Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



HĐQT

Hội đồng quản trị

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

PGD

Phòng giao dịch

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 2



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay vấn đề xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình quan trọng hàng đầu của nhà nước ta để đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội. Trong tiến trình đổi mới đất nước Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo; mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ được nhân dân tích cực hưởng ứng, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trong những năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã tích cực huy động vốn, giải ngân cho vay các chương trình tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ nghèo, đối tượng chính sách, tiếp tục góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, Chi nhánh thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ, chất lượng giao dịch, hoạt động của Tổ TK&VV, đồng thời cùng các tổ chức hội thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp tham gia thực hiện và quản lý các chương trình cho vay của các ngành. Công tác xoá đói giảm, an ninh xã hội được các cấp uỷ, đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là việc thực hiện chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Tuy nhiên, thời gian qua, chất lượng cho vay hộ nghèo tạiNgân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh còn chưa cao. Cụ thể:Tình trạng cho vay không đúng đối tượng vẫn xảy ra;chất lượng cho vay ở một số


địa bàn cấp xã chưa thực sự ổn định; vốn cho vay hiệu quả còn chưa cao do địa bàn rộng, khách hàng là các đối tượng đặc biệt, cho vay uỷ thác qua hội đoàn thể, địa bàn hay có thiên tai;quy mô cho vay còn nhỏ lẻ, nhiều khoản cho vay chưa được thanh toán đúng hạn; hiệu quả gắn với công tácxóa đói giảm nghèo (XĐGN) còn chưa cao;hoạt động của NHCSXH chưa thực sự bền vững, nguồn vốn ngân hàng tự huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ nghèo còn rất thấp…

Sự nghiệp XĐGN vẫn còn đang ở phía trước với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp, trong đó, lĩnh vực cho vay cho hộ nghèo vẫn đang bức xúc. Xuất phát từ yêu cầu đối với hoạt động cho vay hộ nghèo, cũng như thực trạng chất lượng chưa cao tại địa phương, tác giả đã lựa chọn đề tài:“Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh” cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng của mình.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Liên quan tới vấn đề chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH, đã có nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các quy mô và cấp độ khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Trong luận văn “Nâng cao chất n v ối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hải Phòng”,(2016), tác giả Đào Thị Thúy Hằng đã đề cập đến những vấn đề lý luận của việc thực hiện các chính sách và thể lệ cho vay đối hộ nông dân nghèo tại NHCSXH thành phố Hải Phòng. Do còn hạn chế trong việc nghiên cứu nên đề tài chỉ chuyên về lý luận, ít thực tế, chủ yếu tập trung vào vấn đề huy động vốn đầu tư cho vay đối với hộ nông dân nghèo.

Trong luận văn "Hoạt ộ v ối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ngh An", (2014), tác giả Lâm Văn Quân đã hệ thống


hóa những vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An. Từ đó, tác giả đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo trong thời gian tới.

Với luận văn "Hoàn thi n hoạt ộ v u ã ộ nghèo tại Ngân hàng Chính Xã hội,Chi nhánh Thành phố Đ Nẵng", (2016), tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện trong hoạt động cho vay hộ nghèo; hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, cho vay đối với hộ nghèo, phân tích, đánh giá thực trạng đói nghèo của thành phố Đà Nẵng, các chương trình cho vay đang thực hiện và tình hình hoạt động cho vay ưu đãi cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thành phố Đà nẵng. Luận văn của tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo. Tuy nhiên nội dung chưa đi sâu vào nghiên cứu chất lượng cho vay đối với hộ nghèo.

Trong luận văn, “H ạt ộng cho vay c a Ngân hàng chính sách xã hội

ối với vấ ề ó ó ảm nghèo ở tỉ N Bì ” (2017), của tác giả Lã Quốc Cường đã làm rõ được những vấn đề lý luận về đói nghèo, vai trò và tầm quan trọng của cho vay đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. uận văn phân tích, đánh giá được thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình.Đồng thời, luận văn chỉ ra được những thuận lợi - khó khăn, đề xuất được những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm củng cố, nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo để phát triển công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Ninh Bình được hiệu quả.

Đề tài: “Hoạt ộng tín d ối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ngh An” của Lâm Quân (2019). Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối. Đề tài đã đánh giá sơ lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính sách về cho tín dụng đối với hộ


nghèo. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cho người nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2015 - 2019 để tìm ra một số giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng này, góp phần xây dựng và phát triển trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để từ đó có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khắc phục, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra để ngân hàng hoạt động tốt hơn

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đây bàn về vấn đề cho vay đối với hộ nghèo, với nhiều ý tưởng hay, cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng có thể kế thừa. Tuy nhiên, một phần các nghiên cứu hoặc đã được viết từ cách đây khá lâu và nghiên cứu ở các huyện thành phố khác nên được viết trong những bối cảnh tương đối khác biệt so với điều kiện hiện tại ở - Chi nhánh Bắc Ninh.Một số khác các nghiên cứu lại chủ yếu tập trung vào các lý luận cơ bản về nghèo đói, chính sách cho vay và tác động của nó đến hoạt động xóa đói giảm nghèo và nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay. Thực tế, chưa có nhiều tác phẩm nghiên cứu sâu về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo trong Chi nhánh Bắc Ninh, đặc biệt trong giai đoạn 2017-2019.

Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống về vấn đề chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Bắc Ninh vẫn là một lựa chọn cần thiết. Đây cũng chính là điểm khác biệt của luận văn so với các công trình khác đã được công bố trước đây.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh, luận


văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngcho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay và chất lượng cho vay của NHCSXH.

- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay và chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh để thấy được những thành công đồng thời phát hiện những nguyên nhân tồn tại, vướng mắc.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Bắc Ninh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Bắc Ninh.

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2019, giải pháp hướng đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp như: thống kê, so sánh, quy nạp,... kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề được nêu ra. Ngoài ra luận văn cũng kế thừa, phát triển các kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài nhằm làm rõ những vấn đề chính của luận văn.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là:


- Kế thừa các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố để khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về: Nguồn vốn cho vay ưu đãi và hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ưu đãi.

- Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu qua điều tra thực tiễn và được công bố chính thức của chi nhánh NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh, các sở ngành và trên các phương tiện thông tin, truyền thông từ đó có những phân tích, đánh giá về kết quả, hiệu quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Thu thập thông tin từ phỏng vấn các hộ nghèo đến làm việc trực tiếp tại NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh.

+ Chọn mẫu điều tra: Phỏng vấn các khách hàng có quan hệ cho vay vớiNHCSXH chi nhánh - Chi nhánh Bắc Ninh.

+ Số lượng mẫu điều tra: Số phiếu phát ra là 90 phiếu theo phương pháp ngẫu nhiên theo đối tượng khách hàng.

+ Phương pháp xử lý số liệu:

Phương pháp phân tích, quan sát, và phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Trong đó bảng hỏi được sử dụng để thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay cho vay hộ nghèo, kết quả thuđược phối hợp với các kết quả thu được của các phương pháp khác (phân tích sốliệu thống kê…) làm cơ sở để đưa ra các nhận xét, kết luận.

Dựa trên cơ sở lý luận sẽ xây dựng ở chương I, kết hợp với việc phân tích tình hình thực tế tại ngân hàng và qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo ngân hàng, thang đo ikert được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay. Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý. Phiếu điều tra được gửi dến khách hàng sau quá


trình nghiên cứu định tính. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ cho vay đồng thời kiểm tra mô hình lý thuyết đã đặt ra.

- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022