Hồ Xuân Hương Đối Phó Với Cấm Kỵ Bản Năng Truyền Thống Bằng Nghệ Thuật Nói Lái

phương Đông, biểu tượng sừng cũng dùng để chỉ dương vật. Các tranh thờ, tượng thờ ở các nền văn hoá như Ấn Độ, Lưỡng Hà đều có nhiều hình tượng sừng. Việt Nam cũng có tranh vẽ người đội sừng ở hang Đồng Nội. Như vậy, biểu tượng sừng - dương vật trong văn bản Mắng học trò dốt bắt nguồn từ sâu xa trong các nền văn hoá khác và văn hoá Việt. Hồ Xuân Hương không chỉ liên hệ hình dáng chiếc sừng với dương vật mà còn “cấp” cho biểu tượng sừng chức năng “húc”, khiến chúng ta liên tưởng hành động tính giao. Thế thì các từ “nọc”, “châm” cũng nằm trong hệ thống nghĩa lấp lửng, cho phép chúng ta nghĩ đến chuyện chăn gối. Nhà thơ mắng lũ học trò dốt trong khi vẫn phát ngôn về chuyện làm tình, một đề tài vốn bị xem là bản năng, tầm thường dưới cái nhìn thanh giáo của nhà Nho.

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,

Đi đâu chẳng đội để ong châm? Đầu sư há phải gì bà cốt,

Bá ngọ con ong bé cái nhầm. (Sư bị ong châm)

Nội dung bài thơ là chuyện tác giả “hỏi thăm” sư đi đâu mà không mang nón, mũ, tưởng là đầu bà cốt nên con ong nó châm nhầm. Vậy thì chuyện con ong nó châm nhầm đầu sư đâu có liên hệ gì đến chuyện tính giao, làm tình? Nhưng, do kỹ thuật sử dụng từ ngữ của bà chúa thơ Nôm mà bài thơ ám chỉ nghĩa khác. Cụm từ “đi đâu” vừa là câu nghi vấn mục đích, vừa hỏi ỡm ờ, nó gợi lên điều gì đáng ngờ ở nhà sư. Hơn nữa, nữ sĩ không dùng từ “đốt” mà dùng từ “châm” động từ chỉ động tác cụ thể, làm cho người đọc nhớ đến câu thơ “Ong non ngứa nọc châm hoa rữa” (Mắng học trò dốt I), chúng tôi đã phân tích “châm” là từ nằm trong hệ thống nghĩa lấp lửng, cho phép nghĩ đến hành động tính giao, thì từ “châm” trong bài thơ Sư bị ong châm cũng cùng một nghĩa đó. Câu thơ “Đầu sư há phải gì bà cốt” cho hai hình ảnh: một hình ảnh có thật là đầu sư và một hình ảnh ảo “gì bà cốt” tức ám chỉ vùng kín của bà. Và như vậy không phải con ong nhầm mà lỗi chính là ở tác giả, người viết đã cố ý để cho

con ong nhầm. Việc con ong châm phải đầu bà sư không phải đầu bà sư giống gì bà cốt, mà con ong châm vào gì bà cốt, nên “đầu sư” cũng ngang với “gì bà cốt”, suy ra có thể hiểu “đầu sư” tượng trưng cho dương vật tương quan với “gì bà cốt” tượng trưng cho âm vật. Do đó các từ, cụm từ “châm, đầu sư, gì bà cốt” gợi liên tưởng chuyện dâm. Mặt khác, nếu như có ai giải thích đơn nghĩa, cho rằng đây chính là bài thơ tả chuyện làm tình thì tác giả sẽ trả lời rằng đây đích thực là bài thơ tả cảnh sư bị ong châm. Đối phó với cấm kỵ bản năng thực hiện qua việc vận dụng nguyên lý A là A nhưng lại là B. Nói đến đề tài về tính dục, đối phó với cấm kỵ chính là tìm cách nói sao cho vẫn đề cập đến đời sống bản năng tính dục mà vẫn che giấu, ngụy trang, biện minh được trước sự trách cứ của đạo đức Nho giáo.

Là người đã trải qua mất mát khi chồng an giấc ngàn thu và cũng là người thấu hiểu quy luật cuộc sống, Hồ Xuân Hương tự cảm nhận mình thực sự trưởng thành và trải nghiệm nhiều nên cất lên tiếng nói chân thành khuyên người đàn bà chồng chết. Bà chúa thơ Nôm không những “dỗ” người đàn bà chết chồng mà còn “bỡn” bà lang khóc chồng:

Văng vẳng bên tai tiếng khóc gì, Thương chồng nên mới khóc tì ti. Ngọt ngào thiếp nhớ mùi cam thảo, Cay đắng, chàng ơi vị quế chi!

Thạch nhũ, trần bì sao để lại,

Quy nhân, liên nhục, tẩm mang đi. Dao cầu thiếp biết trao ai nhẽ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Sinh ký, chàng ơi, tử tắc quy. (Bỡn bà lang khóc chồng)

Biện pháp nghệ thuật chơi chữ được bà chúa thơ Nôm tích cực khai thác, sử dụng linh hoạt vào quá trình sáng tạo nghệ thuật. Ví dụ điển hình cho nghệ thuật chơi chữ là thi phẩm Bỡn bà lang khóc chồng. Nội dung của bài thơ là tiếng khóc tiếc thương của người vợ khi chồng làm thuốc chết. Trong văn bản,

Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 16

có sáu từ: cam thảo, quế chi, thạch nhũ, trần bì, quy nhân, liên nhục đều là tên các vị thuốc đông dược. Tuy nhiên, trong hàng mấy trăm vị thuốc, tại sao nhà thơ chỉ chọn có mấy vị thuốc này, chắc không phải là sự lựa chọn tuỳ hứng. Đặc biệt là hai câu luận: “Thạch nhũ, trần bì sao để lại/Quy nhân, liên nhục, tẩm mang đi”, có tới bốn từ Hán Việt chỉ tên gọi những vị thuốc bắc. Trong cuốn Tìm hiểu thế giới thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, Trương Xuân Tiếu phân tích hai câu thơ trên rất tỉ mỉ : “Nhũ” trong “thạch nhũ” chỉ cột đá vôi tự nhiên tạo thành trong các hang động đồng âm với âm tiết “nhũ” (nghĩa là vú) chỉ một bộ phận đặc trưng trên thân thể người phụ nữ (“nam tu nữ nhũ”). Âm tiết “bì” trong “trần bì” có nghĩa là vỏ trong “vỏ quýt” đồng âm với âm tiết “bì” trong “bì phu” (có nghĩa là da), chỉ lớp da bao bọc bên ngoài thân thể con người. Từ “quy nhân” chỉ phần chính của củ Đương quy (tức là rễ cái) có hình dạng giống với “quy đầu” chỉ bộ phận sinh dục ngoài của đàn ông. Âm tiết “nhục” trong “liên nhục” (hạt sen) đồng âm với “nhục”, có nghĩa là thịt trong từ “cốt nhục” (xương thịt)”. Sau đó, Trương Xuân Tiếu kết luận: “Nhờ sử dụng nghệ thuật “chơi chữ” dùng từ đồng âm, hai câu luận trong bài thơ Bỡn bà lang khóc chồng của Hồ Xuân Hương vừa có tác dụng nhấn mạnh tính chất bi thảm trong nỗi đau của người vợ trước tang chồng, vừa làm nổi bật tiếng nói tâm tình vừa bi thương vừa trào lộng của tác giả, nhằm góp phần chia sẻ nỗi đau buồn với người trong cuộc” [93, 166]. Theo chúng tôi, với biện pháp nghệ thuật dụng ý chơi chữ, mượn chữ, Hồ Xuân Huơng không chỉ dừng lại “nhằm góp phần chia sẻ nỗi buồn đau với người trong cuộc” qua đó muốn nói một điều lớn lao hơn. Chính là khẳng định quyền sống thân xác, tình yêu của người đàn bà goá sau khi chồng chết. Quan điểm của nữ sĩ khác với quan điểm đạo đức truyền thống. Chỉ vì thói tham lam, ích kỷ của người đàn ông mà “trói” người phụ nữ goá. Xuân Hương muốn là người mở cái dây trói ấy để người đàn goá được tự do quyết định hạnh phúc đích thực của mình mà không phải chịu ràng buộc từ mấy chiếc sắc, biển vàng hữu danh vô thực. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, Hồ Xuân Hương sáng tác văn bản Bỡn bà lang khóc chồng

nhằm mục đích đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Vì biểu hiện gián tiếp của cấm kỵ tình dục là sự biểu dương những mẫu người trinh tiết, ban thưởng bằng tiết hạnh khả phong, làm thơ ca ngợi những phụ nữ đã lấy cái chết để bảo vệ phẩm giá, trinh tiết của bản thân.

Tựu chung lại, bằng hình thức đối phó cầm kỵ bản năng qua vịnh người Hồ Xuân Hương muốn gửi đến thời đại thông điệp ca ngợi, khẳng định và bảo vệ quyền sống của con người. Như một con ong chuyên cần, không biết mệt mỏi, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào bà chúa thơ Nôm cũng không quên truyền bá tư tưởng về trào lưu chủ nghĩa nhân đạo, ca ngợi hạnh phúc trần tục của con người. Tài năng của nữ sĩ họ Hồ được thể hiện rõ qua việc nữ sĩ xây dựng thành công biểu tượng hai mặt thanh tục. Những văn bản chúng tôi dẫn ở phần trên, nhà thơ viết đúng về đối tượng thẩm mỹ, qua đó còn “vẽ” lên cái mình cảm, ấy chính là vẻ đẹp về bộ phận sinh dục nam nữ, hành động tính giao. Đây chính là cách để tài nữ đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Và cách đối phó này được tác giả khai thác từ chất liệu văn hoá, văn học dân gian Việt Nam (nhất là từ những câu đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục, ca dao, tục ngữ, hát đối giao duyên…). Do vậy, tiếng thơ Hồ Xuân Hương là tiếng thơ âm vang cuộc sống, âm vang đời thường của những người phụ nữ khát khao hạnh phúc bản năng chính đáng…

II. HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ BẢN NĂNG TRUYỀN THỐNG BẰNG NGHỆ THUẬT NÓI LÁI

Không biết nghệ thuật nói lái có tự bao giờ nhưng người đầu tiên sử dụng nghệ thuật nói lái có lẽ là quần chúng nhân dân lao động. Có nhiều nguyên tắc để xây dụng nên cách nói lái. Những câu đối sau được nói lái theo nguyên tắc: giữ nguyên phụ âm đầu và thanh điệu, đảo phần vần:

Trên trời rơi xuống mau co. (Nói lái của mau co là mo cau) Khi đi cưa ngọn,

Khi về cũng cưa ngọn.

(Nói lái của cưa ngọn là con ngựa)

Con chim vàng lông đậu giữa vồng lang

(Nói lái của vồng lang là vàng lông)

Tai ông cai dài, ông Cai Khoanh.

(Nói lái của Cai Khoanh là canh khoai)

Lái đôi dưới đây lại xây dựng theo cách: hoán vị phụ âm đầu và phần vần, giữ nguyên thanh điệu:

Kiển tố vừa đố vừa giảng.

(Nói lái của kiển tố là tổ kiến)

Dựa vào cách phát âm giống nhau của chữ cái “c”, “k” mà người đố viết nên những câu nói lái độc đáo:

Con mèo cái nằm trên mái kèo. (Nói lái của mái kèo là mèo cái) Miệng bà Kí lớn, Kí banh.

(Nói lái của Kí banh là canh bí)

Trong đó cụm lái đôi mái kèo thiết lập theo quy tắc: thanh điệu và phụ âm đầu giữ nguyên, phần vần đảo vị trí cho nhau; còn cụm từ Kí banh lại nói lái theo kiểu: trao đổi phụ âm đầu, phần vần và cả thanh điệu.

Ngoài cách chêm xen từ ngữ câu đố sau còn sử dụng lối lái đảo (vế đầu nói lái theo nguyên tắc: trao đổi phần vần, không thay đổi phụ âm đầu và thanh điệu; còn vế sau: phụ âm đầu giữ nguyên, vần và thanh điệu chuyển đổi vị trí cho nhau)

Đục rồi cất Cất rồi đục

(Nói lái của đục cất hay cất đục đều là chỉ cục đất)

Tiếng Việt rất giàu và đẹp, song cũng muôn phần phức tạp trong cách phát âm, phân biệt các chữ cái, lợi dụng điều này quần chúng lao động có những câu đối đầy sức sáng tạo:

Vừa bằng cái thúng đưa ra cúng thầy.

(Nói lái của cúng thầy là cái thúng)

Cụm nói lái trên xây dựng theo lối: giữ nguyên phụ âm đầu, biến đổi thanh điệu, trao đổi phần vần, ngoài ra thay đổi chữ cái “y” thành chữ cái “i”.

Câu đố sau đây khá hóm hỉnh, nói rõ nghề nghiệp cũng như những vấn đề liên quan đến công việc ấy:

Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng thủng cả áo, lấy giáo án dán áo.

Nhà trường nhường trà, nhường thêm hoa nhoà thêm hương, dùng lương hưu lưu hương.

(Nói lái của tháo giầy, dán áo, nhường trà, lưu hương là thầy giáo, giáo án, nhà trường, lương hưu)

Cụm từ tháo giày nói lái theo kiểu: không thay đổi phụ âm đầu, hoán vị vần và thanh điệu; các cụm từ nhường trà, lưu hương, thì: thanh điệu và phần vần giữ nguyên, trao đổi phụ âm đầu; riêng cụm từ dán áo ngoài việc luân chuyển phần vần, giữ nguyên thanh điệu và phụ âm đầu còn dựa vào đặc điểm vùng miền trong cách phát âm, người miền Bắc thường không phân biệt khi phát âm chữ cái “gi”, “d” nên người làm câu đố nhân cơ hội đó mà nói lái theo, dán đọc lệch thành gián, nên dán áo trở thành giáo án.

Lối nói lái hiện đại cũng là kiểu chơi chữ tiếp nối cách chơi chữ xưa kia.

Tuy nhiên, nó mang “hơi thở” thời đại mới:

Hiện đại chỉ tổ hại điện.

(Nói lái của hại điện là hiện đại)

Đấu tranh rồi biết tránh đâu.

(Nói lái của tránh đâu là đấu tranh)

Đầu tiên là tiền đâu.

(Nói lái của đầu tiên là tiền đâu)

Công an đang can ông.

(Nói lái của can ông là công an)

Xưa kia muốn làm câu đối người viết phải biết chữ Hán. Các thể loại như bức trướng, hoành phi, câu đối… đòi hỏi tuân thủ các quy tắc rất nghiêm ngặt (đối câu, đối ý, đối vế, đối âm…). Ngoài ra, người làm câu đối phải trau chuốt từ ngữ, dùng hình ảnh thích hợp và điều quan trọng là hiểu sâu sắc tiếng Việt. Nhờ vào bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo, quần chúng lao động đã vượt qua cửa ải chiết tự chữ Hán viết nên những câu đối bằng chữ quốc ngữ mà cho đến nay độc giả luôn luôn tâm phục khẩu phục tài năng của cha ông ta. Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu.

Giai thoại làng văn kể rằng, có một ông quan võ sức khoẻ hơn người, đã năm mươi tuổi vẫn cưỡi trên lưng ngựa đi khắp trận mạc, và cả “khoản kia” của quan cũng làm cho vợ khiếp. Nhân dịp mừng lễ ngũ tuần, ông bạn quan văn mang tới một câu đối đến tặng. Tuy không thông thạo chữ nghĩa nhưng quan ông hiểu nôm na ý câu đối khen sức khoẻ của mình, bèn treo câu đối ngay giữa phòng khách. Nội dung câu đối như sau:

Già năm mươi tuổi chưa đeo kính, Thức suốt năm canh chỉ sợ gà.

Ai đến nhà, đọc xong đều tủm tỉm cười. Một ngày kia, người em họ của quan võ vốn là học trò Quốc Tử Giám tới chơi, giải thích, quan võ mới “ngộ” ra: Câu đối này làm theo thể “thuận nghịch độc”, nghĩa là đọc xuôi, ngược, lái đều hay và đúng. Chỉ có điều đọc xuôi thì vế đối thanh, khen quan cao tuổi mà mắt vẫn tinh anh sáng suốt, thức khuya làm việc nước việc dân không biết mệt mỏi, chỉ sợ nghe tiếng gà báo sáng không còn nhiều thời gian để cống hiến công sức. Nếu đọc ngược, lái thì vế đối tục, giảng tục nhưng cũng “ca ngợi sức khoẻ” của quan. Chúng ta có thể đọc theo hai cách:

Cách 1:


Cách 2:

Già năm mươi tuổi chưa đeo kính

Thức suốt năm canh chỉ gạ sờ.


Chưa đeo kính, già năm mươi tuổi,

Chỉ gạ sờ, thức suốt năm canh.

Dù đọc cách nào thì cũng tục. Nhưng rất hay! Các cụ ngày xưa thật hóm hỉnh và tài giỏi.

Bài thơ chế giễu Bà Banh, Trạng Quỳnh sử dụng lối nói lái rất chuyên nghiệp: “Khen ai đẽo đá tạc chân mây/Khéo đứng ru mà đứng mãi đây/Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt/Dưới chân đứng chéo một đôi giày…”

Bà chúa thơ Nôm đã học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, vận dụng lối nói lái độc đáo trong sáng tác văn thơ của mình. Chúng tôi nhận thấy, nghệ thuật nói lái trong thơ Hồ Xuân Hương là một yếu tố được lặp đi lặp lại, với những nội dung xác định thể hiện rất rõ cho cách tư duy nghệ thuật của nữ sĩ nhằm đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Đương thời, Nho giáo đang còn ảnh hưởng đến nếp sống, nghĩ, sinh hoạt của nhân dân nên mọi người đều phải chịu những quy định ràng buộc bởi các quan điểm Nho giáo chính thống. Nho giáo tích cực chủ trương đưa tính dục vào trong khuôn khổ của đạo, kiểm soát một cách gắt gao. Thế nhưng, bản năng sống, bản năng tình dục vốn sẵn có ở mỗi con người và chính chúng làm nên con người nên không thể bị tiêu diệt. Khi cấm đoán nổi lên mạnh mẽ thành cao trào thì bản năng bị lấn lướt, ẩn náu sang một hình thức khác.

Tác phẩm văn học là một thông điệp thẩm mĩ. Bản thân tác phẩm là một phương tiện nghệ thuật nhằm truyền tải tư tưởng, tình cảm của người viết đến bạn đọc. Để trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh thì phải đảm bảo yếu tố hình thức và nội dung thống nhất hài hoà. Hình thức nghệ thuật nói lái mà Hồ Xuân Hương vận dụng góp phần lớn cho việc thể hiện nội dung đưa tác phẩm lên một tầm cao nghệ thuật. Vì sao yếu tố hình thức trong thơ nữ sĩ đạt được điều đó? Bởi lẽ nghệ thuật nói lái “mang nội dung tư tưởng thẩm mĩ xác định, thể hiện rất rõ cho cách tư duy nghệ thuật của một tác giả hay của một thời đại, trào lưư văn học” [85, 17]. Như vậy, với phương tiện nghệ thuật nói lái nhà thơ họ Hồ quả thực đã: “góp phần mở ra một giới hạn mới trong quan niệm của hình thức, cho phép những đường nét, màu sắc mới của cuộc sống ùa vào tác phẩm” [85, 17]. Nghệ thuật nói lái được Hồ Xuân Hương vận dụng về bản chất

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí