đánh giá của Ngô Gia Võ có phần hợp lí hơn: “Tự nhiên trong thơ bà đem đến cho chúng ta cái cảm giác về tự do nội tâm, niềm vui tái tạo lại cảnh vật đúng với các giác quan, đặc biệt là các giác quan nhục thể. Hồ Xuân Hương đã tìm thấy và phát hiện ở tự nhiên dấu hiệu tương đồng với con người, những phẩm chất con người mà chính nó có. Vì vậy tất cả những bài thơ viết về tự nhiên của bà đều xuất hiện cái tục. Rõ ràng tự nhiên đã trở thành luận cứ cho việc khẳng định hạnh phúc, cho tư tưởng đòi tự do của con người” [138, 174]. Theo chúng tôi, bằng nghệ thuật “đồng hiện”, Hồ Xuân Hương vừa mô tả “cái mình thấy” đấy là hình ảnh thiên nhiên đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, động Hương Tích, hang Thánh Hoá, đá Ông chồng bà chồng… vừa miêu tả “cái mình cảm” chính là hình ảnh hấp dẫn, gợi dục ở chỗ kín nam nữ, hành động giao hoan tràn đầy sinh lực để nhằm mục đích đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Thơ Hồ Xuân Hương biểu thị một loại giá trị văn hoá có đặc điểm sinh ra trong sự đối kháng, để đối kháng với văn hoá chính thống Nho giáo. Xã hội Nho giáo định hướng cho con người sống lí tưởng quả dục thanh tâm, tránh xa lối sống bản năng, vì theo họ nghĩ nó mang hại cho con người… Đây là quan điểm phản tự nhiên, vô lý, thậm chí là giả dối của những cấm đoán bản năng. Cái gì phản tự nhiên tất yếu sẽ bị chống lại, kể cả bằng những hình thức cực đoan. Hồ Xuân Hương xem bản năng như một phần tất yếu của con người nên bà muốn trả lại cho con người bản năng tự nhiên. Do vậy, trong những đề tài vịnh cảnh, vịnh vật, vịnh người… nữ sĩ đưa cái bản năng trở nên gần gũi, tự nhiên với con người.
Nữ sĩ Xuân Hương say mê cái đẹp, trân trọng cái đẹp, nhất là vẻ đẹp của thân thể người phụ nữ. Khi miêu tả thiên nhiên, vũ trụ nhà thơ thường hoà lẫn thân thể phái đẹp ẩn trong thiên thiên. Trên đây, chúng ta thấy thi sĩ ví bộ phận thân thể gợi dục nhất của nữ giới với hang, động, núi, sông, cửa, kẽm… Với thi phẩm Hỏi trăng nhà thơ lại miêu tả chân dung trăng đẹp tựa thân thể ngọc ngà của mỹ nữ:
Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn, Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Ngọc Thỏ đà bao tuổi? Chớ chị Hằng Nga đã mấy con? Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng? Ngày xanh sao nỡ tạnh lòng son? Năm canh lơ lửng chờ ai đó ?
Hay có tình riêng với nước non? (Hỏi trăng)
Trong thơ vịnh cảnh, vịnh vật của Hồ Xuân Hương xuất hiện hình ảnh thân thể người phụ nữ, nhất là bộ phận gợi dục là điều có thật. Đỗ Đức Hiểu gọi bằng một từ chính xác “môtíp trắng son”. Môtíp này, chúng ta đã bắt gặp: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (màu trắng tượng trưng cho da, cho thân thể trong trắng), “Mà em vuẫn giữ tấm lòng son” (màu son tượng trưng cho tâm hồn son sắt). Nói chung trắng son là vẻ đẹp của thể xác và tâm hồn, vừa thanh thoát vừa son sắt. Bài thơ Hỏi trăng cũng xuất hiện môtíp trắng son quen thuộc: “Đêm vắng có chi phô tuyết trắng/Ngày xanh sao nỡ tạnh lòng son”, “tuyết trắng” ý nhắc đến làn da trắng đẹp, “lòng son” chỉ tâm hồn thanh cao. Từ đó, cho thấy hình ảnh về trăng không chỉ đẹp ở hình thức bên ngoài còn đẹp ở tâm hồn. Và có thể hiểu trăng chính là hình ảnh biểu tượng của người đàn bà. Một nhà nghiên cứu còn viết trăng là biểu tượng của biểu tượng đàn bà. Theo tín ngưỡng xưa, giữa thiên nhiên và con người có mối quan hệ tương dữ, cảm ứng như mặt trăng có một sự tác động phồn thực tới người đàn bà. Người đàn bà có kinh nguyệt theo tuần trăng. Mặt trăng vận động theo chu kỳ từ khuyết sang tròn. Khi trăng tròn chính là thời điểm viên mãn nhất, giống như tuổi đôi mươi của người con gái tức tuổi đẹp nhất. Nhìn thấy trăng và con người có nét tương đồng nữ sĩ ví người đàn bà với trăng. Trương Xuân Tiếu bình bài thơ Hỏi trăng như sau: “nhà thơ đã “nhân cách hoá vũ trụ” đã biểu đạt trăng thành hình tượng tượng trưng cho cái bộ phận kín đáo trên thân thể thiếu nữ, hoặc trở thành hình tượng một tình nhân đang chờ đợi người yêu đến khám phá, thưởng thức vẻ đẹp của mình” [93, 44]. Cái hay của văn bản được xây dựng bởi hàng loạt câu hỏi tu từ, thắc
mắc không dứt về tuổi tác, khuyết tròn, con cái, cô đơn trong chuyện chăn gối, “năm canh” vẫn còn chờ đợi bóng hình ai. Sáu câu hỏi nối tiếp nhau không có lời giải đáp đến câu bảy “Hay có tình riêng với nước non?” tưởng như câu trả lời nhưng kỳ thực vẫn là câu hỏi. “Nước non” theo cánh hiểu hiển ngôn là không gian vũ trụ, trong ngữ cảnh bài thơ khiến chúng ta liên tưởng “nước non” chỉ âm dương, nam nữ, nói rộng ra nhà thơ muốn nhắc đến chuyện tình cảm trai gái, chuyện tính dục, mà người phụ nữ đang khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ.
Một trái trăng thu chín mõm mòm. Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo, Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm. Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom. Hỏi người bẻ quế rằng ai đó,
Có thể bạn quan tâm!
- Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 11
- Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 12
- Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 13
- Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 15
- Hồ Xuân Hương Đối Phó Với Cấm Kỵ Bản Năng Truyền Thống Bằng Nghệ Thuật Nói Lái
- Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 17
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm. (Trăng thu)
Các biểu tượng gốc (giếng, hang, động… chỉ âm hộ; đá, củ đa, cành thông… chỉ dương vật) của nền văn hoá dân gian được nhà thơ vận dụng rất độc đáo, ấn tượng. Bên cạnh đó còn nhiều biểu tượng do chính nữ sĩ sáng tạo. Những biểu tượng này vốn chỉ có nghĩa tự thân nhưng khi đi vào thơ chúng mang thêm nghĩa mới, nghĩa liên quan đến vấn đề tính dục. Bốn câu thơ: “Một trái trăng thu chín mõm mòm/Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom/Giữa in chiếc bích khuôn còn méo/Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm”, là một ví dụ dễ thấy. Nghĩa ban đầu là tả cảnh trăng thu, trăng rằm tháng Tám, trái trăng đẹp nhất trong năm, đến độ viên mãn “chín mõm mòm”. Nhưng đặt các cụm từ “đỏ lòm”, “giữa in chiếc bích”, “ngoài khép đôi cung” trong ngữ cảnh bài thơ sẽ tạo nên nghĩa mới, mặt trăng trở thành biểu tượng âm hộ. Cụm từ rất đáng chú ý “vừng quế đỏ”, theo tư liệu “người bẻ quế” vốn chỉ người thi đỗ, được tuyển chọn, trong bài thơ “vừng quế đỏ” không đơn nghĩa, nó hàm chỉ quan hệ tính giao.
Bên cạnh chị Hằng Nga xuất hiện thằng Cuội “đứng lom khom”, là dụng ý của nhà thơ, có nữ ắt có nam mới tạo thành cặp đôi âm dương hài hoà. Bà chúa thơ Nôm miêu tả vầng trăng lấp lửng thanh tục thật tài tình. Hai nghĩa thanh tục hoà quyện vào nhau như hai mặt của một tờ giấy, khó có thể bóc tách. Lớp nghĩa chính thức và phi chính thức luôn luôn chuyển động không ngừng khiến cho hình tượng thơ lấp lửng nước đôi mà hiểu theo nghĩa nào cũng đúng. Chính vì thế mà tạo ra những tranh luận không dứt về thi phẩm bà chúa thơ Nôm, nên Xuân Diệu viết: “Thơ Xuân Hương tục hay thanh? Đố ai bắt được: bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Xuân Hương có muốn giấu đâu. Mà bảo rằng nó là nhảm nhí, là tục thì có gì là tục nào?” [19, 126].
Xuân Hương có ba bài thơ viết về trăng. Cả ba văn bản đó trăng đều tượng trưng cho thân thể đàn bà, cho chuyện ân ái yêu đương.
Áo tiên tuy nhuộm màu Vương Mẫu Hương tục còn nồng lửu Hậu Lang
(Vịnh Hằng Nga)
Chúng ta có thể khẳng định nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh về trăng rất mới lạ so với cách nhìn nghệ thuật truyền thống, có lẽ là lần đầu tiên trăng được ví như thân thể người đàn bà trong nền văn học chính thống. Sau này, Hàn Mặc Tử cũng có cách ví von tương tự: “Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe” (Bẽn lẽn).
Tóm lại, Hồ Xuân Hương rất công phu trong cách lựa chọn cảnh vật tự nhiên để miêu tả và sử dụng chúng làm biểu tượng cho bộ phận kín đáo nhất trên thân thể người phụ nữ, hoạt động giao hoan nam nữ. Trong dòng chảy của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa xuất hiện cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX nhiều thi nhân như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn đã phát huy cao độ nội dung chủ nghĩa nhân đạo “không phải xuất phát từ nguyên tắc ở cõi âm, hoang tưởng, ở bên ngoài đời sống loài người mà xuất phát từ con người trần tục thực tế, với những nhu cầu và năng lực trần tục đòi hỏi phải được phát triển
và thoả mãn càng nhiều và đầy đủ càng tốt trong đời sống trần tục” [139, 445]. Nên họ cũng đi vào khía cạnh nhục thể của con người. Khi đó các tác giả chọn lựa miêu tả các sự vật tự nhiên và dùng nó làm hình ảnh tượng trưng cho vấn đề tính dục. Bà chúa thơ Nôm không vận dụng thi pháp bác học mà học tập cách diễn đạt của văn học dân gian và sáng tạo nên nhiều biểu tượng độc đáo mới là để xây dựng nên cái được biểu trưng (quan hệ tình dục, dương vật, đặc biệt là âm hộ) thông qua hình ảnh thiên nhiên cái làm biểu trưng (đèo, kẽm, cửa, hang, động…). Từ đó, hình ảnh gợi dục của giới nữ, hành động tính giao được miêu tả gián tiếp trong những bài thơ vịnh cảnh của nữ sĩ (Kẽm Trống, Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ, Động Hương Tích…). Hồ Xuân Hương đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trong cách xây dựng “biểu tượng hai mặt”.
3. ĐỀ VỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VUI CHƠI.
Thơ vịnh các hoạt động lao động và vui chơi cũng có ý nghĩa đối phó với cấm kỵ theo nguyên tắc những hoạt động lao động và vui chơi hiện lên trong thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương vừa là chính bản thân nó đồng thời lại là ẩn dụ, ám chỉ bộ phận sinh dục (sinh thực khí) nam nữ. Sau đây là những bài thơ thuộc mảng này: Dệt vải, Tát nước, Đánh đu, Chơi hoa, Vịnh đánh cờ, Bùn bắn lên đồ.
Quan sát những việc làm, cũng như hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí của bà con nông dân, Xuân Hương vịnh nên vần thơ lấp lửng hai mặt thanh tục, gợi nên cảnh sinh hoạt tính giao tràn trề niềm khoái cảm lành mạnh.
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau, Con cò mấp máy suốt thâu đêm.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau. Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau. Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến ba thu mới dãi màu. (Dệt vải)
Người viết giới thiệu thời gian dệt cửi vào ban đêm “thắp ngọn đèn”, “thâu đêm”; màu trắng của sợi vải “trắng phau”; các bộ phận của khung cửi “con cò” (miếng gỗ đẽo theo hình con cò, buộc ở trên cao để mắc dây go trong khung cửi thủ thông), “suốt” (ống nhỏ tre, được làm bằng gỗ hoặc giấy, dùng để quấn sợi cho vào thoi dệt, “khuôn khổ”; các động tác của người và công cụ lao động “Hai chân đạp xuống năng năng nhắc” chỉ động tác đạp chân xuống hai cần để làm chuyển động máy dệt của người ngồi dệt cửi, “ngâm cho kỹ” nói việc ngâm vải tơ hoặc lụa trong nước hồ loãng quấy bằng bột gạo cho vải mịn mặt, “ba thu” nhắc đến ba tháng mùa thu lúc có nắng hanh, lúc thời tiết thuận lợi cho việc đem vải nhuộm màu, dãi nắng. Tất cả các chi tiết này được nữ sĩ miêu tả chân thực. Điều hấp dẫn ở chỗ sự mô tả công việc dệt cửi càng đúng bao nhiêu càng nổi lên nghĩa chìm bấy nhiêu, đó là hành động tính giao. Nghĩa thứ hai cũng miêu tả rất chính xác. Chúng tôi đã liệt kê phần trước môtíp ám chỉ quan hệ giao hoan “quỳ hai gối”, thì “hai chân đạp xuống” cũng nằm trong hệ thống môtíp này. “Suốt” là hình ảnh khiến liên tưởng linga, các từ ngữ “đâm, năng năng nhắc, thích thích mau, rộng hẹp, nhỏ to, ngắn dài, vừa vặn” cùng nằm trong ngữ cảnh khiến nghĩ ngay đến chuyện chăn gối. “Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ”, tại sao nữ sĩ không thay từ “cô” bằng từ anh hoặc chú. Bởi vì, kết quả của chuyện chung đụng gái trai “Mảnh tình một khối thiếp xin mang” nên “ngâm” chỉ người phụ nữ đang mang thai. “Ba thu” còn hiểu bằng ba mùa thu tức chín tháng đến thời điểm người phụ nữ sinh đẻ. Có thể nói bài thơ dậy lên một nghĩa mới, ngầm nhắc chuyện chăn gối trong khi vẫn miêu tả cảnh dệt vải.
Đang khi nắng cực chửa mưa tè, Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gàu ba góc chụm, Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa, Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mải việc làm ăn quên cả mệt,
Rạng hang một lúc đã đầy phè. (Tát nước)
Có hai chiếc gàu dùng để tát nước: gàu giai và gàu sòng. Nhưng bà chúa thơ Nôm không chọn chiếc gầu giai vì hình dáng của chiếc gàu này không liên tưởng đến sinh thực khí nam nữ. Do đó nhà thơ chọn chiếc gàu sòng để đề vịnh. Xuân Hương tái hiện lại cảnh lao động tát nước của bà con nông dân nơi thôn quê. Nếu như mưa nắng thuận hoà thì người làm ruộng chẳng đến nỗi vất vả, nhưng vì thời tiết khắc nghiệt “nắng cực”, “chửa mưa tè” nên “rủ chị em” đi “tát nước khe”. Người đi tát phải mang “chiếc gàu ba góc chụm”, bờ ruộng “be” bốn phía để nước không bị tràn sang ruộng nhà khác. Những động tác tát nước “xì xòm”, “nghiêng ngửa”, “nhấp nhổm”, “vắt ve” rất mệt. Nhưng lao động là niềm vui khiến bà con “quên cả mệt”, “rạng hang” một lúc “đã đầy phè”. Tát nước là một việc diễn ra bình thường ở nông thôn, đâu có gì liên quan đến chuyện dâm tục. Nhưng một số từ ngữ “khe”, “hang” (háng) vốn là biểu tượng chỉ âm vật, hình dáng chiếc gàu “ba góc chụm” khiến liên tưởng vùng kín phụ nữ; cụm từ “nhấp nhổm”, “mình nghiêng ngửa”, “đít vắt ve”, “đầy phè” trong ngữ cảnh đó tạo nên nghĩa mới ngầm nhắc tới chuyện giao hoan. Mặt khác, nếu như có ai giải thích đơn nghĩa, cho rằng đây chính là bài thơ tả sinh dục nữ thì tác giả sẽ trả lời rằng đây đích thực là bài thơ tái hiện cảnh tát nước. Đối phó với cấm kỵ bản năng đã được thực hiện qua việc vận dụng nguyên lý A là A nhưng lại là B.
Hai văn bản Dệt vải, Tát nước chúng ta thấy quan niệm, chuẩn mực cái đẹp của Xuân Hương là con người, cơ thể con người, hoạt động giao hoan. Nhà thơ nghĩ bản năng như một phần tất yếu của con người nên nó có quyền “sống” như tất cả các quyền khác. Thế nhưng xã hội Nho giáo cố tình cấm đoán bản năng con người, đưa quan hệ tính dục vào vòng kiểm soát của đạo đức, lễ giáo. Những cấm đoán bản năng này như chúng tôi phân tích ở chương một tuy nhân danh văn hóa song lại đẩy đến cực đoan nên mang tính chất phản tự nhiên, vô lí, thậm chí có thể là giả dối. Tất nhiên, cái gì phản tự nhiên, vô lí, giả dối sẽ bị chống lại. Những bài thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật, vịnh các hoạt động vui chơi và lao
động… là một trong những hình thức chống lại cấm kỵ bản năng, tuy nó có phần cực đoan. Thế nhưng, một số nhà phê bình không hiểu được dụng ý của nữ sĩ sáng tác những bài thơ lấp lửng thanh tục nhằm chống lại cấm kỵ bản năng truyền thống đã phê bình gay gắt về hai văn bản Tát nước và Dệt cửi: “Còn nói làm sao đây về thái độ của nhà thơ đối với ý nghĩa của lao động, đối với công việc làm ăn của nhân dân, về thái độ biểu hiện trong hai bài Tát nước và Dệt cửi? Ở đây chúng ta sẽ không thấy nhà thơ ca tụng những gì là chân chính, cao cả, những gì là vất vả vinh quang để làm cho đồng ruộng tốt tươi, cho con người ấm áp. Ở đây, cũng như ở khá nhiều trường hợp khác, những động tác thanh cao, đầy sáng tạo của con người lao động trở thành những động tác của một việc có tính chất thú tính. Đây gần như là một sự xuyên tạc và một sự báng bổ” [41, 327]. Trương Xuân Tiếu nhận ra đặc điểm của một số bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, nên ông phân tích: “Điểm nổi bật và hết sức lí thú là trên các bức tranh không gian lao động mà Hồ Xuân Hương đã miêu tả trong thơ Nôm truyền tụng đã đồng hiện phối cảnh “không gian buồng khuê” và cảnh sinh hoạt ái ân vợ chồng trong không gian đó. Cho nên, bản thân không gian lao động vốn đã vô cùng sôi nổi, đầy sinh khí, qua cách miêu tả của Hồ Xuân Hương lại càng thêm tưng bừng, tràn đầy khoái cảm hạnh phúc trần thế. Đây cũng là một trong cách nhìn nghệ thuật mới mẻ, cách tân của Hồ Xuân Hương so với các nhà thơ thời trung đại đương thời và trước đó. Trong không gian ấy, mọi người tồn tại, sinh hoạt, giao tiếp, giao lưu một cách tự do, thoải mái, thân mật, hồn nhiên. Trong không gian ấy, con người được tận hưởng những khoái lạc trần thế đầy tính mỹ cảm toát ra từ cái đẹp tụ nhiên, cái đẹp của con người” [93, 101]. Tuy nhiên, Trương Xuân Tiếu mới dừng lại ở những nhận xét mà chưa đi đến tận cùng các hàm nghĩa tính dục ẩn chứa sau các hình ảnh và từ ngữ trong văn bản thơ.
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Cuộc sống có muôn hình muôn vẻ được Xuân Hương thể hiện trong thơ rất sống động, nhất là hoạt động vui chơi giải trí.