Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 13

Tâm hồn nhà thơ cũng hoà lẫn với thiên nhiên tráng lệ. Trong con mắt Ngô Thì Sĩ, đèo Ba Dội khúc khuỷu, hiểm trở “núi trập trùng”, “thấp cao đứt nối”, “vách non lớp lớp”, “đường đá cheo leo”… Thế nhưng sự hiểm trở của đèo không đáng sợ bằng sự hiểm nguy luôn rình rập con người ở “thói tục” với “nhân tâm” khó lường.

Nhìn chung, hai tác giả trên đều miêu tả thiên nhiên đèo Ba Đội như nó vốn thế. Cả hai tâm hồn thi nhân hoà lẫn trong khung cảnh thiên nhiên đầy sắc thơ, và thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp của thi pháp truyền thống. Ngoài ra, mỗi nhà thơ đều gửi gắm niềm tâm sự riêng.

Lấy nguồn cảm hứng từ đèo Ba Dội, bà chúa thơ Nôm viết về một bài thơ vịnh cảnh nổi tiếng. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương khác hoàn toàn trong thơ Lê Hữu Trác và Ngô Thi Sĩ. Nữ sĩ nhìn thấy thiên nhiên đèo Ba Dội bóng dáng của người phụ nữ, bộ phận sinh dục, hoạt động giao hoan nên khắc hoạ những hình ảnh đó vào trong thơ. Ngọn đèo, núi đá, cây thông, lá liễu… những yếu tố của tự nhiên đều chuyển thành thân thể. Trong các ẩn dụ mênh mông không ngừng chuyển động, khi đó mọi cái có thể hiểu theo nghĩa phi chính thức mà vẫn giữ nguyên nghĩa chính thức.

Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đìa là liễu giọt sương gieo. Hiền nhân quân tử ai mà chẳng, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

(Đèo Ba Dội).

Mở đầu bài thơ, tài nữ Xuân Hương như làm nhiệm vụ của người thống kê nên đếm “Một đèo, một đèo, lại một đèo”. Câu thơ hiện lên một con đèo có ba ngọn đúng như trong thực tế. Cảnh đèo có thế giới sự vật của rừng núi: cửa,

hòn đá, cành thông, gió, lá liễu, sương.… Tất cả, nằm trong thế “cheo leo”. Chủ yếu bằng nghệ thuật phép đối nữ sĩ cho người đọc thưởng thức hai kỳ quan, một kỳ quan trong thiên nhiên thực tế Hồ Xuân Hương tái tạo lại, một “kỳ quan” ảo chính là “toà thiên nhiên” do bà chúa thơ Nôm lồng ghép để chúng cùng đồng hiện. Dựa vào từ ngữ trong văn bản, chúng tôi thấy, trước hết là đối lập sự vật: “cửa son”/“hòn đá”, “cành thông”/“cơn gió”, “giọt sương”/“lá liễu”… “Cửa son” cũng có thể hiểu là cửa mình, cơn gió, lá liễu là hình ảnh liên tưởng đến âm vật, còn hòn đá hình tròn tượng trưng cho cái linga, cành thông ám chỉ dương vật, giọt sương nằm trong hệ thống liên quan đến bộ phận sinh dục của đàn ông, nhắc đến tinh dịch. Sự kết hợp “cửa son” với “tùm lum nóc” và “hòn đá” với “lún phùn rêu” khiến liên tưởng cặp đôi âm vật - dương vật. Hơn nữa, những sự vật này lại được tác giả đặt trong quan hệ đối lập càng bộc lộ rõ ý nghĩa tính giao. Tiếp đến đó là đối lập sắc màu. Nhà thơ dùng những màu sắc ở độ cao nhất “đỏ loét”/“xanh rì” để nói lên sức sống mãnh liệt của sự vật nơi đây. Đặc biệt là hai câu “Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc/Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo”, gợi lên nhiều điều thú vị. “Cành thông “mọc” ở trên đèo cho nên luôn luôn hứng gió và sự chuyển động của nó làm sương gieo cuống lá đầm đìa. Sự chuyển động này là do sự chuyển động giữa mạnh và nhẹ (cơn gió thốc/giọt sương gieo) giữa cứng và mềm (cành thông/lá liễu). Đây cũng là sự tương tác giữa âm và dương. Là nhịp điệu vũ trụ” [118, 246]. Người quân tử xuất hiện làm cho bài thơ càng thêm sinh động. Dù cho đèo nối tiếp đèo, dù cho hình thế cheo leo, chênh vênh, dù cho mỏi gối chồn chân… chàng trai “vẫn muốn trèo”. “Trèo đèo” không đơn thuần là trèo đèo Ba Dội thuộc dãy núi Tam Điệp mà đã chuyển sang nghĩa ngầm. Đó là sự ham thích bản năng tự nhiên, khát khao hoạt động ân ái của chàng quân tử “Hiền nhân quân tử ai mà chẳng?/Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”. Người hiền nhân, quân tử trong bài thơ không nhất thiết chỉ người thuộc tầng lớp trên mà có thể chỉ là người đàn ông như trong nhiều câu ca dao: “Hỡi người quân tử kia ơilLại đây tôi kể sự đời mà nghe”. Các nhà nghiên cứu đã viết, thơ Hồ Xuân Hương hoà lẫn thân thể con người với chỗ lồi trên mặt đất.

Đèo Ba Dội là một trong những bài thơ như thế. Ở đây, thiên nhiên tương đồng con người, thiên nhiên có những giác quan nhục thể. Như vậy, bà chúa thơ Nôm vẫn đề cập đến đề tài tính dục mà không vi phạm cấm kỵ xã hội, vì người viết đã có bức bình phong che chắn là thi pháp vịnh cảnh, bởi rõ ràng nhà thơ đang mô tả về phong cảnh đèo Ba Dội.

Mỗi lần ngắm vẻ đẹp của tạo hoá càn khôn, thi nhân xưa thường trầm tư suy nghĩ để rồi “tích cổ thương kim”, sầu khóc cho hiện tại. Xuân Hương nhìn hình sông thế núi thấy bộ phận sinh dục khí nam nữ, hành động tínhgiao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Hai bên thì núi, giữa thì sông,

Có phải đây là Kẽm trống không? Gió giật sườn non khua lắc cắc, Sóng dồn mặt nước vỗ long bong. Ở trong hang núi còn hơi hẹp,

Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 13

Ra khỏi đầu non đã rộng thùng Qua cửa, mình ơi nên ngắm lại, Nào ai có biết nỗi bưng bòng.

(Kẽm Trống)

Theo Nguyễn Lộc, Kẽm Trống thuộc tỉnh Hà Nam, giáp với huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm. Hai bên núi sát liền nhau, chỉ vừa một lối nước chảy, thế rất hẹp giống như một cái cửa. Chính thiên nhiên khéo tạo ra hình sông thế núi, gợi ý để Xuân Hương xây dựng nên biểu tượng lấp lửng hai mặt. Mở đầu văn bản thơ, thi sĩ tả “Hai bên thì núi giữa thì sông”. Câu thơ tái tạo lại hình ảnh thiên nhiên trong thực tế. Ngoài ra, người viết còn hoà lẫn Kẽm Trống với cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất của phái yếu. Các bộ phận trên thân thể người phụ nữ trong quan niệm phồn thực thường được ví với thiên nhiên, với vũ trụ. Những yếu tố thiên nhiên như sông, hang, suối, động, kẽm… mang biểu tượng âm vật; gò, núi, bồng đảo… chỉ vú của người nữ; nước, giọt sương… là biểu tượng cho tinh dịch của nam giới… Như vậy, “hai bên” đi với “núi” gợi nhắc đến bộ ngực nữ giới, hình ảnh “sông” khiến nghĩ tới vùng kín của phụ nữ. Chỉ dựa vào địa

thế của Kẽm Trống hai bên núi sát liền nhau, ở giữa là dòng sông nhỏ và hẹp tác giả vận nên câu thơ đầy ám chỉ. Hơn nữa, với cách để những chữ có thể tràn nghĩa ở cạnh nhau: “Hai bên thì núi, giữa thì sông/Có phải đây là Kẽm Trống không?” Từ không là từ để hỏi đứng sau từ Trống tên riêng, nếu đọc liền nhau thành trống không. Kẽm đã chỉ âm vật, trống không cũng chỉ âm vật, nên kẽm trống không là một ám chỉ được nhấn mạnh đến hai lần” [118, 182]. Câu thơ “Qua cửa, mình ơi nên ngắm lại” cũng có dụng ý như thế, từ “cửa” và “mình” để cạnh nhau sẽ tràn nghĩa, thành cửa mình chỉ âm hộ. Bà chúa thơ Nôm làm đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hồ Xuân Hương miêu tả thắng cảnh thuộc địa đầu huyện Kim Bảng giáp giới huyện Thanh Liêm bằng cái nhìn “đồng hiện” giữa “cái mình thấy” và “cái mình cảm”. Cho nên, ngoài nghĩa công khai tả thực về địa thế, dòng chảy… của Kẽm Trống không một ai có thể phủ nhận, bài thơ của nữ sĩ còn có nghĩa ngầm nhằm tả bộ phận kín đáo trên thân thể người phụ nữ.

Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo, Đường đi thiên thẹo quán cheo leo. Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác,

Xỏ kẽ kèo tre đốt khẳng kheo. Ba chạc cây xanh hình uốn éo,

Một dòng nước biếc cảnh leo teo. Thú vui quên cả niềm lo cũ,

Kìa cái diều ai nó lộn lèo. (Quán Khánh)

Tư thế ngắm cảnh của nữ sĩ khác thường “đứng chéo”, và cũng vì đứng chéo cho nên cảnh vật ở đây “hắt heo”, tức buồn bã, hiu cạnh; con đường vào quán Khánh không bằng phẳng mà “thiên thẹo”; lều lợp bằng mái cỏ tranh trông “xơ xác”, tiêu điều; đốt tre “khẳng kheo”; cây xanh mang dáng hình “uốn éo”; dòng nước xanh biếc song cảnh lại “leo teo”; cái diều bị “lộn lèo”. Tất cả những chi tiết trong văn bản thơ đều nhằm mục đích làm hiện lên một quán Khánh

trong thực tế. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ca không bao giờ đơn nghĩa. Bản thân hình tượng thiên nhiên là công cụ để miêu tả, thi nhân luôn nhờ cậy hình tượng thiên nhiên nói hộ tư tưởng tình cảm của mình. Nhà thơ không chỉ đặc tả quán Khánh mà qua đó còn muốn nói về những vấn đề tính dục. Những từ ngữ sau mách bảo cho chúng tôi điều đó: “mái cỏ” nằm trong trường nghĩa liên quan đến bộ phận sinh dục nữ; “kèo tre” dáng tròn, dài khiến liên tưởng cái linga, chữ “xỏ cái kèo tre” tạo trường liên tưởng đến quan hệ tính giao; “ba chạc” gợi lên hình dáng âm hộ; “dòng nước” chỉ tinh dịch; cái diều vốn là biểu tượng âm vật, ghép với từ lái “lộn lèo” càng rõ nghĩa hơn.

Hồ Xuân Hương là người yêu thiên nhiên tha thiết. Nàng đón nhận thiên nhiên bằng mọi con đường mở rộng đến giác quan. Nhà thơ thổi sức sống vào cảnh vật. Nữ sĩ còn truyền cả cái đa tình của mình vào trong đó nữa. Cái hang, ngọn đèo, hồ nước, hòn đá… “rơi” vào thơ Xuân Hương đều bừng bừng sức sống thanh xuân, để yêu đương mặn nồng:

Khéo khéo bày trò tạo hoá công, Ông chồng đã vậy lại bà chồng. Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc, Thớt dưới sương pha đượm má hồng. Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt, Khối tình cọ mãi với non sông.

Đá kia còn biết xuân già dặn, Chả trách người ta lúc trẻ trung.

(Đá ông chồng bà chồng)

Là người luôn hướng đến ca ngợi, khẳng định quyền sống bản năng con người nên dù ý thức hay vô thức Xuân Hương luôn truyền bá tư tưởng đó cho thời đại. Do vậy, hòn đá vốn thuộc vật vô tri vô giác, dưới con mắt người giầu tình cảm thì đá cũng có tình. Thiên nhiên và con người hoà lẫn vào nhau, đá kia mang xúc cảm của người hay người hoá thành đá khó nhận biết. Bởi lẽ, tác giả thổi vào đá luồng tình cảm dồi dào, thấm đẫm vào đá cái sinh thực khí nam nữ

nên đá không còn là đá, đá mang hơi thở, sức sống con người. Trước mắt người đọc hiện lên cảnh ái ân của một cặp tình già. Họ hiểu ý, hoà hợp nhau trong từng cử âu yếm. Cả hai đều đạt đến đỉnh điểm hạnh phúc và chẳng muốn ngừng lại giây phút thăng hoa cực độ. Nhà thơ tập trung vận dụng nghệ thuật phép đối để làm bật lên bầu không khí phồn thực. Trước hết là cặp đối “ông chồng”/“bà chồng”. Sau đó là sự đối trọi tuyệt đối của câu luận: “tầng trên”/“thớt dưới”, “tuyết điểm”/“sương pha”, “phơ đầu bạc”/“đượm má hồng”. Tiếp đến là đối lặp giữa không gian với thời gian, “nhật nguyệt”/“non sông”, giữa “già dặn”/“trẻ trung”. Sự đối lập cao độ và ý nghĩa nhất giữa vật vô tri với thực thể sống, “đá”/“người”. Những đối lập này đều là đối lập trong sự thống nhất tồn tại. Đá và người tuy hai mà hoá thành một, tạo nên sức sống thiên trường địa cửu. Các cặp đối âm dương: “ông” (+)/“bà” (-), “nhật” (+)/“nguyệt” (-), “non” (+)/“sông” (-) bộc lộ về tính dục đậm nét. Ngoài ra, tác giả còn vận dụng một số cụm từ “tầng trên”, “thớt dưới”, “sương pha”, “cọ mãi” đều mang nghĩa ám chỉ hoạt động tính giao. Bài thơ có hai tầng ý nghĩa. Hiểu theo nghĩa nào cũng có cơ sở xác định, đều đúng. Vì hai nghĩa này như sợi chỉ ngang và sợi chỉ dọc để dệt nên một tấm vải hoàn chỉnh.

Chúng ta còn bắt gặp nhà thơ viết về đá ở một văn bản khác:

Cục núi khen cho khéo bất bình

Thò ra đứng chẹt giữa đường Thanh Hai bên khép lại hơi gần tí

Một dải thông qua chút đỉnh đinh Thế lộ có đâu ngăn đón mặt Nhân tình ai chịu cản ngăn mình

Bấy nhiêu năm trước nghe còn chẹt Mới mở mang ra đã rộng thênh.

(Thơ vịnh Đá chẹt)

Hình sông thế núi khéo tạo cho Xuân Hương những liên tưởng đến chuyện tính dục. Nữ sĩ luôn thấy sự tương đồng giữa những chỗ lồi lõm trên mặt

đất với thân thể con người (nhất là người phụ nữ), với chuyện sinh hoạt chăn gối. Thi phẩm Thơ vịnh đá Chẹt cũng nằm trong hệ thống đó. Hai câu thực “Hai bên khép lại hơi gần tí/Một dải thông qua chút đỉnh đinh”, có thể hiểu đây là biểu tượng sinh dục nam nữ. Chính ngữ cảnh trong bài thơ cho phép hiểu như vậy. Nhà thơ vịnh đá Chẹt đúng như nó vốn có. Vì nó “thò ra đứng chẹt”, cho nên mới “Hai bên khép lại hơi gần tí”.Do vậy dễ liên tưởng đến hình dáng âm vật. “Dải thông” vốn mang biểu tượng dương vật, chúng tôi đã nhắc đến ở các văn bản trước. Nữ sĩ ngầm nhắc đến, âm vật, chuyện tính giao qua các từ “chẹt, mở, rộng” trong câu “Bấy nhiêu năm trước nghe còn chẹt/Mới mở mang ra đã rộng thênh”. Nhưng để khẳng định Thơ vịnh đá Chẹt là thi phẩm nói về sex thì vẫn có thể chứng minh rõ ràng bài thơ vịnh về đá Chẹt.

Khéo khen ai, đẽo đá chênh vênh, tra hom ngược để đơm người đế bá. Gớm con tạo, lừa cơ tem hẻm, rút nút xuôi cho lọt khách cổ kim.

(Qua cửa đó)

Qua cửa đó cũng được nữ sĩ sử dụng nghệ thuật đối phó bản năng dựa trên nguyên lí A là A nhưng thực chất lại là B. Trong văn bản này A là cái cửa, B là bộ phận sinh dục nam qua hình ảnh “đá”, “tra hom ngược”; bộ phận sinh dục nữ qua cụm từ “con tạo”; “tem hẻm”; “rút rút xuôi” tả chuyện tính giao.

Hồ Trúc Bạch, Chùa Quán Sứ, Một cảnh chùa, Chơi chùa cổ, Qua mái thiền quan, Nắng cực gặp mưa… Hồ Xuân Hương sáng tác cũng nhằm mục đích đối phó với bản năng truyền thống. Những bài thơ vịnh cảnh vừa hiện lên chính là bản thân cảnh vật đó, đồng thời lại là những hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ bộ phận sinh dục (sinh thực khí) nam nữ. Các hình ảnh trong một số bài thơ nói rõ điều đó. “Trưa trật nào ai móc kẽ rêu” (Chùa Quán Sứ), “kẽ rêu” là biểu tượng âm hộ; “Nhà sư ướm hỏi nhà sư tí” (Du chùa cổ), chữ “tí” ở văn bản này có dụng ý chơi chữ xỏ xiên, vừa có thể hiểu “Hỏi nhà sư một tí”, vừa có thể hiểu là hỏi về vợ con của nhà sư…; “Lai láng thiêu hương Phật đỏ lòm” (Qua mái thiền quan) , “đỏ lòm” gợi liên tưởng về vùng kín của đàn bà, “Quỳ hai gối xuống gật xòm xòm”, môtíp “quỳ hai gối” chỉ hành động giao hợp; “Một chiếc

thuyền nan một mái chèo/Đáy hồ đứng lặng nước trong veo/Quanh co thành cỏ đường lai láng” (Hồ Trúc Bạch), “mái chèo” hình dài hơi tròn giống linga, thì “chiếc thuyền” là yoni, “hồ” trong tâm thức người Việt vốn mang biểu tượng âm hộ, “nước” chỉ tinh dịch, “cỏ” nằm trong trường nghĩa liên quan đến bộ phận sinh dục; “Nông nọ vác cày mừng ngả ngớn/Thuyền kia giữ lái hát đong đưa” (Nắng cực gặp mưa), cái cày hàm chỉ dương vật, thuyền là âm hộ;… Thiên nhiên trong thơ nữ sĩ không bao giờ đơn nghĩa, nó là một phương tiện hữu hiệu để bà chúa thơ Nôm đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống.

Hồ Xuân Hương có sở trường viết về thiên nhiên, đặc biệt là núi non, hang động, trăng sao. Đỗ Đức Hiểu phát hiện ra mô típ hang động trong thơ của tài nữ. Những bài thơ mô típ hang động: Hang Thánh Hoá, Hang Cắc Cớ, Hồ Trúc Bạch, Động Hương Tích, Qua cửa đó, một số bài thơ tuy không trực tiếp mô tả hang động nhưng có cấu trúc tương tự, đơn cử: Đá ông chồng bà chồng, Đèo Ba Dội, Quán Khánh… Nhà thơ đã tìm ra sự tương đồng giữa cái đẹp thiên nhiên với cơ thể của người phụ nữ. Nhưng Trần Thanh Mại nhìn nhận khác. Ông cho rằng thơ tả cảnh vật thiên nhiên như các văn bản Hang Thánh Hoá, Đèo Ba Dội, Kẽm Trống… thường chỉ mô tả có một việc, chỉ khêu gợi có một ý. Nên: “dù muốn hay không, ít nhiều cũng đưa ta đến chỗ nghi ngờ nỗi rung cảm chân thành của nhà thơ trước vẻ đẹp của non song. Và tôi nghĩ rằng một cách nghĩ, một cách nhìn, một cách diễn tả như vậy không thể mở rộng tâm tư con người và cũng khó mà làm giàu có cho văn học” [41,326]. Nhà thơ kết luận: “bôi nhọ cảnh đẹp non sông đất nước”. Chúng tôi cho rằng, bà chúa thơ Nôm luôn hướng đến ca ngợi, khẳng định quyền sống bản năng của con người, việc phát hiện ra sự tương đồng giữa cái đẹp của thiên nhiên với cơ thể con người là điều độc đáo, hấp dẫn khó có nhà thơ nào làm được. Chúng tôi càng không đồng tình với nhận định: “Gây cho người đọc một ấn tượng nặng nề về một nơi danh lam thắng cảnh của đất nước. Những nét bút tuy có phần sinh động đậm đà nhưng nó đã thô bạo xúc phạm đến thiên nhiên, nên không có giá trị giáo dục mỹ cảm, tình cảm, mà còn có tác dụng không tốt nữa” [60]. Cách

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí