Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 15


giáo khoa, riêng đối tượng học sinh học tiếng Êđê được cung cấp thêm đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và vở viết.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chi tiết thực hiện Nghị quyết số 143/2014/NQ-HĐND, ngày 23/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk; các chế độ chính sách đối với học viên lớp Cao cấp lý luận Chính trị, trung cấp lý luận chính trị - hành chính, hệ tập trung được quan tâm.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có quyết định của Ban Tổ chức Tỉnh ủy cử đi học thì ngân sách tỉnh chi trả. Học hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, hệ tập trung tại trường chính trị tỉnh và có trụ sở cơ quan làm việc ở cách xa trường chính trị tỉnh trên 15km trở lên thì ngân sách tỉnh chi hỗ trợ tiền ăn cho mỗi người là 25.000 đồng/ngày; chế độ chính sách đối với các lớp bồi dưỡng được hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/người/ngày. Những học viên thuộc khối doanh nghiệp, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, cơ quan thuộc ngành dọc thì cá nhân hoặc đơn vị phải đóng học phí.

Tỉnh Đắk Lắk có chính sách thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh như: hỗ trợ một lần cho Giáo sư, Tiến sĩ khoa học là 70.000.000 đồng; Phó giáo sư, Tiến sĩ là 60.000.000 đồng; Giáo sư là 50.000.000 đồng; Tiến sĩ chuyên ngành là 40.000.000 đồng; Thạc sĩ là 30.000.000 đồng. Về chính sách này tỉnh Gia Lai có mức thu hút là: Tiến sĩ là 55.000.000 đồng; thạc sĩ là

25.000.000 đồng. Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk còn có chính sách hỗ trợ đối với người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được tạo điều kiện cho vợ (hoặc chồng) có việc làm ổn định tại tỉnh.

Ngày 19/12/2008, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 31/2008/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ đối với viên chức ngành y tế


giai đoạn 2009-2013 cụ thể như sau: Nhân viên y tế thôn, buôn từ 150.000 đồng - 200.000 đồng/ tháng; Bác sĩ lần đầu nhận công tác ở xã từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng/ tháng; Hàng tháng ngoài lương ra được nhận 300.000 đồng - 500.000 đồng/ cán bộ. Cán bộ y tế chất lượng cao có chính sách thu hút từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng/ cán bộ.

Có các chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số, người công tác tại vùng dân tộc thiểu số; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cụ thể như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

- Công tác ở cấp tỉnh, huyện: Thực hiện các loại phụ cấp, gồm: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo; phụ cấp khu vực; phụ cấp công vụ. Cấp huyện còn có phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

- Công tác ở cấp xã: Thực hiện các loại phụ cấp, gồm: Phụ cấp công vụ; phụ cấp khu vực với mức hệ số từ 0,3 đến 0,7 đối với từng địa phương; phụ cấp trách nhiệm; 03 loại phụ cấp được theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ gồm: Phụ cấp chức vụ; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; phụ cấp phân loại theo xã.

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 15

Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND, về quy định chức danh, số lượng, hệ số phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, buôn, tổ dân phố và sinh hoạt phí đối với một số chức danh cán bộ cơ sở như: Hệ phụ cấp đối với trưởng các ban Đảng ở cấp xã, phó công an, phó chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ văn thư - lưu trữ - thủ quỹ, cán bộ kế hoạch - giao thông

- thuỷ lợi - nông lâm nghiệp, các phó chủ tịch mặt trận và các đoàn thể, chủ tịch


Hội người cao tuổi, chủ tịch Hội chữ thập đỏ và một số chức danh khác được hưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng quy định hệ số phụ cấp đặc thù vùng Tây Nguyên cho cán bộ cơ sở. Đối với cán bộ ở thôn cũng được tính mức sinh hoạt phí theo hệ số, tạo điều kiện cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ này khi được Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Ngoài ra, Nghị quyết cũng đã điều chỉnh mức hoạt động phí của Uỷ ban Mặt trận xã từ 6.000.000 đồng lên 8.000.000 đồng/năm, mức hoạt động phí của các đoàn thể gồm: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên từ 5.500.000 đồng lên 7.000.000 đồng/năm.

Tuy nhiên, một số chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ cấp cơ sở chưa phù hợp, chưa thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ, có tâm huyết với công việc nhất là đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số.


Tiểu kết chương 3


Trong giai đoạn 2010-2015, tình hình thế giới và trong nước có nhiều yếu tố không thuận lợi làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Nhưng với việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh, sự đồng tâm hợp lực phấn đấu của nhân dân tỉnh Đắk Lắk, trong đó, cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn cách mạng mới. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội của tỉnh từng bước vượt qua khó khăn phát triển ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Bước vào thời kỳ tăng cường công tác dân tộc, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về chiến lược công tác cán bộ nói chung và cán bộ


dân tộc thiểu số nói riêng, để lãnh đạo việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ, trong đó, nòng cốt là cán bộ dân tộc thiểu số. Tỉnh ủy đã chủ động đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế về công tác cán bộ; hoàn thiện quy chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu bổ sung các chính sách cán bộ nhằm tạo ra động lực để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, chính sách thu hút, luân chuyển cán bộ.

Tuy vậy, công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn thiếu gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, chế độ chính sách mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thỏa đáng nên vẫn còn tình trạng không thu hút được nguồn cán bộ chất lượng cao về công tác. Chưa khuyến khích được cán bộ dân tộc thiểu số học chương trình đào tạo sau đại học.


Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM


4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

4.1.1. Về ưu điểm

Một là, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã nhất quán trong việc quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ dân tộc thiểu số gắn với triển khai tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ động ban hành các quy định về nội dung công tác cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng gồm: Quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bố trí và sử dụng cán bộ; chính sách cán bộ. Kịp thời ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh theo hướng khoa học hơn.

Trong các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, khóa XIII nhiệm kỳ 2001-2005, khóa XIV nhiệm kỳ 2005-2010, khóa XV nhiệm kỳ 2010-2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Tỉnh ủy đều ban hành một số quyết định, quy định, quy chế, hướng về công tác cán bộ và in thành cuốn tài liệu lưu hành nội bộ: Năm 2001, “Một số Quyết định, Quy định, Quy chế, Hướng dẫn về công tác cán bộ”; năm 2009, “Một số Nghị quyết, Quyết định, Quy định, Hướng dẫn về công tác cán bộ”; năm 2012, “Một số quy định về công tác cán bộ”. Sau 15 năm thực hiện, nhằm tổng kết đánh giá và hoàn thiện nội dung hệ thống văn bản về công tác cán bộ đã được ban hành, ngày 4/10/2016, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk có chỉnh sửa, đánh giá nội dung công tác cán bộ và gửi đến các cơ quan, đơn vị, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy theo công văn số 518- CV/BTC về việc góp ý các quy định về công tác cán bộ và chính sách cán bộ.


Do có sự nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, nên việc triển khai quán triệt quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và chủ trương của Tỉnh ủy Đắk Lắk có những thuận lợi, giúp cho các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị và hầu hết cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; từ đó, chú ý hơn đến việc đầu tư, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc: Các cấp ủy đảng, trong chiến lược công tác cán bộ đã có kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, nên tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, các ngành đã có những chuyển biến đáng kể.

Ngoài ra, Tỉnh ủy cùng cấp ủy các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị đã có nhận thức đầy đủ hơn về công lao đóng góp, về truyền thống vẻ vang và sự cống hiến to lớn của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong sự phát triển chung của tỉnh. Với lợi thế, là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên tại địa phương, có chung tiếng nói, am hiểu phong tục, tập quán, gần gũi, gắn bó với buôn làng, đồng bào mình, nên hơn ai hết, cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều lợi thế trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số hiểu và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh sản xuất, xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, chủ thể chính đã nhận thức rõ hơn về ý thức trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao, khắc phục những khó khăn của gia đình, những mặc cảm tự ti của bản thân để vươn lên khẳng định mình trước những thử thách, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã lãnh đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các khâu của công tác cán bộ dân tộc thiểu số

- Về công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị và các văn bản của Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý


thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành nghị quyết, kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số đến các đảng bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Tỉnh ủy và các cấp uỷ Đảng đã quan tâm và thực hiện chặt chẽ công tác quy hoạch cán bộ theo quy trình và đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định, đặc biệt chú trọng đến nguồn quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số.

Hàng năm, rà soát, bổ sung quy hoạch những nhân tố mới, đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào quy hoạch, đưa những cán bộ không còn đủ điều kiện và tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch để đảm bảo đủ nguồn cán bộ đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử.

Sau khi hoàn thiện, Ban Thường vụ cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành phê duyệt quy hoạch hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định phê duyệt quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số làm lãnh đạo, quản lý theo phân cấp. Danh sách cán bộ dân tộc thiểu số đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch đều được thông báo công khai trong ban chấp hành đảng bộ, trưởng các sở, ban, ngành (đối với các địa phương), ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đảng ủy và trưởng các đơn vị trực thuộc (đối với các cơ quan, đơn vị); đồng thời thông báo cho các cá nhân cán bộ được biết để họ phấn đấu đồng thời tổ chức có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo theo vị trí công tác quy hoạch sẽ được sử dụng gần nhất.

Đến năm 2015, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã thực hiện xong việc thẩm định, phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số làm lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020-2025 ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Công tác quy hoạch đảm bảo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số kế cận, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, giữa các thế hệ cán bộ; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có phẩm chất chính trị, trong sáng về đạo đức, có chuyên môn,


nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu yêu cầu công tác; cơ cấu tỷ lệ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ khoa học trong quy hoạch có nhiều tiến bộ so với các nhiệm kỳ trước.

Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số làm lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh thời gian qua đã có sự chuyển biến rõ nét, từng bước đi vào nền nếp, thực hiện dân chủ, khách quan và công khai; kết quả quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số đã tạo nguồn nhân sự đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu, thành phần đáp ứng được yêu cầu về công tác nhân sự các đợt bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đại hội Đảng, Mặt trận, đoàn thể các cấp.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số là một khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ nói chung, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Tỉnh ủy Đắk Lắk luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị các cấp là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Trong những năm 2005-2015 cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh Đắk Lắk đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số và đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

Tỉnh ủy đã làm tốt công tác xây dựng nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm và giai đoạn 5 năm để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn và đào tạo cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh.

Công tác quy hoạch gắn với đào tạo được thực hiện nhất quán và chặt chẽ theo kế hoạch hàng năm; căn cứ quy hoạch cán bộ nói chung, các cấp ủy đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; quan tâm ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số đã được quy hoạch đi đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo bậc đại học, trên đại học ở trong nước và nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí