Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 11

Khi vui thì sướng hay là

Khi buồn thì chảy nước ra là là

Hay:

Trời sinh ra ba góc khéo về ba Một góc thiếu đi một miếng da

Nhấp nhổm càng lâu càng thấy sướng Tại sao nước nọ chẳng tuôn ra.

Thông qua chiếc quạt giấy, nữ sĩ gửi đến độc giả một hình ảnh về chỗ kín trên thân thể thiếu nữ. Song khó có thể bắt bẻ Hồ Xuân Hương đang viết về sex. Vì rõ ràng bà chúa thơ Nôm đang mô tả chiếc quạt giấy.

Các văn bản thơ vịnh vật Cái giếng, Bánh trôi, Mời trầu, Ốc nhồi, Đồng tiền hoẻn, Trống thủng cũng đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống, sự vật vừa là cái giếng, cái bánh trôi, con ốc nhồi, đồng tiền hoẻn, cái trống thủng nhưng đồng thời lại ngầm chỉ bộ phận kín của nữ giới, hoạt động tính giao trai gái. Nhà thơ tìm thấy sự tương đồng giữa những đồ vật với bộ phận sinh dục nữ, với chuyện chăn gối:

Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép,

Cá diếc le te lách giữa dòng. Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết,

Đố ai dám thả nạ rồng rồng (Cái giếng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Vì sao nhà thơ lại chọn cái giếng để đề vịnh nhằm đối phó với cấm kỵ nói về bản năng? Một số từ ngữ trong bài thơ có hàm nghĩa gợi liên tưởng đến dục tính của cái giếng khi tả thực. Hồ Xuân Hương miêu tả chiếc giếng chung của làng quê trong nhiều làng cổ Việt Nam. Đây là loại giếng thơi giống cái ao tròn,

có bậc đá ong hoặc bậc gạch để lên xuống gánh nước bằng đôi thùng gỗ hoặc nồi đình. Mở đầu văn bản, người viết giới thiệu không gian, nơi người ta thường bắt gặp ở các giếng nước. Đặc điểm của giếng này tốt và lạ lùng vì có cầu trắng đôi ván ghép, nước trong, cỏ gà mọc lún phún ở quanh mép, cá diếc thì lách giữa dòng… Chiếc giếng làng hiện lên như nó vốn có. Song nhờ tác giả sử sụng một số từ, cụm từ mang nghĩa ám chỉ: “ngõ sâu thăm thẳm” tức ngõ tối và ẩm ướt người đọc liên tưởng đến vùng kín của phụ nữ; “giếng” (hay khe, suối, sông, đầu nguồn…) trong tâm thức người Việt vốn là biểu tượng âm vật; cầu… ván ghép vừa cho biết chỗ lấy nước có khi bắc thêm cầu ván gỗ để tiện cho việc lấy, song từ đó khiến chúng ta liên tưởng đôi ván ghép như đôi chân người thiếu nữ; cỏ mọc “lún phún”, một hình ảnh góp phần tạo trường liên tưởng đến nghĩa phi chính thức chỉ cái âm vật; “thanh tân” nghĩa của nó là trong trắng và trinh nguyên, do đó cái giếng thanh tân không đơn nghĩa là cái giếng làng mà nó chính là biểu tượng của người thanh nữ; người thanh nữ đang thách đố “Đố ai dám thả nạ rồng rồng”, trong đó “nạ” từ cổ chỉ mẹ, “rồng rồng” tức cá quả, cá con mới nở sống thành đàn, theo cách hiểu của dân gian “nạ rồng rồng” là cá quả - biểu tượng dương vật (trong khi cá diếc vốn chỉ âm vật), nên thả nạ rồng vào giếng gợi quan hệ tính giao; đàn cá có con chính là sự sinh sản, kết quả của quan hệ tình dục… Giếng nước là một trong những bài thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương. Thông qua miêu tả những hình ảnh, chi tiết ở một sự vật là cái giếng làng quê nông thôn Việt Nam, bà chúa thơ Nôm đã khắc hoạ thành công một số hình tượng về bộ phận kín đáo trên thân thể người phụ nữ bằng nghệ thuật “đồng hiện này”. Và chính nghệ thuật “đồng hiện” giúp nữ sĩ kết hợp việc miêu tả cái công khai với cái ẩn kín.

Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 11

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi)

Trong thơ vịnh vật mọi từ ngữ, chi tiết, hình ảnh… đều nhằm hình thành hình tượng sự vật nhưng thực chất thông qua đó người viết gợi đến các vấn đề liên quan đến con người. Bánh trôi tuân thủ nghiêm túc quy tắc ấy. Đọc tác phẩm, mọi người đều có thể hình dung về chiếc bánh và cách làm bánh. Bánh trôi làm từ bột nếp màu trắng, nặn lại thành hình tròn, bên trong có nhân bằng đường thanh, màu vàng đỏ. Bánh tròn hay méo do bàn tay khéo léo, vụng về của kẻ nặn. Khi nặn xong bỏ vào nước đun sôi, bánh đang chìm dưới nước là chưa chín lúc bánh nổi lên tức đã chín. Nếu thi phẩm dừng ở cái nghĩa ban đầu thì không có gì đáng bàn. Thông qua chiếc bánh trôi, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật khéo léo, tinh tế, hấp dẫn. Cô gái hội đủ vẻ đẹp hình thức (trắng, tròn) và phẩm chất (tấm lòng son). Đặc biệt là dù sống trong môi trường đầy khó khăn “ba chìm bảy nổi”, cạm bẫy ở đời “rắn nát”… người con gái luôn vươn lên làm chủ tình cảm, làm chủ nhân cách để giữ được “tấm lòng son”. Ngôn từ của bài thơ còn tạo nên một trường nghĩa khác, cho phép nói đến một đối tượng bị văn chương nhà Nho chính thống né tránh, đó là sự ám dụ bộ ngực của người thiếu nữ. Lại một lần nữa người viết lại dùng từ “thân em”, thân vừa chỉ thân xác, vừa là thân phận người phụ nữ, và khiến chúng ta nhớ đến chàng “quân tử” tạo nên cặp nam thanh nữ tú xứng đôi vừa lứa. Màu “trắng” biểu hiện của thân xác trắng trong. “Tròn” là hình khối của thân thể, vẻ đẹp căng tròn của người thiếu nữ, khi nhắc đến sự “trắng, tròn” rất dễ liên tưởng đến bộ ngực của cô gái xuân thì. Chữ “nặn” có hàm nghĩa nặn bánh trôi, một thao tác làm bánh trôi quen thuộc, song “nặn” có thể còn là “nặn bóp”, việc trêu ghẹo thiếu nữ khá sỗ sàng, táo tợn của các chàng trai xưa mà văn học dân gian từng nói nhiều. Cái cụ thể và cái trừu tượng làm cho hình tượng Bánh trôi xuất hiện với nhiều ý nghĩa.

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi.

(Mời trầu)

Ngô Gia Võ bình về bài thơ Mời trầu như sau: “là một thi phẩm trữ tình tuyệt đẹp biểu hiện sáng rõ và xúc động khát vọng tình yêu lớn lao, chung thuỷ của Xuân Hương. Khát vọng ấy, cái nghịch ngợm ấy càng làm nổi bật hơn tư thế tự tin, chủ động của một người con gái đầy bản lĩnh”. Chúng tôi còn cho rằng Bà chúa thơ Nôm sáng tác Mời trầu nhằm mục đích đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Theo phong tục truyền thống Việt Nam, trong những ngày lễ nạp tài, vu quy một thứ không thể thiếu ấy là trầu cau. Trầu cau bao giờ cũng đồng thời hiện diện, quả cau tượng trưng cho dương vật tương đương với miếng trầu tượng trưng âm vật. Cụ thể ở bài thơ này quả cau chuyển nghĩa mang một tượng trưng khác, chỉ ngực người con gái. Không phải chỉ mình Hồ Xuân Hương dùng biểu tượng quả cau cho đôi vú. Ca dao từng viết: “Vú em chum chúm chụm cau/Cho anh sờ cái có đau anh đền”; hình tượng quả cau - vú còn cho thấy ở nhiều tác phẩm điêu khắc Chàm, trên núm chuông Việt, núm cồng chiêng Mường; bài hát À í a (sáng tác Lê Minh Sơn) có câu “Ngực cau nhu nhú đã vội đi xa”. Tác phẩm Mời trầu nữ sĩ dùng từ “của” cho hai cách hiểu, “của” vừa là giới từ chỉ sở hữu tất cả đều là của Xuân Hương, tức thuộc về Xuân Hương, “của” vừa là danh từ chỉ bộ phận sinh dục nữ, chúng tôi đã phân tích trong văn bản Trống thủng. Cách chơi chữ “của em”, hình tượng quả cau - vú, biểu tượng miếng trầu - âm vật, kết hợp với chữ “hôi”, “quệt” để tạo nghĩa biểu tượng hai mặt thanh tục.

Bác mẹ sinh ra phaận ốc nhồi, Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. Quân tử có thương thì bóc yếm. Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. (Ốc nhồi)

Hồ Xuân Hương sao không chọn đối tượng khác như con cua, con ếch… mà lại đề vịnh con ốc? Hẳn đó là dụng ý của người viết. Bởi khi mô tả đặc điểm sinh học, cấu tạo của con ốc khiến cho người đọc có thể liên tưởng đến bộ phận kín của phụ nữ. Con ốc này rất lạ, không sống ở sông, ao, hồ, mà “đêm ngày”

lăn lóc ở “đám cỏ hôi”. “Đám cỏ” nằm trong trường nghĩa liên tưởng đến biểu tượng bộ phận sinh dục, “lỗ trôn” là hình ảnh chỉ chỗ kín trên thân thể người nữ. Sự xuất hiện của chàng “quân tử” làm cho ốc nhồi không còn là ốc nhồi nữa mà trở thành một cô gái sóng đôi cùng chàng quân tử. Hơn nữa, chàng quân tử với động tác “bóc yếm”, “ngó ngoáy” làm cho bài thơ chuyển nghĩa từ “cái mình thấy” sang “cái mình cảm”. Cái mình cảm có thể hiểu là hoạt động tính giao. Hình ảnh “con ốc nhồi” là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo mới mẻ của Hồ Xuân Hương, gần gũi với biểu tượng văn hoá dân gian Việt Nam.

Cũng lò cũng bể cũng cùng than, Mở mặt vuông tròn với thế gian. Kém cạnh cho nên mang tiếng hoẻn, Đủ đồng đáng cũng ắt nên quan.

(Đồng tiền hoẻn)

Tạo hoá sinh ra muôn vật, có con voi thì cũng có xuất hiện cái kiến, có người làm vua đương nhiên có kẻ làm thường dân, có sự vật thì nguyên lành có sự vật khuyết thiếu. Đồng tiền hoẻn là sự vật bình thường trong muôn vàn sự vật của thế giới vật chất. Điều đáng nói ở chỗ Xuân Hương mượn đối tượng đề vịnh đồng tiền để đề cập đến một khía cạnh tính dục. Ngày xưa, đồng tiền được đúc bằng kim loại đồng hoặc kẽm, hình dáng tròn có lỗ vuông ở giữa. Đó là biểu tượng âm dương, trời đất, trọn vẹn, đủ đầy. Nhưng đồng tiền này, hình vuông ở giữa bị mất một cạnh cho nên trở thành “hoẻn”. Số phận đồng tiền hoẻn thật cay đắng, cũng cùng một lò, một bể, một mẻ than ấy, các đồng tiền khác lành lặn, vẹn nguyên, còn mình thì khuyết, thiếu cho nên “kém cạnh” và không thể “nên quan”. “Ở đây các từ lò, bể, mặt, kém cạnh, đủ đồng, quan.. đều được dùng với hai nghĩa, khiến bài thơ vừa nghịch ngợm vừa chua xót” [118, 225], Đỗ Lai Thuý gợi ý. Trong ngữ cảnh trên, chúng ta có thể kết luận bài thơ đề cập đến vấn đề bản năng, đến sự phối hợp âm dương, đến sự khuyết thiếu của bộ phận sinh dục. Lối đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống của Hồ Xuân Hương rất tinh tế, độc đáo.

Chúng tôi nhận thấy, trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương xuất hiện hàng loạt hình ảnh cái “lỗ” - gợi sự liên tưởng đến bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Đó là cái “lỗ” của chiếc quạt nan giấy “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa” (Cái quạt I), hoặc là cái giếng cũng có thể liên tưởng đến lỗ “Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông” (Cái giếng), hoặc nữa là một bộ phận trên cơ thể động vật “Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi” (Ốc nhồi), hay có thể là cái lỗ của đồng tiền hoẻn “Cũng lò cũng bể cũng cùng than/Kém mặt vuông tròn với thế gian” (Đồng tiền hoẻn), lỗ thủng của chiếc trống “Nó thủng vì chưng nó nặng dùi” (Trống thủng). Nữ sĩ họ Hồ là người viết về biểu tượng “âm hộ” một cách rất táo bạo.

Thực ra, chùm thơ Đối thoại Xuân Hương - Chiêu Hổ không hẳn thuộc vào thơ vịnh vật, vịnh cảnh, vịnh người… cho nên chúng tôi tạm xếp những văn bản Đối thoại Xuân Hương - Chiêu Hổ vào phần đề vịnh vật không tránh khỏi thiên cưỡng. Sự phân chia thành các phần đề vịnh cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Sao nói rằng năm lại có ba? Trách người quân tử hẹn sai ra! Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt: Nhớ hái cho xin nắm lá đa.

(Đối thoại I – Xuân Hương) Rằng gián thì năm, quý có ba,

Bởi người thục nữ tính không ra. Ừ, rồi thong thả lên chơi nguyệt, Cho cả cành đa lẫn củ đa.

(Đối thoại I – Chiêu Hổ)

Giai thoại kể rằng, có lần Xuân Hương hỏi vay Chiêu Hổ năm quan tiền. Người cho vay đồng ý, nhưng lại đưa thiếu hai quan. Những người hiểu biết như Xuân Hương và Chiêu Hổ thừa biết ba quan tiền “quý” bằng năm quan tiền “gián”. Do sự không rõ ràng của người vay tiền nên Chiêu Hổ chỉ đưa có ba

quan tiền quý, nhân đó Xuân Hương cũng đùa lại. Và đối thoại Xuân Hương - Chiêu Hổ cũng nằm trong mạch nữ sĩ sáng tác nhằm đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Một số hình ảnh, ngôn từ ngầm mách bảo cho chúng ta thấy được điều đấy. Hình ảnh chiếc “lá đa” chỉ “cái ấy” của phụ nữ. “Sáng trăng suông em tưởng tối trời/Em ngồi em để cái sự đời em ra/Sự đời như cái lá đa/Đen như mõm chó, chém cha sự đời…”, ca dao viết. Cụm từ “chơi nguyệt” gần giống như “chơi trăng” (Ăn như thuyền chở mả/Làm như ả chơi trăng - Ca dao), gợi lên chuyện chung đụng của trai gái. Nữ sĩ không chỉ nhắc đến “cái sự đời” của người phụ nữ mà còn kể ra cả “cái giống” của người đàn ông. Hình ảnh “cành đa” và “củ đa” là biểu tượng dương vật. Chính các cụm từ “lá đa”, “chơi nguyệt”, “cành đa lẫn củ đa” đã đưa đối thoại Xuân Hương - Chiêu Hổ trở thành vần thơ ỡm ờ, đùa nghịch tinh quái tránh được sự soi mói của quan điểm đạo đức Nho giáo chính thống hướng theo lối giáo dục thanh tâm quả dục. Trong bối cảnh xã hội phong kiến với bao định kiến khắc khe, lạc hậu ràng buộc, Hồ Xuân Hương vẫn đưa lên tiếng nói về vấn đề thân xác trong tình yêu chứng tỏ bà có cái nhìn tiến bộ. Tuy nhiên, người viết không thể “tuyên bố” quan điểm, ý nghĩ một cách trực tiếp mà phải thông qua hình thức đề vịnh đối đáp, dùng hình ảnh độc đáo “cành đa”, “củ đa”… để không vi phạm cấm kỵ xã hội.

Mỗi nhà văn, nhà thơ có thế mạnh riêng và họ đi sâu vào một đề tài cụ thể. Đề tài về tính dục như “mảnh đất hoang” lâu nay không có ai dám khai vỡ, Xuân Hương “dấn thân” vào, và bị nhiều người người chê trách “dâm tục”, “bất mãn về tình dục”, “khủng hoảng về tình dục”… Tác giả Trần Thanh Mại trong bài Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương đã phân biệt ranh giới giữa tục dâm, ông phát biểu: “Tục bao giờ cũng chỉ là phương tiện, không bao giờ là cứu cánh. Trái lại, dâm lại là cứu cánh, dâm là để khiêu dâm, không còn nhằm mục đích nào khác”. Do đó, Trần Thanh Mại xếp loại thơ tục thì “ít hoặc nhiều hạn chế tác dụng của thơ”, loại dâm không những không tốt mà có thể “gieo rắc độc hại”… Tuy nhiên, cũng có nhiều người lên tiếng bảo vệ nữ sĩ, như Ngô Gia Võ nhận định thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

không có cái dâm, chỉ có cái tục. Vì: “Khi nói đến dâm, bản chất của nó đã là cái xấu, nghĩa gốc của từ dâm là quá mức, quá giới hạn. Dâm luôn gắn liền với chuyện tình dục qua mức, bừa bãi, nặng về bản năng” [137, 142]. Ngô Gia Võ khẳng định nhà thơ dùng cái tục như một phương tiện nghệ thuật để gửi gắm tư tưởng nhân đạo của mình: lên tiếng nói phủ định, lên án cường quyền và thần quyền phong kiến; hạ bệ các thần tượng xã hội quen thuộc, vạch trần bản chất xấu xa của chúng; tiếng kêu đòi giải phóng, tiếng kêu đấu tranh cho hạnh phúc con người; khẳng định quyền sống chân chính của người phụ nữ… Đỗ Lai Thuý thì cho rằng thơ Hồ Xuân Hương không phải là thứ văn chương ám chỉ. Vì văn chương ám chỉ không lấy cái đẹp làm mục đích. Mọi thủ thuật của nó nhằm đưa người đọc đến cái đích nó muốn ám chỉ. Hơn nữa, “văn học ám chỉ không thể hình thành hệ thống biểu tượng lấp lửng hai mặt như trong thơ Hồ Xuân Hương, nhất là đằng sau các biểu tượng ấy không thể có một triết học và mỹ học làm nền” [118, 220]. Ngoài ra nhà văn hoá học còn phân định rạch ròi thơ người con gái họ Hồ với văn chương hoa tình, nhất là với văn chương khiêu dâm. “Thơ Hồ Xuân Hương không lấy sự miêu tả tình dục làm mục đích, hoặc thủ pháp, nhất là không miêu tả trực tiếp. Nhà thơ dựng lên một biểu tượng kép để đối tượng miêu tả vừa là nó lại vừa không phải nó, nói đúng hơn, càng là nó bao nhiêu thì càng không phải là nó bấy nhiêu. Văn chương hoa tình miêu tả tình dục và các cảm xúc về nó một cách trực diện” [118, 220]. Công bằng mà nói, viết hay về sex là rất khó. Vì ranh giới mong manh rất dễ vi phạm giữa khiêu dâm, phi đạo đức nhân bản với khát khao nhận thức, khát khao tự do. Việc “lập ngôn” bằng những chuyện cao đạo về “trung, lễ, nghĩa, trí, tín”, về “giang sơn, xã tắc” thu hút được đại đa số các nhà văn. Hồ Xuân Hương không sợ “hiểm địa” của đề tài tính dục bởi vì nữ sĩ đã suy nghĩ rất “cẩn thận” cùng với việc đưa ra những lí lẽ xác đáng làm “cơ sở lí luận” cho ngòi bút của mình để từ đó cho ra đời hàng loạt bài thơ nổi tiếng về sex. Cơ sở lí luận chắc chắn và đúng đắn của Hồ Xuân Hương khi viết về vấn đề tính dục đó là người viết không có một dụng ý nào khác ngoài việc ngợi ca, khẳng định quyền sống bản năng ở mỗi con người. Thế nhưng thi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023