thị Thu Mai (2014) “Nâng cao chất lượng cho vay Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên”. Luận văn đã đề xuất và giải quyết các vấn đề tăng trưởng dư nợ KHDN nhỏ và vừa đưa ra các giải pháp nhằm tăng quy mô dư nợ đối với KHDN nhỏ và vừa, đồng thời kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN nhỏ và vừa.

- Luận án tiến sĩ NCS Nguyễn Văn Tuấn (2015): “Giải pháp nâng cao Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam”. Luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân


hàng thương mại, rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại, thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Phương Linh (2015): “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy”. Luận văn đã đóng góp một phần ý kiến nhằm mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ, góp phần thúc đẩy sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được nhiều thành tựu tốt hơn.

- Luận văn thạc sĩ của Học viên Nguyễn Thùy Trang (2017): “Phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh”. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Ngân hàng. Đánh giá được thực trạng về hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank – Chi nhánh Quảng Ninh. Luận văn cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank Quảng Ninh và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay.

- Luận văn thạc sĩ của Học viên Ngô Thị Thùy Giang (2018): “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị”. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng. Đánh giá thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPbank – Chi nhánh Quảng Trị. Luận văn cũng đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPbank Quảng Trị.

Các công trình đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và đưa ra một cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay của NHTM nói chung và chất lượng cho vay tại ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu nói trên, tác giả thường chỉ tập trung vào một nhóm doanh nghiệp cụ thể, vì vậy, đối với luận văn thạc sĩ này,


bản thân tác giả muốn thực hiện nghiên cứu một cách tổng quát hơn, hướng đến thực trạng vấn đề chất lượng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp nói chung chứ không hướng tới một nhóm doanh nghiệp cụ thể nào. Tuy nhiên, hệ thống lý luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại của các nghiên cứu trên vẫn là cơ sở lý thuyết quan trọng đối với luận văn này của tác giả.

3. Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu chung của đề tài:

Đề xuất giải pháp có căn cứ khoa học để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank.

• Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Bắc Ninh (Sacombank).

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank chi nhánh Bắc Ninh.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

• Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Bắc Ninh.

• Phạm vi nghiên cứu

- Đánh giá từ phía khách hàng.

- Không gian: Sacombank Chi nhánh Bắc Ninh.

- Thời gian: Dữ liệu phục vụ sơ cấp (2018-2020), sơ cấp (thời điểm hiện tại).

- Giải pháp: Năm 2021 – 2025, tầm nhìn năm 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp:


Dữ liệu về kết quả hoạt động của chi nhánh ngân hàng, các kết quả báo cáo về tình hình phục vụ khách hàng, là một trong những cơ sở phân tích tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng… được thu thập từ các Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Ngân hàng, các báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Bắc Ninh

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn, điều tra, quan sát,…

Phương pháp quan sát: Học viên thực hiện tiến hành quan sát các hoạt động, tác nghiệp, thiết bị máy móc, hành vi của Cán bộ nhân viên và khách hàng để đánh giá chung về các hoạt động cho vay tại Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Bắc Ninh.

Phương pháp điều tra: Học viên sẽ tiến hành thu thập dữ liệu nhằm phục vụ đánh giá về thực trạng cho vay KHDN của chi nhánh, học viên sẽ thực hiện xây dựng, thiết kế phiếu điều tra và gửi tới khách hàng nhằm thu thập các thông tin đánh giá cần thiết. Số lượng khách hàng điều tra khoảng từ 60-70 người

- Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu được thu thập sau đó tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê, mô tả, xử lý bằng phần mềm Excel để biểu diễn số liệu một cách dễ hiểu nhất, qua đó đưa ra đánh giá, kết luận định lượng cụ thể.

6. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại

Chương 2: Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bắc Ninh

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Bắc Ninh


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tại các ngân hàng thương mại

1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ

Chất lượng cho vay

Theo khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010 thì: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Theo đó, việc NHTM cho các DNVVN vay vốn sẽ dựa theo đúng các quy định của Luật tổ chức tín dụng 2010 đã ban hành. Ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp vay tiền phục vụ cho việc SXKD thông qua các thỏa thuận, cam kết giữa hai bên và phía các doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ đóng lãi và hoàn trả toàn bộ số tiền đã vay của ngân hàng theo đúng thời hạn đã cam kết.

Từ khái niệm trên, chúng ta có thể dẫn tới định nghĩa: Chất lượng cho vay được hiểu là lợi ích kinh tế mà khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay. Một khoản vay của ngân hàng được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra một số tiền lớn đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Xét từ góc độ ngân hàng thì chất lượng cho vay thể hiện ở mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động này mang lại. Khi cho vay, điều mà ngân hàng quan tâm là khoản vay đó phải được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Xét từ góc độ khách hàng thì một khoản tín dụng được khách hàng đánh giá là tốt khi nó thoả mãn được nhu cầu của họ. Mức độ thoả mãn của khách hàng thể


hiện ở chỗ khoản tín dụng đó được cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của họ với lãi suất, kỳ hạn, phương thức giải ngân, thu nợ hợp lý, các thủ tục vay vốn được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Xét từ góc độ nền kinh tế – xã hội thì chất lượng cho vay là khả năng đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực mà khoản tín dụng ngân hàng tham gia hoạt động.

Khách hàng doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể được hiểu một cách chung nhất là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường. Tuỳ theo đặc thù về lĩnh vực hoạt động, hình thức tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp có thể được hiểu dưới các thuật ngữ khác nhau: nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng...

Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì doanh nghiệp được hiểu như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đựơc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Từ khái niệm trên chúng ta thấy: Trước hết doanh nghiệp phải là chủ thể kinh tế độc lập, có hoặc không có tư cách pháp nhân, có tên gọi và hoạt động với danh nghĩa riêng, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường và chịu trách nhiệm độc lập về mọi hoạt động kinh doanh của mình. Thứ hai, tuỳ theo mục đích thành lập doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có mục đích hoạt động khác nhau trừ một số ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích còn mục đích của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.

Nâng cao chất lượng cho vay

Từ khái niệm chất lượng cho vay đã nêu ở trên, việc nâng cao chất lượng cho vay được hiểu là hệ thống các giải pháp, quy trình tác nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023