Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THỊ THANH HÀ


TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT

TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN ANH TUẤN

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thanh Hà

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

CNTT Công nghệ thông tin

TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc Hội VKSND Viện Kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI

SẢN 8

1.1. Những vấn đề lý luận về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 8

1.2. Lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 27

1.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 32

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH 38

2.1. Khái quát tình hình xét xử Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh 38

2.2. Thực tiễn định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 41

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 50

2.4. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi

chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 59

Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢO ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 67

3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi

chiếm đoạt tài sản 67

3.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành

vi chiếm đoạt tài sản 70

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 85

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi một người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngày 27/11/2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, quy định hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là tội phạm - quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự, và đến năm 2017 sửa đổi, bổ sung vẫn giữ nguyên tên điều luật như Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đây, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản - được quy định tại Điều 226b Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là BLHS năm 1999) với tên Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an,

Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ngày 10/9/2012 về việc hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Hiện nay, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn.

Theo thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 760 vụ với 334 bị can phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án và quy định của pháp luật về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng pháp luật để xác định dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu định tội của tội danh này, cũng như những khó khăn, vướng mắc hiện nay

mà các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải khi tiến hành xử lý hình sự tội phạm này. Do đó, việc nghiên cứu thực tiễn xét xử để hoàn thiện, hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS hiện hành là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Xuất phát từ cơ sở đó, nên tác giả quyết định chọn đề tài: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minhlàm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ mang tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hiện nay rất hạn chế và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tập trung, đầy đủ và thống nhất. Các công trình nghiên cứu về tội phạm tại Điều 290 BLHS được công bố có thể kể đến sau:

* Nhóm các giáo trình của các cơ sở đào tạo như:

- Trường Đại học luật Hà Nội (2015), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II”, Nxb Công an nhân dân;

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), “Giáo trình phòng chống và điều tra tội phạm máy tính”, Nxb Thông tin và Truyền thông;

- Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 2)”, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam

- Học viện Tư pháp (2011) “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam”, Nbx Tư pháp;

Các giáo trình này cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản làm cơ sở tham khảo cho luận văn nghiên cứu về lý luận và quy định của pháp luật hình sự về tội này.

* Nhóm các sách bình luận Bộ luật hình sự và chuyên khảo liên quan đến nội dung đề tài có thể kể đến:

- Nguyễn Đức Mai và các đồng tác giả (2010), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, phần các tội phạm”, Nxb Chính trị quốc gia;

- Phạm Văn Lợi và các đồng tác giả (2007),“Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin”, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Công trình này nghiên cứu chủ yếu một số đặc điểm của tội phạm Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung.

- Trần Minh Hưởng và đồng tác giả (2009), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tập I” , Nxb Lao động;

Những sách nêu trên có nội dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích các dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, lý luận chung về định tội danh. Đây là tài liệu quan trọng cho luận văn tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý luận về định tội danh đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo luật Hình sự Việt Nam.

* Nhóm các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài có thể kể đến như:

- Đặng Trung Hà (2009), “Tội phạm công nghệ thông tin và sự khác biệt giữa tội phạm công nghệ thông tin với tội phạm thông thường”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 3/2009, bài viết chủ yếu so sánh các tội phạm công nghệ cao với các tội phạm thông thường.

- Lê Đăng Doanh (2006), “Về định tội danh đối với hành vi làm, sử dụng thẻ tín dụng giả hay các loại thẻ khác để mua hàng hóa hoặc rút tiền tại các máy trả tiền tự động của ngân hàng”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2006;

- Lê Đăng Doanh (2006), "Thực trạng tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao và một số giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm nay ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2006;

- Phạm Minh Tuyên (2013), “Một số vướng mắc và biện pháp xử lý tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm Sát, Số 23/2013;

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí