Trần Đức Ngôn (1991), Lý Thuyết Hình Thái Học V.ia. Prốp Và Truyện Cổ Tích Thần Kỳ Người Việt, Tạp Chí Văn Hoá Dân Gian, Số 3.


PHẦN KẾT LUẬN


Luận văn với đề tài: Khảo sát truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạngxuất phát từ mối quan tâm, tình cảm sâu sắc chúng tôi dành cho vùng đất xứ Lạng, vùng đất lưu giữ đậm nét vốn văn hoá, văn học dân gian của tộc người Tày, Nùng. Xuyên suốt luận văn, chúng tôi vận dụng phương pháp tiếp cận văn học dân gian vừa với tư cách một tác phẩm văn học, vừa với tư cách một thực thể văn hoá tồn tại trong môi trường đặc trưng của nó, đi từ khái quát đến cụ thể, từ hiện tượng đến quy luật, từ thành tố đến toàn bộ kết cấu. Trong phạm vi của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi thấy về cơ bản luận văn đã tập trung làm nổi bật một số vấn đề sau:

Xứ Lạng là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật hơn cả là văn hoá Tày, Nùng- văn hoá của cư dân bản địa có mặt sớm nhất ở vùng đất, chủ nhân của những sáng tạo tinh thần kiến tạo nên diện mạo văn hoá đặc trưng của tộc người, trong đó có truyện kể dân gian. Do địa hình gập ghềnh, hiểm trở lắm núi đá, nhiều con suối, những dấu tích, những lễ hội ... cùng sự có mặt của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đất với phong cảnh thiên nhiên rất hùng vĩ nên thơ, cội nguồn để đồng bào Tày- Nùng sáng tạo nên những truyện kể dân gian thấm đẫm tâm tư, tình cảm giữa con người với con người và tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, bản làng. Đây chính là những lý do giải thích vì sao vùng đất và tộc người Tày, Nùng ở đây lại lưu giữ một số lượng lớn kho tàng truyện kể dân gian với sự phong phú, đa dạng của các thể loại.

Từ những tri thức chung nhất về vùng đất, về tộc người và cả các vấn đề lý luận về truyện kể dân gian, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại truyện kể dân gian tộc người Tày, Nùng xứ Lạng theo các tiêu chí mà các nhà folklore học đã đề xuất, khảo sát truyện kể dân gian của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng trên bình diện thể loại ở các phương diện cơ bản là nội dung và kết cấu cốt


truyện qua đó làm nổi bật những nét riêng, đặc trưng tiêu biểu của truyện kể dân gian của tộc người trong mối quan hệ mật thiết với môi trường cuộc sống tự nhiên, lịch sử, đời sống tâm tư tình cảm, mối quan hệ giữa con người với con người của vùng đất, của tộc người đã sinh ra nó. Trong quá trình khảo sát chúng tôi ít nhiều đã có những so sánh nhất định giữa truyện kể dân gian của tộc người Tày, Nùng xứ Lạng với truyện kể dân gian của tộc người Tày, Nùng và một số tộc người ở địa phương khác để đạt được mục đích, nhiệm vụ mà đề tài dặt ra

Về thể loại, luận văn đã cố gắng làm rõ sự có mặt của ba thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Có thể sơ bộ hình dung như sau: thần thoại chiếm số lượng khá khiêm tốn bởi nhiều nguyên nhân nhưng cũng phần nào làm nổi bật được cảm quan và trí tưởng tượng phong phú của đồng bào về thế giới tự nhiên; trong khi truyền thuyết lại được cảm nhận bằng cảm quan lịch sử, bằng thái độ tôn vinh, bằng sự huyền thoại hoá một cách hồn nhiên về sự xuất hiện thần kỳ, chiến công phi thường và hoá thân kỳ ảo. Truyền thuyết Tày- Nùng xứ Lạng ra đời và lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Nó có mối liên quan khá mật thiết với các tín ngưỡng dân gian của Việt Nam như tín ngưỡng thờ Thần Nước, Thần Đá, thờ Thành Hoàng làng...Đây là dấu tích cho thấy sự ăn sâu bám rễ của truyền thuyết trong đời sống tâm tư, tình cảm và các sinh hoạt văn hoá của đồng bào Tày- Nùng xứ Lạng; Truyện cổ tích của Tày- Nùng xứ Lạng chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian nơi đây, nó được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Về cơ bản có sự xuất hiện cả ba tiểu loại của truyện cổ tích là : truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và cổ tích loài vật. Truyện cổ tích loài vật của đồng bào là sự kết hợp những điều quan sát hiện thực về các con vật với trí tưởng tượng nhân cách hoá giới tự nhiên. Đồng bào Tày, Nùng thông qua những câu chuyện về thế giới loài vật để nói về xã hội loài người, lồng vào đó những câu chuyện đời mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Truyện cổ tích thần kỳ phản ánh mâu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

thuẫn và đấu tranh xã hội ở đó chủ yếu là những bất bình đẳng trong gia đình, giữa người em út với người anh, người mồ côi... tất cả những xung đột này đều bắt nguồn từ nền tảng cơ sở xã hội lúc bấy giờ. Những nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thần kỳ xứ Lạng là “cái cớ” để đồng bào gửi gắm ước mơ và lý tưởng. Khi kết thúc câu chuyện, nhân vật ấy dù gian khổ đến đâu nhưng cuối cùng cũng đều có được cuộc sống tốt đẹp, một tương lai tươi sáng. Truyện cổ tích sinh hoạt lại là những câu chuyện về cuộc sống đời thường trong xã hội Tày- Nùng xứ Lạng về tình bạn, tình yêu, tình anh em ruột thịt, về cuộc đấu tranh chống các thế lực tàn bạo, độc ác.

Về nhân vật và môtif, chúng tôi khảo sát ở ba thể loại của truyện kể dân gian. Người dân Tày- Nùng xứ Lạng có đời sống văn hoá tinh thần lâu đời và hết sức phong phú, đa dạng. Những quan điểm tư tưởng, thẩm mỹ, ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, về công bằng bình đẳng xã hội đã được gửi gắm qua thế giới nhân vật sinh động trong những câu chuyện kể dân gian. Về phương diện nhân vật: Nhân vật trong thần thoại xứ Lạng xuất hiện nhằm giải thích cho địa hình của xứ sở địa phương. Vì số lượng thần thoại xứ Lạng không nhiều nên chúng tôi chưa thấy được sự phong phú, đa dạng về hệ thống nhân vật ở thể loại này. Các nhân vật truyền thuyết phản ánh sức mạnh của nhân dân trở nên linh thiêng và được thờ cúng thường là những vị thần bảo trợ cho dân bản. Trong tâm thức người dân xứ Lạng, các nhân vật trong truyền thuyết dân gian được lưu giữ một cách sinh động qua các dấu tích, đền đài, qua việc người dân thực hành nghi lễ. Đó là việc hàng năm các bản làng đều tổ chức lễ hội để tưởng nhớ vị thần bảo trợ và cầu mong vị thần ban phúc lành cho dân bản.

Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng - 15

Ở thể loại truyện cổ tích Tày- Nùng xứ Lạng thế giới nhân vật khá phong phú đa dạng. Thế giới nhân vật có thể chia thành: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và lực lượng thần kỳ. Nhân vật chính là nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích Tày, Nùng xứ Lạng có nhân vật người khoẻ, nhân vật bất


hạnh, nhân vật đức hạnh. Nhân vật người khoẻ được miêu tả sức khoẻ hơn hẳn người bình thường với cảm hứng anh hùng ca. Những nhân vật bất hạnh (người mồ côi, em út) tuy nghèo khổ nhưng phẩm chất đạo đức cao đẹp, đáng trân trọng ngợi ca. Nhân vật đức hạnh mang vẻ đẹp của phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong sáng. Bên cạnh đó có những nhân vật chính diện là nhân vật phụ là những nhân vật giúp đỡ phụ trợ bổ sung cho nhân vật chính diện là nhân vật trung tâm. Vai trò của nhóm nhân vật này là không thể thiếu. Tuyến nhân vật phản diện trong truyện cổ tích Tày, Nùng xứ Lạng cũng khá phong phú. Nó đã hội tụ những bộ mặt xấu xa gian ác ở cả phạm vi gia đình và xã hội. Đó là giai cấp thống trị tham lam lộng quyền, người anh cả chị dâu tham lam độc ác...Tuyến nhân vật này thể hiện mặt trái của xã hội xưa, đồng thời góp phần làm nổi bật phẩm hạnh của nhân vật chính diện. Lực lượng thần kỳ xuất hiện trong truyện cổ tích Tày, Nùng xứ Lạng vừa là một thủ pháp nghệ thuật góp phần xây dựng truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển, giải quyết mâu thuẫn xung đột, vừa tạo nên một không gian kỳ ảo, hấp dẫn. Một số xuất hiện trong truyện kể dân gian Tày- Nùng, tiêu biểu có môtif người mồ côi xuất hiện khá nhiều trong truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng với số lượng truyện phong phú, nội dung sâu sắc. Những câu chuyện đó là ước mơ đổi đời cho những số phận bất hạnh, đồng thời phản ánh quan niệm, khát vọng, lý tưởng hướng tới một xã hội tốt đẹp, tươi sáng của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng.

Trên cơ sở của kết quả khảo sát chúng tôi tiến hành tìm hiểu, lý giải hiện trạng sự tồn tại của truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng để có cái nhìn sâu hơn về sự tương đồng, nét dị biệt trong truyện kể dân gian của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng đặc biệt là mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với các yếu tố lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của chính những chủ nhân sáng tạo ra nó. Như vậy, có thể thấy truyện kể dân gian của đồng bào Tày, Nùng một mặt mang những đặc điểm chung của thể loại, mặt khác lại lưu giữ những dấu ấn riêng của từng tộc người, từng địa phương khác nhau, mở ra cho chúng


ta con đường khám phá các giá trị đặc sắc trên các phương diện tự nhiên và xã hội, cách tư duy, lý giải vấn đề cũng như cá tính tiềm ẩn trong tâm hồn, tính cách mỗi dân tộc

Việc tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát truyện kể dân gian Tày- Nùng trên vùng văn hoá xứ Lạng là một việc làm cần thiết trong quá trình đi tìm giá trị của truyện kể dân gian địa phương, một hướng đi của các nhà nghiên cứu văn học dân gian hiện nay. Để từ đó làm sáng tỏ thêm một nét đẹp trong tâm thức Tày- Nùng, đưa đến những nhận thức mới về vốn văn hoá tinh thần của người Tày, Nùng. Tóm lại nghiên cứu truyện kể Tày-Nùng trên vùng văn hóa dân gian xứ Lạng là một công việc khoa học lý thú và bổ ích, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các nhà folklore Việt Nam và đặc biệt là của chính các tác giả người Tày- Nùng. Với đề tài Khảo sát truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng, luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc khẳng định những giá trị đích thực trong kho tàng văn học dân gian của người Tày- Nùng

Trong công tác giảng dạy, chuyên luận này cung cấp thêm một hướng tiếp cận, khai thác và giảng dạy về kho tàng văn học truyền thống, từ đó giúp học sinh hiểu thêm rằng : Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc chính là bắt nguồn từ kho tàng văn học dân gian và “ Văn học dân gian chính là nguồn mạch văn hóa dân tộc, tìm hiểu về văn học dân gian chính là tìm hiểu về cội nguồn tinh thần dân tộc”

Trong giai đoạn hiện nay, dân tộc Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với thế giới. Hơn thế, xứ Lạng không chỉ là vùng đất giàu giá trị văn hóa mà còn là vùng đất là cửa ngõ của giao thương quốc tế quan trọng, văn hóa thương nhân đang dần lấn át đi văn hóa truyền thống. Vì vậy, đang đặt ra những vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Việc khai thác, giữ gìn và phát huy nguồn mạch văn hóa dân tộc- văn học dân gian- chính là một việc làm thiết thực để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (2001), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, in trong sách Những vấn đề lý luận và lịch sử, NXB KHXH, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Duy Bắc (1997), Hoàng An, Hoàng Tuấn Cư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày, Nùng, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội .

4. Nguyễn Hữu Bỉnh (2011), Truyện kể dân gian trong không gian văn hoá xứ Bắc, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

5. Nguyễn Cường, Đoàn Mạnh Phương, Hoàng Văn Nghiêm, Đặng Đình Chấn, Trần Anh Tuấn (2005), Lạng Sơn nơi địa đầu Tổ quốc, NXB Văn hoá Sài Gòn- Công ty văn hoá Trí Việt .

6. Nguyễn Đổng Chi (1986), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB Văn sử địa, Hà Nội.

7. Chu Xuân Diên (1999), Văn hoá dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Chu Xuân Diên (1996), Văn học dân gian- phương pháp nghiên cứu liên nghành, Trường Đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian học bằng type và motif, Nxb KHXH, Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb KHXH, Hà Nội.

11. Nguyễn Thiện Gíap (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Bá Hán (chủ biên 2000), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.


13. Kiều Thu Hoạch (chủ biên 2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, (tập 4,5 - truyền thuyết), Nxb KHXH, Hà Nội.

14. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại, Nxb KHXH, Hà Nội.

15. Vi Hồng (1985), Một vài quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan người Tày cổ qua một số truyện cổ tích của họ, Tạp chí văn học, số 4.

16. Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (Tập 1)Nxb Giaó dục , Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Huế (chủ biên 2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 6- Truyện cổ tích thần kỳ) Nxb KHXH,Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Huế (chủ biên 2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 7- Truyện cổ tích sinh hoạt), Nxb KHXH, H, 2004.

20. Nguyễn Văn Huyên (1962), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Tạp chí văn học, số 3.

21. Lộc Bích Kiệm (2004), Đặc điểm dân ca đám cưới Tày, Nùng xứ Lạng, Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn.

22. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt nam, Nxb Giáo dục Hà Nội.

23. Vũ Ngọc Khánh (1997), Văn hoá tín ngưỡng Tày, Nùng, Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu văn hoá dân gian, Hà Nội.

24. Vũ Ngọc Khánh (2006), Truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 1) Nxb Thanh niên, Hà Nội.

25. Vũ Ngọc Khánh, Phan Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế (1995), Kho tàng thần thoại Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội

26. Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Thị Hảo, Hoàng Trường (1989), Giai thoại xứ Lạng, Phòng văn hoá thông tin thị xã Lạng Sơn.


27. Hoàng Ngọc La, Vũ Anh Tuấn, Hoàng Hoa Toàn (2002), Văn hoá dân gian Tày, Sở văn hoá thông tin Thái Nguyên.

28. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb KHXH, Hà Nội.

29. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hoá Tày, Nùng, Nxb Văn học, Hà Nội.

30. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

31. Hoàng Nam (1992), Dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

32. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người, Văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

33. Trần Đức Ngôn (1991), Lý thuyết hình thái học V.Ia. Prốp và truyện cổ tích thần kỳ người Việt, Tạp chí văn hoá dân gian, số 3.

34. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước Cách mạng tháng 8/ 1945), Nxb Văn học.

35. Nông Thị Hồng Nhung (2010), Truyện kể địa danh của người Tày ở huyện Nà Hang- Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

36. Bùi Mạnh Nhị (2003), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Bùi Mạnh Nhị (1985), Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học dân gian, Tạp chí văn học, số 3.

38. Lê Chí Quế (2001), Văn hoá dân gian- khảo sát và nghiên cứu, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

39. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

40. Hoàng Quyết (1974), Truyện cổ Việt Bắc (tập 2), NXB Việt Bắc.

41. Hoàng Quyết (1976), Truyện cổ Việt Bắc (tập 3), NXB Việt Bắc.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí