được đưa ra, trong đó có nguyên nhân là công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, trình độ và năng lực của cán bộ trong các lĩnh vực liên quan đến huy động vốn đầu tư còn yếu, nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư của ngành du lịch Quảng Bình. Mặt khác, về khách quan Quảng Bình là địa phương thường xuyên xảy ra bão lụt, nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình hàng năm cao, đặc biệt là có gió lào về mùa hè, gần biển nên độ muối trong không khí tương đối cao cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư do dự khi đầu tư vào Tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Bài viết đã đưa ra 4 giải pháp cơ bản để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Bình đó là: Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thứ hai, hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành du lịch như chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách tín dụng. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Thứ tư, hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư.
- Bài viết “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển du lịch Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đình Dương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh [22]. Bài viết đã chỉ rõ tiềm năng du lịch của Hà Nội về danh thắng, về giao thông, về khách du lịch, về cơ sở lưu trú, về cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa, về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan. Từ đó, bài viết đi sâu phân tích tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. Từ đó, tác giả nêu một số kiến nghị chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển du lịch Hà Nội đó là: (1) Cần có tầm nhìn dài hạn trong xây dựng định hướng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thủ đô gắn với chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2030 của Hà Nội. (2) Cần có quy hoạch tổng thể cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển du lịch thủ đô. Xây dựng danh mục địa điểm, dự án tạo mặt bằng mới kêu gọi đầu tư nước ngoài, danh mục ưu đãi đầu tư để giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thêm thông tin trước khi quyết định đầu tư. (3) Cần có cơ chế và chính sách rõ ràng về ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch thành phố, loại bỏ các hạn chế và phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. (4) Cần có cơ chế và chính sách rõ ràng để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội. (5) Cần có giải pháp mang tính nghiệp vụ để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch của thành phố Hà Nội như: đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch chất lượng cao; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư
nước ngoài và lập kế hoạch cho các chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm theo từng lĩnh vực, địa bàn, đối tác cụ thể và hướng vào thị trường trọng điểm.
- Bài viết “Từ kinh nghiệm phát triển du lịch Đông Nam Á nghĩ đến Việt Nam” của tác giả Nguyễn Chí Tranh [72]. Mở đầu, tác giả nhận định du lịch được ví như một “ngành công nghiệp không khói”. Trên kinh nghiệm phát triển ngành kinh tế này ở 2 quốc gia lân cận là Singapore và Indonesia, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa ngành du lịch ở Việt Nam.
Bài viết nêu rõ mặc dù Singapore không có di sản thiên nhiên và văn hóa nào, nhưng quốc gia này đã đầu tư mang tầm quy hoạch và kỳ công cho những công trình tham quan du lịch hiện đại. Đây chính là bí quyết giúp Singapore thành công trong phát triển du lịch. Để tạo ra sức hấp dẫn về một địa điểm du lịch mới, ngay từ khi xây dựng, chủ đầu tư đã lên kế hoạch cho việc tạo lập nhiều kỷ lục của thế giới cũng như khai thác triệt để những yếu tố mang tính sáng tạo, gây tò mò cho du khách. Họ quy hoạch rất hiệu quả và rất mạnh dạn đầu tư ví dụ như công trình phức hợp giải trí Resort World Sentosa với tổng đầu tư 6,59 tỷ đô la Singapore tương đương 110 nghìn tỷ đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, điều níu chân du khách khi đến Singapore là môi trường sạch sẽ, trong lành.
Nói về kinh nghiệm phát triển du lịch của Indonesia, tác giả nêu rõ ngay từ khá sớm, năm 2011, Indonesia đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia đến năm 2025, với mục tiêu chính là tập trung nâng cao chất lượng du lịch. Cùng với chiến lược là một kế hoạch đến năm 2015 với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình du lịch chính, đó là: du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia. Indonesia chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất giá rẻ để cộng đồng làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng là: di sản, sinh thái, đánh golf, lặn biển, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện. Tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình, ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn cac giá trị văn hóa truyền thống.
Từ kinh nghiệm đó, tác giả có các đề xuất đối với Việt Nam như sau: (1) Coi trọng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.
(2) Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. (3)Đầu tư vào chiến lược sản phẩm của ngành du lịch. (4) Tăng cường tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch. (5) Phát triên du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.
- Luận án tiến sĩ “Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành du lịch Việt Nam” của Nguyễn Thị Bằng [4]. Luận án đã khẳng định nước ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng mới khai thác ở mức độ thấp. Vì thế cần phải có biện pháp khai thác tiềm năng của đất nước để phát triển du lịch, góp phần mục tiêu phát triển kinh tế, Luận án đã đi sâu phân tích thực trạng đầu tư phát triển ngành du lịch Việt Nam, trong đó đưa ra những kết quả đầu tư về số lượng khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở phục vụ du lịch. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển, thực tiễn đầu tư của ngành du lịch nước ta còn ở mức thấp kém và lạc hậu, Luận án cũng nêu lên quan điểm về đầu tư phát triển ngành du lịch nước ta như đầu tư phát triển theo quy hoạch tổng thể hình thành vùng trung tâm, tuyến và điểm du lịch, với những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn; đầu tư phải tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội; đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường tư nhiên.
Đối với huy động vốn đầu tư trong nước, Luận án đưa ra giải pháp là: (1) Huy động vốn nhà nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, những khách sạn cao cấp, những công trình du lịch trọng điểm, (2) Huy động vốn doanh nghiệp đầu tư kinh doanh phát triển du lịch, (3) Liên doanh giữa các doanh nghiệp, (4) Phát hành cổ phiếu, trái phiếu đầu tư phát triển du lịch, (5) Cổ phần hóa doanh nghiệp du lịch nhà nước, (6) Huy động vốn trong dân đầu tư phát triển du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 1
- Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 2
- Nghiên Cứu Vai Trò Của Nhà Nước Trong Thu Hút Đầu Tư Vào Phát Triển Du Lịch
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Ở Cấp Tỉnh
- Vai Trò Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Cấp Tỉnh
- Thực Hiện Hoạt Động Xúc Tiến Đầu Tư Của Tỉnh Để Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Đối với huy động vốn ngoài nước đầu tư phát triển du lịch Luận án đưa ra giải pháp là: (1) Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các công trình du lịch trọng điểm theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liện doanh giữa Việt Nam với nước ngoài, hoặc theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT, (2) Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, các tổ chức tài chính quốc tế thu hút vốn đầu tư gián tiếp (ODA), xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, tôn tạo danh lam thắng cảnh di tích lịch sử, văn hóa.
- Luận án tiến sĩ “Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội
nhập quốc tế” của Đoàn Thị Trang [71]. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực
tiễn về kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm trong hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích thực trạng kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011-2015, từ đó luận án đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc trong hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Trong các giải pháp nêu ra, tác giả đề cập đến giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Giải pháp này nêu rõ trong thời gian tới phải tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ du lịch, phát triển đồng bộ, nâng cấp hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển khách du lịch, phát triển hệ thống các công trình vui chơi, giải trí, thể thao.
- Luận án tiến sĩ “Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của Hoàng Văn Hoàn [26], Luận án đã phân tích thực trạng công tác xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, tác giả đề ra các giải pháp để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới như: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư bao gồm cải các mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong XTĐT du lịch, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thu hút đầu tư du lịch. Nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch như xây dựng thông điệp xúc tiến đầu tư du lịch rõ ràng, nhất quán, nâng cao chất lượng các ấn phẩm tài liệu xúc tiến đầu tư du lịch, tăng cường vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công tác trong xúc tiến đầu tư du lịch, đẩy mạnh vai trò của các công cụ xúc tiến đầu tư du lịch, hoàn thiện việc lập kế hoạch ngân quỹ cho xúc tiến đầu tư du lịch, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch. Giải pháp về xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư du lịch.
1.2.2. Các công trình liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An
- Bài viết “Giải pháp thu hút đầu tư vào du lịch biển, ven biển Nghệ An” của tác giả Thái Thị Kim Oanh [37]. Tác giả đặt vấn đề là đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An thời gian qua có một phần không nhỏ từ các hoạt động du lịch,
trong đó có du lịch biển, ven biển (du lịch biển, chiếm từ 93 – 95% trong tổng doanh
thu du lịch toàn tỉnh). Bên cạnh đó, du lịch biển được xác định là ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển Nghệ An, là trung tâm du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ và là một trọng những trong những trọng điểm về du lịch của cả nước. Tác giả cho rằng, sự phát triển của du lịch biển, ven biển gắn liền với sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực, các điều kiện môi trường sinh thái cũng như các giá trị nhân văn tại khu vực biển và ven biển. Trong những năm gần đây, việc thu hút đầu tư để phát triển các yếu tố đó của Nghệ An đã có những bước khởi sắc nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền, trong đó có lĩnh vực du lịch biển, ven biển. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê thì các dự án đầu tư vào du lich biển, ven biển còn ít, chưa có nhiều dự án tầm cỡ và chủ yếu tập trung tại Thị xã Cửa Lò, Thành phố Vinh.
Theo bài viết, trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chủ trương chính sách ưu đãi về đầu tư nhằm giúp cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Nghệ An được thuận lợi, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch biển, ven biển. Nhìn chung các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch được đảm bảo, tuy nhiên, các dự án đầu tư vào Nghệ An về du lịch biển và ven biển mới chỉ đang tập trung nhiều vào xây dựng các cơ sở lưu trú với thứ hạng bình thường. Công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch biển, ven biển tỉnh Nghệ An thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo nên sự tăng trưởng cao của du lịch địa phương. Tuy nhiên, mức vốn thu hút cho đầu tư phát triển du lịch biển, ven biển chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu thực tế của khu vực này.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch biển, ven biển Nghệ An, tác giả đã đưa ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển khu vực này là: (1) Cải thiện môi trường đầu tư nói chung bằng việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải tiến thủ tục hành chính. (2) Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển, ven biển. (3) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch biển, ven biển Nghệ An. (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng cả số lượng và chất lượng nhân sự cho hoạt động du lịch biển, ven biển. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà nước trong ngành du lịch nói chung và vùng biển, ven biển nói riêng; nhân lực tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh. (5) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư.
- Bài viết “Thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020” của tác giả Võ Đức Tài, Phạm Thị Dung [64]. Theo các tác giả, Nghệ An là một tỉnh giàu tài nguyên du lịch, cả về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn với những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp. Du lịch phát triển đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho các tầng lớp dân cư, nâng cao dân trí, cải thiện môi trường sinh thái, tăng thêm vẻ đẹp bộ mặt cảnh quan đô thị và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Để phát triển ngành du lịch tỉnh Nghệ An một cách bền vững đòi hỏi cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó tìm kiếm các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư nhằm khai thác một cách bền vững tiềm năng du lịch mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Nghệ An là vấn đề quan trọng có tính chiến lược. Các tác giả đã đề ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An là: (1) Thu hút đầu tư phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020 theo hướng bền vững. Trong đó, phải chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các tài sản văn hóa lịch sử. (2) Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch như: giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cải tạo môi trường… là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt đối với các khu du lịch quốc gia, các khu, điểm du lịch quan trọng có khả năng thu hút khách lớn. (3) Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch. Công tác xúc tiến, quảng bá cần phải được chuyên nghiệp và chủ động hơn như tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo, festival trong và ngoài nước, thông qua đó quảng bá, kêu gọi đầu tư, tìm đối tác kinh doanh cũng như tìm thị trường và nguồn khách du lịch… (4) Hợp tác, liên kết vùng. Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng. (5) Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đó là việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật nghiệp vụ du lịch. (6) Các doanh nghiệp du lịch cần phải đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Du lịch biển, bao gồm cả du lịch đảo được phát triển ở dải ven biển từ biển Quỳnh Lưu đến Cửa Lò, Cửa Hội với việc phát triển các loại hình du lịch thể thao, khám phá đáy biển, lướt ván, đua thuyền, vui chơi giải trí,.. Sản phẩm du lịch còn gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn. (7) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành mạnh. Có làm được điều này mới hạn chế được sự “dựa dẫm” vào những quy định không rõ ràng của thủ tục hành chính mà cán bộ nhân viên thừa hành gây khó khăn. Chính quyền tỉnh kiên quyết xóa bỏ các dự án treo và thu hồi đất đối
với các nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính bằng cách quy định khi đấu thầu các dự án khuyến khích đầu tư, các chủ đầu tư phải ký quỹ và chứng minh năng lực tài chính có thể đầu tư dự án. Nếu sau 2 năm không khởi động dự án thì phần ký quỹ sẽ sung vào ngân sách nhà nước và sẽ mời nhà đầu tư khác. (8) Tăng cường công tác hỗ trợ nhà đầu tư hiện có. Nếu thực hiện tốt thì chính các doanh nghiệp đó sẽ trở thành một trong những cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới đến làm ăn tại tỉnh Nghệ An.
- Luận án tiến sĩ “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” của Nguyễn Tư Lương [33], Luận án này đã làm rõ Nghệ An là một vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch tương đối thuận lợi với nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái… Trong luận án này tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng các điều kiện nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An, đánh giá được các quan điểm, nhận thức về phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An cũng như đánh giá được các mục tiêu về khách du lịch, về thu nhập du lịch và đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh cũng như các mục tiêu về xã hội, môi trường của tỉnh. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra cái nhìn khái quát về công tác xác định thị trường khách du lịch cũng như công tác xác định tiềm năng của tỉnh kết hợp cùng việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động du lịch của tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, luận án xác định thực trạng công tác xây dựng và thực hiện hoạt động du lịch trên các lĩnh vực phát triển thị trường, và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, công tác đầu tư phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, phát triển du lịch theo lãnh thổ, tổ chức quy hoạch du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch, công tác quản lý nhà nước về du lịch và đưa ra những kết luận về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đưa ra quan điểm xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững của tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp trong đó có giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển du lịch Nghệ An theo hướng bền vững.
1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án
Các nghiên cứu liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch có thể khái quát như sau:
- Các nghiên cứu đều tiếp cận theo hướng thu hút đầu tư phát triển du lịch, chưa đi sâu cụ thể vào đối tượng thu hút đầu tư là doanh nghiệp.
- Các quan điểm lý luận liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển du lịch đã dần dần được bổ sung hoàn chỉnh hơn. Các công trình nghiên cứu, ở từng thời điểm cụ thể, với chủ đề, quy mô, phương pháp tiếp cận khác nhau đã khai thác khá đa dạng, ở nhiều góc độ và mức độ có đề cập đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển du lịch. Nhiều công trình khá công phu, có sự bổ sung, cập nhật các thành tựu cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút đầu tư nói chung để phát triển du lịch.
Các nghiên cứu vận dụng những nội dung lý luận chung về thu hút đầu tư để phát triển du lịch nhằm đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch ở các vùng miền, khu vực, địa phương, điểm đến du lịch cụ thể.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài và trong nước liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch phần nhiều được tiếp cận, trình bày như một trong những nội dung của các nghiên cứu chung về thu hút đầu tư. Các góc độ nghiên cứu đã đi sâu về hệ thống chính sách thu hút đầu tư phát triển khu du lịch, điểm du lịch, các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch, kinh nghiệm của các địa phương về thu hút đầu tư phát triển du lịch, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển du lịch. Đặc biệt, có khá nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng khu du lịch cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những nội dung lớn, chung cho các đối tượng, chủ thể đầu tư vào phát triển du lịch mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp vấn đề thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị.
1.3.2. Khoảng trống về vấn đề thu hút đầu tư vào phát triển du lịch luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Một là, từ cách tiếp cận khác nhau, góc độ khác nhau về vấn đề thu hút đầu tư phát triển du lịch nên mỗi tác giả có một góc độ riêng về đánh giá tình hình thu hút đầu tư và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển du lịch nói chung cho quốc gia hay một địa phương, địa bàn nhất định. Do đó, chưa có tác giả