Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp


cho cả người cho vay và người đi vay, cụ thể trong trường hợp này là ngân hàngdoanh nghiệp. Như vậy, đối với phía doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cho vay là nâng cao doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ khoản vay. Còn đối với ngân hàng, việc nâng cao chất lượng, cho vay được thể hiện ở chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu thu nợ, dư nợ, tỉ lệ nợ xấu, hiệu suất sử dụng vốn hay lợi nhuận thu được.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại.

Theo luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM).

Giải thích một số thuật ngữ

Khái niệm cho vay: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.

Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Khái niệm tin dụng: Theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015. Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, chỉ được gọi là hợp đồng tín dụng ngân hàng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng, hiện nay chủ yếu là các ngân hàng. Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay). Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa, khái niệm rõ ràng về hợp đồng tín dụng ngân hàng. Do đó, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của hợp đồng tín dụng. Theo quan điểm của tác giả, hợp đồng tín dụng ngân hàng được định nghĩa như sau:

“Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh - 3

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.1.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Ngân hàng là đơn vị đứng ra thẩm định, xem xét việc cho các doanh nghiệp vay vốn nên để mang lại một khoản cho vay có chất lượng thì ngân hàng phải xem xét thật kỹ để chọn ra những doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn, tránh mang lại rủi ro tín dụng như nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi,…

- Đối với ngân hàng thì chất lượng cho vay biểu hiện ở một số chỉ tiêu sau:

+ Tính phù hợp của khoản vay: Tức là ngân hàng phải xác định được mục đích vay vốn của các doanh nghiệp để từ đó ra quyết định có cho vay vốn hay không, việc này tránh mang lại những rủi ro tín dụng sau này.

+ Thời gian, lãi suất của khoản vay: Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường áp dụng các hình thức cho vay ngắn hạn, thời gian thường là 6 tháng đến 12


tháng. Tuy nhiên, ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất so với cho vay dài hạn để nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp.

+ Các yêu cầu về tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thường là cơ sở vật chất như nhà xưởng, thiết bị, máy móc,… Tuy nhiên, thiết bị, máy móc thường xuyên xuống cấp hoặc được thay đổi trong quá trình sử dụng, chính vì vậy, ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng để quyết định những vật chất nào có thể đưa vào tài sản đảm bảo để nâng cao chất lượng của nguồn vốn vay đó.

+ Quy trình cho vay: Đối với doanh nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu theo mùa vụ nên các doanh nghiệp này sẽ vay vốn theo các mùa vụ đó. Hơn nữa, mùa vụ sản xuất kinh doanh thường phát triển trong một thời gian ngắn nên việc có được nguồn vốn nhanh sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp này. Chính vì vậy, ngân hàng cần xem xét để đưa ra một quy trình cho vay đơn giản nhất, nhưng vẫn tuân thủ đúng quy định để nguồn vốn vay mang lại hiệu quả cao nhất đối với các doanh nghiệp

- Doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp sử dụng, quản lý vốn vay. Vì thế, đối với doanh nghiệp thì chất lượng cho vay biểu hiện ở một số chỉ tiêu sau:

+ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.

+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng: Từ việc doanh thu tăng, doanh nghiệp cần tính toán, trừ đi các khoản chi phí, lãi suất ngân hàng để đưa ra lợi nhuận thực đối với các đơn hàng sử dụng nguồn vốn vay. Khi đó mới có thể kết luận chính xác về chất lượng của khoản vốn vay đó.

+ Chất lượng lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Có thể nói đây là những chỉ tiêu hệ quả phản ánh chất lượng cho vay tốt hay xấu. Một khoản cho vay tốt đối với ngân hàng cũng chính là khoản vay tốt đối với doanh nghiệp. Chỉ tiêu chất lượng cho vay phải được xem xét, phân tích trên nhiều giác độ, phải đặt trên quan điểm của cả doanh nghiệp và ngân hàng, tức là khoản tiền đó phải tạo ra được lợi nhuận cho cả phí ngân hàng và cả phía doanh nghiệp. Có như vậy, việc đánh giá chất lượng hoạt động cho vay mới thật sự khách quan, chính xác,


phản ánh đúng thực trạng để từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp tháo gỡ một cách có hiệu quả.

1.1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:

Tỷ lệ nợ quá hạn =


Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúng hạn theo cam kết. Cũng như tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh tình hình cho vay của ngân hàng có chất lượng thấp. Một tỷ lệ nợ quá hạn được chấp nhận là dưới 3%

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Dựa theo thông tư 02/2013/TT – NHNN, các khoản nợ được phân loại như

sau:

+ Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;


- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Nợ xấu (hay gọi là nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi,…) được định nghĩa là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5

+ Nợ xấu mang các đặc trưng sau:

- Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này hết hạn


- Tình hình tài chính khách hàng đang có chiều hướng xấu đi

- Tài sản đảm bảo được coi là giá trị nhất vẫn không đủ tri trả cả gốc và lãi

+ Các khoản nợ xấu bao gồm:

- Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3)

- Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4)

- Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5)

- Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần tram giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định. Tỷ lệ nợ xấu được tính như sau:

Tỷ lệ nợ xấu =


- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Cụ thể:

+ Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định theo thông tư 02/2013/ TT-NHNN để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra như sau

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định:

+ Nhóm 1: 0%

+ Nhóm 2: 5%

+ Nhóm 3: 20%

+ Nhóm 4: 50%

+ Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng


+ Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

- Tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cho vay. Tỷ lệ sử dụng càng thấp thì chất lượng cho vay càng cao và ngược lại tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng càng lớn thì chất lượng cho vay càng thấp

1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại

Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại.

Theo luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM).

Các hoạt động cơ bản của NHTM

- Nghiệp vụ huy động vốn:

Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó các ngân hàng thương mại phải căn cứ vào chiến lược,


mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương. Từ đó đưa ra các loại hình huy động vốn phù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Do vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng bao gồm các nội dung sau

Thứ nhất, ngân hàng tiến hành cho vay:

Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo thống kê, nhìn chung thì khoảng 60%- 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả...

Thứ hai, ngân hàng tiến hành đầu tư:

Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những nhu cầu khác nhau. Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi Ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ để cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư. Có 2 hình thức chủ yếu mà các ngân hàng thương mại có thể tiến hành là đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác hoặc đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, nghiệp vụ ngân quỹ:

Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ thể khi tham gia tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu quan trọng đó là hàng loạt các nhân tố cần quan tâm. Một trong những nhân tố đó là tính an toàn. Nghề ngân hàng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí